Bài cậy đăng có trả tiền - tiếng chuông cảnh tỉnh: bác sĩ “giữ bệnh” vì tật hay thiếu tài?

Chưa bao giờ tôi phải đắn đo như lúc này, viết hay không viết hoặc cam chịu số phận như những người đã vĩnh viễn ra đi từ phòng mạch của vị bác sĩ mà vợ chồng tôi đặt hết niềm tin bởi sự liên hệ xuất xứ từ văn phòng trước đây của bác sĩ quá cố Trương Ngọc Tích.

Tôi thường không quan tâm đến những tin tức không liên quan đến mình nhưng sự ra đi của anh Hoàng Lộ, Trần Văn Thạch và gần đây là anh Phạm Huy Cầu vừa nằm xuống, khiến tôi nhớ lại căn bệnh trầm trọng của vợ tôi và nay lại đổ xuống cho chính tôi bây giờ…

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho vợ tôi đã từng thản nhiên nói rằng: “Bệnh của cô không sao hết, cháu đã thử máu không có gì trở ngại, uống thuốc sẽ khỏi, nếu còn đau thì đi cấp cứu…”. Nhưng sau đó, chính tôi không phải đưa vợ tôi đi cấp cứu mà phải đưa ngay đến phòng giải phẫu. Nhớ đến giây phút đó tôi vẫn còn bàng hoàng hãi hùng. Tôi nghĩ, có lẽ vị bác sĩ này cũng đã từng nói như thế với những người quen thân với tôi lúc sinh tiền là anh Hoàng Lộ, Trần Văn Thạch, Phạm Huy Cầu, vợ tôi và bây giờ đến lượt tôi. Khi tôi yêu cầu xin được giới thiệu đi bác sĩ chuyên môn, ông đã viện dẫn nhiều lý do và cuối cùng miễn cưỡng giới thiệu.

Tôi không muốn tình trạng quá trễ như bệnh tình nguy kịch của vợ tôi và các bạn không may mà thân xác đã trở thành tro bụi mà tôi đã nhắc đến trên đây như tâm trạng của một kẻ lạc đường... 

Bác sĩ gia đình của tôi yếu kém nên chẩn đoán sai hay vô trách nhiệm trong việc định bệnh hay vô tình “nuôi bệnh” và đưa bệnh nhân đến bên bờ tử vong. Dẫu biết rằng sinh tử là quy luật của tự nhiên không chừa một ai nhưng dù vậy người già vẫn sợ phải đối diện với cái chết. Vợ chồng tôi đã đến và phó thác sức khỏe, sinh mạng của mình trong tay bác sĩ từ sự quen biết. Chính vì điều này mà hôm nay chúng tôi vô cùng thất vọng và ngậm ngùi tự trách mình “tiền mất tật mang” thì đã quá muộn. Dù biết rằng với hệ thống y tế hiện nay,bác sĩ gia đình phải tiết giảm việc giới thiệu bệnh nhân đến các bác sĩ chuyên môn để chu toàn yêu cầu của chương trình chăm sóc y tế, nhưng nếu là một bác sĩ có lương tâm nghề nghiệp, tôi thiết nghĩ dù thế nào đi nữa việc chữa trị cho bệnh nhân cũng là thiên chức của người thầy thuốc khoác chiếc áo trắng cứu người. Điều đáng nói là thái độ trịch thượng của bác sĩ đối với bệnh nhân. Thay vì nhẹ nhàng ân cần để người bệnh nhân thì ông lại mang đến cho bệnh nhân cảm giác bực bội khó chịu.

Bài viết này là tâm tư của một bệnh nhân với mong muốn bác sĩ của mình hiểu được ông đã làm gì và đang làm gì để trở về đúng lương tâm và chuyên môn của mình là cứu nhân độ thế để trở nên một bác sĩ có tấm lòng như người mẹ hiền với người còn của mình để được mọi người ca tụng như câu nói được truyền tụng của người đời: “Lương y như từ mẫu”

Huỳnh Ngọc Thạch

Previous
Previous

Cơ hội cho ai?

Next
Next

Chọn ai và bầu cho ai?