“Người chết … đã sống lại”

Thái Hóa Lộc

Chúng ta đang bước vào Mùa Phục Sinh… Mùa Chúa chịu chết để cứu rỗi nhân loại từ hơn hai ngàn năm trước hoàn toàn khác với chuyện nước Mỹ dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 Donald Trump sẽ được ghi lại là một bước ngoặt của lịch sử, định hình một thế giới mới.

Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Vũ Hán, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.

Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.

Triều đài của Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp.

Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà Giáo sư John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ.

Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Cộng, mà cả các đồng minh truyền thống như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử.

Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Cộng và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều...

Sự xuất hiện của ông Trump trong những ngày đầu tiên nhiệm kỳ II của mình qua cuộc họp báo truyền hình của Hội Nghị Kinh Tế Thế Giới tại Davos, Thụy Sỹ. Một hội nghị qui tụ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới mà hầu như mọi người đều coi ông như một đe dọa cho nhiều thay đổi về những chủ đích khác nhau trên thế giới. Ông Klaus Schwab, người đứng đầu Hội nghị đã giới thiệu và tuyên bố Donald J. Trump và Hoa Kỳ là cần thiết để hoàn thành bất cứ một mục đích toàn cầu nào.

Tính đến hôm nay, ông Trump chỉ gần hai tháng trời thực thi quyền tổng thống mà ông đã làm được rất nhiều điều mà từ trước đến giờ chưa có tổng thống nào làm được trong một thời gian ngắn như vậy, nhất là trong hoàn cảnh của Hoa Kỳ lúc này rối tung về mọi mặt cả chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế và tôn giáo..và đang trái bom nổ chậm cho những người dân cả chống đối lẫn ủng hộ ông trong cuộc bầu cử vừa qua.

Trên bàn chủ tọa của hội nghi kinh tế thế giới (WEF) hôm 22-1-2025 khoa học gia kiêm chính trị gia Graham Allison đã tỏ ra rất ngạc nhiên và phát biểu: “Trump đã làm được những điều mà không ai trên thế giới trước đây đã làm được. Một người chết, một nhà chính trị chết, đang sống lại, một người mà một năm...bốn năm trước tại Davos, đã bị chôn vùi và chết đi vì chính trị.... Nay ông đã trở lại. Đây quả là một trở lại vĩ đại trong lịch sự chính trị của một chính trị gia. Và vì vậy, ông nghĩ, Trump có thể làm được bất cứ điều gì.”

Và đây tiếp theo là phát biểu của Giáo sư Walter Mead thuộc Đại học Yale: “Chúng tôi cũng cần phải xác định không chỉ lý do là ai đã thua, Trump là cái gì, mà còn ai là người đã mất mát, cái gì chúng ta phải nói ở đây. Tôi đoán, tôi muốn thêm vào đó -cái tóm lược về chúng ta là người đang mất mát ở Châu Âu này -là Liên Hiệp Âu Châu- nhìn chung các nước thành viên đã mất định hướng, không đi phải chiều đúng hướng khi có biến cố xẩy ra... Lý do thật hay -là vấn đề khí hậu, nhân quyền, cùng nhiều vấn đề khác cũng như cách thức về ngoại giao nó đơn giản, dù chỉ là một việc bên lề nhưng dần dần nó đã trở thành mới mẻ -không cần thiết phải trở thành tốt hơn nhưng nó lại là cái gì tân kỳ- đang là trọng tâm của vấn đề hiện đại ngày nay.”

Cũng từ hội nghị Davos đã ghi nhận có sự thay đổi tận gốc rễ đang xẩy ra không phải chỉ ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà trên khắp mọi địa chính trị thế giới. Sự nổi bật của ông Donald J. Trump tại hội nghị Davos thường là tương phản có tính đối kháng này thì sự hiện diện của Trump không phải là không có ai không thấy rõ. Vấn đề là đã có sự chuyển đổi rõ ràng tuy nhiên có nhiều người đã không nhận ra phương hướng mình phải đi. Thực vậy, có thể chúng ta đang ở trong tầm tay trên đường trở lại của Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo nổi bật trên thế giới và thời kỳ phục hồi kinh tế, dù thời gian sau này sẽ cho biết nó thế nào- vấn đề có thể dễ dàng hay trở thành tồi tệ hơn, trước khi nó được hoàn chỉnh sáng ngời. Dĩ nhiên, điều kiện có thể thay đổi nhanh chóng, và tiên đoán thì cuối cùng Mỹ Quốc sẽ đi về đâu?

Trước nhất là sự trở lại nổi bật của Donald Trump được so sánh với sự hồi sinh của nước Mỹ. Nhiều người gọi đó là việc trở lại vĩ đại của mọi thời đại. Còn những người khác thì nói không chắc là như vậy. Đáng chú ý là, nó cũng không phải là một sự sống lại từ cõi chết. Có rất ít trường hợp tương tự, chỉ có một trường hợp duy nhất được bền vững lâu dài và có ảnh hưởng tột bậc và phi thường đối với toàn thể nhân loại.

Nước Mỹ đang chuyển tiếp như một một người chết…vừa mới sống lại. Ngay cả ông Trump cũng từ cõi chết trở về qua cuộc bầu cử một mất một còn. Chính trong tình trạng đó, ông và chính phủ ông muốn thay đổi hoàn toàn nước Mỹ. Và khó khăn không thể nào tránh khỏi. Quyết định chấm dứt chương trình tài trợ USAID, giảm thiểu nhân viên các bộ ngay cả tạm ngưng chương trình Đài Phát thanh Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Á Châu Tự Do cũng như trục xuất di dân bất hợp pháp không tuân theo phán quyết tòa án không tránh khỏi sự chỉ trích nguyền rủa.

Chúa Giêsu Kitô sống lại phục sinh mà không bao giờ chết trở lại nữa. Nhưng ông Trump và con đường mà chính phủ của ông có làm sống lại nước Mỹ, cứu chuộc muôn dân phục sinh vinh hiển mới là một ước mơ thực sự của những người Hoa Kỳ cũng như thế giới tin tưởng và ủng hộ ông!

Next
Next

Bênh - chống Trump?