TỪ HY VỌNG ĐẾN THẤT VỌNG

Theo kết quả khảo sát của Đại học Suffolk và báo USA Today thực hiện công bố ngày 21 tháng 2 năm 2021, 46% cử tri Đảng Cộng Hòa cho biết họ sẽ bỏ đảng tham gia vào một đảng mới nếu cựu Tổng Thống Donald Trump quyết định thành lập. Chỉ 29% cho biết sẽ ở lại với Đảng Cộng Hòa. Cuộc khảo sát được thực hiện với 1,000 cử tri của ông Trump từ ngày 15 đến 19-2; sai số của khảo sát là 3%. Một chủ doanh nghiệp nhỏ và là đảng viên Đảng Cộng Hòa ở Milwaukee chia sẻ với USA Today: “Chúng tôi cảm thấy Đảng Cộng Hòa không chiến đấu đủ cho chúng tôi. Ngược lại đối với cựu Tổng Thống Donald Trump đã chiến đấu vì chúng tôi. Thật đáng tiếc khi có những đảng viên Đảng Cộng Hòa lại đồng ý với đảng Dân Chủ về mọi mặt”.

Theo báo The Hill, ông Trump chưa chính thức công bố về tương lai chính trị của mình;tuy nhiên sau khi kết thúc phiên tòa luận tội lần thứ hai tại Thượng viện ông đã có lời chỉ trích gắt gao lãnh đạo thiểu số Đảng Cộng Hòa tại, ông Mitch McConell, người cho rằng ông Trump phải chịu trách nhiệm về cáo buộc kích động bạo loạn tòa nhà Quốc hội 6 tháng 1 năm 2021. Trong khi ảnh hưởng kết quả cuộc luận tội chưa chấm dứt, cả hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ lại tiến thêm một bước nữa. Từ nguồn tin Đảng Dân Chủ quyết chấm dứt sự nghiệp cựu Tổng Thống Donald Trump ngay cả vinh dự cuối cùng của một tổng thống được năm xuống tại nghĩa trang Quốc Gia Arlington! Cho đến một số thành viên Đảng Cộng Hòa có quan điểm không ủng hộ ông Trump cũng đang cân nhắc về việc thành lập một đảng mới. Cựu Thống đốc Massachusett Bill Weldm từng là đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ đàng Cộng hòa năm 2020 cho biết: “Thật sự kiệt sức khi ở trong một đảng với những nhân tố là người phủ nhận sự thật. Trong khi đó, việc lập đảng mới tạo nên cảm giác phấn chấn”, ông Bill Weld nói và hy vọng điều này sẽ là sự thật. Theo sự khảo sát của viện thăm dò Gallup ngày 15-2 cho thấy có đến 63% thành viên Cộng Hòa và 62% người Mỹ tham gia khảo sát cho rằng cần có một đảng chính trị thứ 3 ở Mỹ. Đây là mức ủng hộ cao nhất của những người theo đàng Cộng hòa dành cho ý tưởng thành lập đảng thứ 3 theo sự thăm dò từ trước đến nay. Kỷ lục trước đó là 40%. Chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa liên quan đến ông Trump đã âm ỉ trong khoảng vài năm qua, và trở nên căng thẳng sau vụ bạo loạn tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6 tháng 1…

Đứng trước sự bức bách của kẻ thù và sự phản bội người đồng đảng, cựu Tổng Thống Trump phải có một quyết định dứt khoát và rõ ràng. Sự thành lập một đảng mới không phải dễ dàng và con đường trước mắt là cũng cố  đảng Cộng hòa dành lại thế đa số tại lưỡng viện Quốc hội năm 2022. Ông sẽ có một bài phát biểu tại Hội nghị hành động chính trị bảo thủ hàng năm của Đảng Cộng hòa (CPAC) từ ngày 25 đến 28 tháng 2 năm nay tại Orlando Florida. Theo ông Stephen Miller cố vấn tối cao cho biết cựu TT Trump sẽ đưa ra tầm nhìn tích cực cho tương lai của đất nước này, tầm nhìn mà trong đó chúng ta đứng lên chống lại Trung Cộng, như ông đã thực hiện trước khi rời nhiệm sở và lấy lại ngành sản xuất của chúng ta, một viễn cảnh trong đó các trường học được tái mở cửa và biên giới đóng lại với dân nhập cư bất hợp pháp, một viễn cảnh trong đó sự độc quyền và kiểm duyệt của Big Tech bị loại bỏ và tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do tư tưởng có thể lên ngôi, bởi vì đó là điều mà đất nước này hướng đến. Ông Miller đã nói điều này hôm chủ nhật với người hướng dẫn chương trình trên Fox News là Maria Bartiromo.  “Ông ấy sẽ trình bày một tầm nhìn lạc quan về một quốc gia nơi cộng đồng dân cư được an toàn, nơi tội phạm phải đứng sau song sắt, và nơi mọi người có thể kiếm được một mức lương cao và các sản phẩm được sản xuất tại nội địa Hoa Kỳ, nơi chúng nên được sản xuất, chứ không phải ở Trung Cộng, không phải ở nước ngoài ”.CPAC, cuộc họp thường niên lớn nhất của các nhà hoạt động bảo thủ, sẽ diễn ra tại Orlando, Florida và cựu TT Trump sẽ có bài phát biểu vào ngày cuối cùng của hội nghị. Trump đã có một vài bài phát biểu tại CPAC khi còn đương nhiệm…

Một quyết định mà những người ủng hộ cựu TT Trump đã chờ đợi và hy vọng ngày Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ mở lại những hồ sơ kiện liên quan đến kết quả bầu cử 2020 sau một thời gian dài im lặng. Quyết định của Tối Cao Pháp Viện đã làm cho mọi người ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì sự phủi tay một cách vô trách nhiệm. Chính ba Thẩm phán của là Clarence Thomas, Samuel Alito và Neil Gorsuch đã đưa ra một quan điểm bất đồng liên quan đến quyết định của TCPV về việc không xem xét vụ kiện tiểu bang Pennsylvania của ông Trump và Đảng Cộng hòa.

Tối Cao Pháp Viện  hôm thứ Hai ngày 22-2 đã tuyên bố sẽ không tiếp nhận các vụ kiện thách thức quyết định của tòa án tiểu bang Pennsylvania nới lỏng các biện pháp về tính toàn vẹn của lá phiếu, bao gồm sự kiện kéo dài thời hạn nhận phiếu bầu trong cuộc bầu cử tháng 11 thêm ba ngày do tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVDI-19). Cựu Tổng thống Donald Trump và Đảng Cộng hòa của Pennsylvania kêu gọi tòa án xem xét lại phán quyết của Tối cao Pháp viện Pennsylvania.

Cũng trong ngày 22/2, Thẩm phán Alito đã viết về sự bất đồng quan điểm của mình, có sự tham gia của Gorsuch, rằng việc xem xét nên được cấp phép vì vụ án đưa ra “một câu hỏi hiến pháp quan trọng và lặp đi lặp lại: Liệu các Điều khoản Bầu cử hoặc Đại cử tri của Hiến pháp Hoa Kỳ… có bị vi phạm bởi một tòa án tiểu bang hay không, khi một tòa án tiểu bang cho phép một điều khoản hiến pháp của tiểu bang ghi  lên quy chế của tiểu bang điều chỉnh cách thức tiến hành một cuộc bầu cử liên bang. Câu hỏi đó đã chia rẽ các tòa án cấp dưới, và việc xem xét của chúng tôi vào thời điểm này sẽ có lợi rất nhiều”.

Còn thẩm phán Thomas bày tỏ sự thất vọng, biểu lộ rằng “không giải quyết được tranh chấp này trước cuộc bầu cử, để từ đó đó đưa ra các quy tắc rõ ràng. Bây giờ chúng tôi lại thất bại trong việc đưa ra các quy tắc rõ ràng cho các cuộc bầu cử trong tương lai”.

Thẩm phán Thomas cho biết vào hôm thứ Hai rằng “việc thay đổi các quy tắc ở giữa trận đấu là không hợp lý”. Ông Thomas, được nhiều người coi là thẩm phán thiên hữu nhất, nói rằng tòa án lẽ ra nên xem xét lại trường hợp này.

“Quyết định viết lại các quy tắc đó dường như đã không đủ ảnh hưởng để thay đổi kết quả của bất kỳ cuộc bầu cử liên bang nào. Nhưng điều đó có thể sẽ không lặp lại trong tương lai”, ông Thomas “Những trường hợp này cung cấp cho chúng tôi một cơ hội lý tưởng để giải quyết những gì các quan chức không lập pháp có thẩm quyền đặt ra các quy tắc bầu cử và làm tốt điều đó trước chu kỳ bầu cử tiếp theo. Việc từ chối làm như vậy là không thể giải thích được”.Nói về việc luật tiểu bang ghi đè lên hiến pháp, ông Thomas viết: “…Chúng ta cần phải chấm dứt tập tục này ngay bây giờ trước khi hậu quả trở nên thảm khốc”.

“May mắn rằng nhiều trường hợp chúng tôi đã chứng kiến chỉ bị cáo buộc là thay đổi quy tắc không phù hợp chứ không phải gian lận. Nhưng quan sát đó chỉ mang lại sự thoải mái nhỏ. Một cuộc bầu cử không có bằng chứng rõ ràng về gian lận có hệ thống là không đủ để có được sự tín nhiệm trong bầu cử. Một điều quan trọng nữa là nó phải bảo đảm rằng gian lận sẽ không bị phát hiện”.

Tối cao Pháp viện Hòa Kỳ hôm 22/2 đã bác bỏ hàng loạt các đơn kiện pháp lý về tiến trình và kết quả bầu cử tại nhiều bang vốn bị tồn đọng từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Tối cao Pháp viện đã không đưa ra lời giải thích tại sao họ từ chối xử các vụ kiện này. Phải chăng tam quyền phân lập không còn hiện hữu.

Thái Hóa Lộc

Previous
Previous

Texas sau ngày mất điện

Next
Next

Cuồng chống, cuồng mê Trump