Tháng tư với người Việt tỵ nạn không bao giờ là “mùa xuân”
Tháng Tư, mỗi năm đều đến và rồi qua, nhưng mỗi lần như thế, vết thương lại như bị xát muối làm cho người Việt tỵ nạn đau đớn, mặc dầu là chỉ đau đớn trong hồi tưởng, nhưng sự thật là hôm nay, chúng ta đang còn phải gánh chịu những hậu quả khốc liệt của nó.
Mỗi năm đến Tháng Tư về, ám ảnh nhiều nhất, tôi thường nghĩ đến những cái chết của nhiều đồng hương không may trên trường di tản – Những cái chết của những quân nhân đã ra đầu hàng vẫn bị quân thắng trận man rợ mang ra giết như cảnh xử tử ở pháp trường. Dân chúng và cả quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì bị chết trên đường chạy loạn vì bom đạn từ miền Trung vào Nam hay từ cao nguyên đổ xuống miền duyên hải, vì nghĩ biển mênh mông vẫn là sinh lộ…
Tháng Tư kể từ năm 1975 là Tháng Tư Đen của Người Việt Quốc Gia không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Nhiều cuộc vui không được Người Việt hải ngoại tổ chức trong 30 ngày của Tháng Tư Đen từ năm này qua năm khác. Bởi những người này đã ý thức được rằng tổ chức để tìm vui cho người Sống là vô tình làm cho vong linh những người đã chết oan uổng khó siêu thoát. Có thể ngày nay nắm xương tàn chưa nằm vất vưỡng đâu đó chưa có thân nhân tìm đến. Rất nhiều người, nhiều tổ chức không nhẫn tâm tổ chức các cuộc vui trong Tháng Tư Đen như cách nay mấy năm trước, chúng tôi đã chia sẻ điều này với Linh mục Chánh Xứ Giáo Xứ Thánh Phêrô. Hội Đồng Mục Vụ và Chá Xứ muốn tổ chức ngày Crawfish Festival vào tháng Tư vì tháng tư là mùa Crawfish. Cha Xứ và Hội Đồng Mục Vụ rất thông cảm và dời qua tháng 5. Và sự kiện mới nhất mà chúng tôi được biết là Hệ Thống Vietv dự trù khai trương văn phòng mới của Vina Shop tại Dallas vào Tháng Tư nhưng đã quyết định dời qua tháng 5.
Chúng tôi cũng rất ngạc nhiên lại có Nhạc Hội Mùa Xuân lại được tổ chức vào hai ngày 8 & 9 Tháng Tư năm nay tại Chi Nhánh Teleteron? Lại có Mùa Xuân của Tháng Tư sao! Nhìn lại ngày 8 & 9 tháng Tư năm 1975 đã xảy ra tại đất nước và có bao người lính VNCH và người dân vô tội di tản từ miền Trung vào đã chết cho cuộc xâm lăng của Cộng Sản Miền Bắc:
Ngày 8-4-1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch xâm chiếm Miền Naam gồm Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng, và đồng bọn là Trần Văn Trà, Lê Ðức Anh, Lê Trọng Tấn, Ðinh Ðức Thiện, Lê Quang Hòa, Lê Ngọc Hiền. Nguyễn Văn Linh lúc bấy giờ phụ trách công tác nổi dậy của quần chúng. Võ Văn Kiệt phụ trách công tác tiếp quản sau cướp đất.
Cùng ngày 8-4, các lực lượng CSBV bao vây, chia cắt, áp sát Sài Gòn.
Sáng 8-4, phi công Nguyễn Thành Trung lái máy bay F5E ném bom dinh Ðộc Lập, sau đó hạ cánh sân bay Phước Long.
Ngày 9 tháng 4: Xuân Lộc, được mệnh danh là “cánh cửa thép” trên cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, bị tấn công. Sự an nguy của Sài Gòn lệ thuộc trực tiếp vào diễn biến tại đây. Sáng ngày 20/4, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Xuân Lộc về Biên Hòa. Ngày 21/4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, để Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên nhậm chức.
Khi những người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản gọi là Tháng Tư Đen. Không lẽ Nhạc Hội Mùa Xuân biến Tháng Tư Đen thành Xám rồi Trắng, không Vàng, không Đỏ. Có người thắc mắc tại sao những người như Nhạc Sĩ Nam Lộc, Việt Thảo và nhiều tổ chức, cơ quan, cá nhân hỗ trợ khác biến Tháng Tư Đen thành Mùa Xuân Chiến Thắng lan tỏa khắp nơi…từ mua vui thiên hạ, đền ơn khách hàng như công ty Teletron. Đắng cay chưa bước qua lại thêm đau buồn tiếp theo khi chúng tôi nhận một quảng cáo từ thiện của cái gọi là “TIỆC GÂY QUỸ XÂY DỰNG NGHĨA TRANG CHÔN CẤT THAI NHI” do Nhóm Thân Hữu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn tỉnh Bình Định Việt Nam tổ chức. Nhóm này là những ai? Họ là người trong nước hay những người bạn trẻ có đăng hình trên tờ quảng cáo! Chúng tôi đa số cũng có nhiều người Bình Định đang ở địa phương Dallas-Fort Worth. Phải chăng có sự hòa giải giữa người trong nước và người Việt hải ngoại để xóa bỏ lằn ranh Quốc Cộng nên ban tổ chức đã quyết định tổ chức trong nhửng ngày định mệnh của đất nước 29 Tháng Tư núp bóng dưới một nhà thờ!
Ngày 29 Tháng Tư năm 1975: Saigon hấp hối
· 1:12 chiều Thứ ba, ngày 29/04/1975: Bà Martin (Vợ của Đại sứ) đã đáp xuống USS Denver trong chuyến bay Air America helo.
· 2:25 chiều Thứ ba, ngày 29/04/1975: Thông báo hiện tình với Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ. Ước tính có 2300 người di tản, bao gồm 300 người Mỹ thuộc Văn phòng Tùy viên Quốc phòng ở Hoa Kỳ.
· 2:53 chiều Thứ ba, ngày 29/04/1975: Tư lệnh TQLC Hoa Kỳ phụ trách anh ninh báo cáo các trận địa pháo nhỏ và pháo phòng không khắp Sài Gòn.
· 3:12 chiều Thứ ba, ngày 29/04/1975: Chuyến bay đầu tiên khởi hành từ Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ với 149 người di tản.
· 16:00. Thứ ba, ngày 29/04/1975: Cho đến lúc này, mười tám máy bay trực thăng đã hạ cánh trên bảy con tàu với khoảng 956 người di tản.
· 5:35 chiều Thứ ba, ngày 29/04/1975: Bốn máy bay trực thăng Boeing Sea Knight đã khởi hành để bắt đầu chở người (trong khối người di tản) từ tầng thượng của tòa Đại sứ. Hiện có 2.000 người di tản tại tòa Đại sứ. Những chiếc trực thăng của đợt di tản đầu tiên đáp xuống tàu với 1889 người di tản; không mất một ai.
· 6:30 chiều. Thứ ba, ngày 29/04/1975: Ước tính có khoảng 4.580 người di tản trên tàu và máy bay.
· 6:50 chiều Thứ ba, ngày 29/04/1975: Đại sứ Martin ở lại (tại tòa Đại sứ) cho đến khi tất cả được di tản. Đại diện tòa đại sứ tin rằng bất cứ ai còn lại Sài Gòn sau đêm nay sẽ khôngđi thoát.
· 9:07 tối Thứ ba, ngày 29/04/1975: Máy bay trực thăng Boeing Sea Knight gặp nạn trên biển. Hai phi công mất tích; vớt được hai nhân viên phi hành đoàn.
· 11:00. Thứ ba, ngày 29/04/1975: Ước tính có 6.393 người đã di tản khỏi Sài Gòn.
· 11:59 tối Thứ ba, ngày 29/04/1975: Lực lượng an ninh TQLC của tòa Đại sứ đã đốt Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Mỹ; đang tiến hành đợt di tản sau cùng.
Chúng ta, những người còn sống còn lý tưởng, không ai có thể nhân danh ai, nhân danh điều gì để thẩm định những chuyện đúng hay sai sống, Mùa Xuân Thật hay Mùa Xuân giả- Ban tổ chức Nhạc Hội Mùa Xuân chỉ muốn đem lại nguồn vui, sự giải trí cho đồng hương Dallas-Fort Worth hay còn điều gì mơ ước tầm thường đó chăng!
Nhưng chúng ta cũng biết đến bao nhiêu người, đành buông theo số phận, sống qua cảnh tù đày hay lưu lạc chốn quê người, xót xa câm nín vì không thể làm gì khác hơn trong hoàn cảnh thân già cuối đời. Chúng ta kính trọng những cái chết trong Tháng Tư nhưng cũng cúi đầu trước những cái sống, vì chúng tôi biết rằng, sống cho ra con người, có lẽ cũng phải chịu muôn vàn khó khăn hơn là chọn cái chết.
Thái Hóa Lộc