Các linh mục dòng Vinh Sơn

Giáo xứ Thánh Phêrô - Dallas, TX.- Hầu hết các giáo xứ Việt Nam trong địa phận Dallas và Fort Worth đều do các linh mục các Dòng tu như Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại, Dòng Đồng Công, Tu Đoàn Nhà Chúa Hải Ngoại và rất ít ai để ý đến Dòng Vinh Sơn. Bởi vì Dòng Vinh Sơn chỉ phụ trách một giáo xứ nghèo, ít giáo dân mặc dù thời gian hiện diện lâu đời nhất tại địa phương Dallas-Fort Worth khi có nhóm tỵ nạn đầu tiên đến định cư.

Cộng đoàn Thánh Phêrô trước khi trở thành giáo xứ đều do các linh mục Triều quản nhiệm theo thứ tự Linh mục Phan Đình Cho, Linh mục Huỳnh Tòa, Linh mục Nguyễn Huy Tưởng và Linh mục Tống Thiện Liên. Linh mục Châu Xuân Báu linh mục đầu tiên thuộc Dòng Chúa Cứu Thế năm 1977 và tiếp theo linh mục Nguyễn Viết Tân, linh mục Phạm Chinh thuộc Dòng Tận Hiến. Và linh mục hiện tại thuộc Dòng Vinh Sơn Cha Giuse Phạm Quang Minh…Là giáo dân của Giáo xứ Thánh Phêrô việc tìm hiểu vị linh mục xuất thân từ Dòng tu nào là việc nên làm. Hơn nữa sự hiện diện của Cha Toshio, môt linh mục người Nhật bản xuất thân từ tân tòng lại là Trưởng ban Ơn gọi của Dòng Vinh Sơn đã làm cho tôi không chia sẻ bài giảng đặc biệt Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 17 tháng 03 năm 2024 tại giáo xứ Thánh Phêrô:  

“Khi chúng ta có kinh nghiệm về sự khó khăn với nhau, chúng ta có chiều hướng gần gũi về sự quan hệ với nhau hơn. Đó là lý do tại sao những người có kinh nghiệm về chiến tranh, hoặc thành viên của đội thể thao trở nên bạn tốt với nhau lâu dài.

Sau 30 năm khi tôi chơi môn bóng rổ ở trường trung học  tại Nhật Bản, tôi vẫn còn đi thăm và gặp lại đội bóng của tôi từng tham gia trước đây mỗi khi về thăm gia đình bởi vì chúng tôi đã từng trải qua những buổi tập luyện rất khó khăn. Chia sẻ những kinh nghiệm đã liên kết con người lại với nhau, đặc biệt là lúc gian nan, khó khăn tột cùng!

Những gì thử thách vào thời điểm chúng ta ở tại Hoa Kỳ? Có nhiều người không biết Chúa Giêsu hoặc không muốn biết Ngài bởi vì Ngài muốn chúng tat hay đổi tâm hồn để phục vụ lẫn nhau. Khi chúng ta có nhiều tiện nghi về cuộc sống, chúng ta bớt đi sự quan hệ với Chúa và tha nhân. Chúa Giêsu đến để liên kết chúng ta lại với nhau và với Chúa qua giao ước của tình yêu và máu Ngài đã đổ ra.

Trong Tin Mừng thánh Gioan hôm nay, chúng ta vừa nghe có một số người Hy Lạp đ tìm Chúa: “Thưa ông, chúng tôi muốn gặp ông Giêsu”. Họ muốn đi theo Ngài. Chúa Giêsu nói với họ: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Cho đến giờ phút đó, Chúa Giêsu nói thời gian vần chưa tới. Thời điểm tới có nghĩa là sự đau khổ và sự chết trên Thập giá cho tất cả mọi người. Bởi vậy, không chỉ người Do Thái mà tất cả mọi người đều nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu.

Chúa muốn mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Tình yêu Ngài luôn mang đến cho mọi thời đại. Tiên tri Asaia đã nói với chúng ta: “Ta sẽ làm cho các ngươi trờ thành ánh sáng cho mọi người, và các người sẽ mang ơn cứu độ đến mọi người”. Nhưng để điều đó xảy ra cần phải có sự hy sinh của tình yêu. Chúa Giêsu nói: “Nếu hạt lúa mì gieo vào lòng đất mà không chết đi, nó sẽ trơ trọi một mình. Còn nếu chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác.” Đây là điều mà Chúa Giêsu nối kết từ giao ước cũ đến việc Ngài hy sinh trên Thập giá vì lòng yêu thương. Và đó là điều Chúa Giêsu muốn chúng ta theo Ngài. Tình yêu tự hiến cho người khác và lòng tha thứ. Chúa viết ra luật tình yêu  Ngài ghi vào lòng chúng ta để chúng ta biết rắng: “Ngài là Chúa chúng ta, và chúng ta là dân Ngài”. Bằng cách tha thứ tội lỗi chúng ta, Chúa đã kết hợp chúng ta nên một, bằng cách đau khổ cho chúng ta, Ngài mời gọi chúng ta đi theo Ngài.

Tôi là người trở lại đạo. Ngay cả tôi không biết là tôi muốn thấy Chúa Kitô, Người đã yêu thương chúng ta rất nhiều. Khi tôi nhận thức rằng tiền bạc không phải là mục đích của đời sống tôi. Tôi có phúc vì có người bạn hướng dẫn tôi đi phục vụ người khác tại một nhà thờ công giáo. Điều mà các Cha Dòng Vinh Sơn đã và đang phụng vụ. Thự ra tôi cũng muốn nhìn thấy Chúa người mà tôi chưa từng thấy. Và Chúa đã chỉ cho tôi thấy con đường hạnh phúc khi phục vụ những người khác giống như các Cha Dòng Vinh Sơn , đặc biệt là với người nghèo và những người bị bỏ rôi.

Thánh Vinh Sơn đã muốn thấy Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã không biết cho đến khi ông nhận thức về sự cần thiết của người khác và mang Tin Mừng cho những người bị bỏ rơi tại nước Pháp vào thế kỷ thứ 17. Thánh Vinh Sơn là người biết tổ chức Ngài nhìn thấy lòng tốt của mọi người và nhu cầu của người nghèo. Ngài nhận thức rằng cơ quan từ thiện phải được thành lập. Ngài sáng lập Dòng Nam vào năm 1925 để rao giảng Tin Mừng. Chúng tôi được gọi là các Cha, các Thầy Dòng Vinh Sơn. Thánh Vinh Sơn cũng lập ra Dòng Nữ tên là Tu hội Nữ Tử Bác Ái năm 1933 để các Sơ phục vụ những người bị bỏ rơi ngoài đường phố thay vì chon dấu mình trong tu viện.

Chúng tôi là Dòng Truyền Giáo Quốc Tế, đang phục vụ tại 90 quốc gia với 2,900 linh mục và thầy. Thánh Vinh Sơn nói với các Sơ: “Khi họ mang cơm bánh cho người khác, họ nên xin sự tha thứ từ những người nghèo mà họ phục vụ vì Chúa Giêsu đang hiện ở nơi họ. Tôi hiện là Trưởng ban Ơn gọi của nhà Dòng. Khi nói chuyện với những người trẻ, những người muốn thấy Chúa Giêsu hãy đi tìm sự thánh thiện và ái mộ Chúa Giêsu rao truyền Tin mừng cho người nghèo!

Cha Minh ở đây đến từ Việt nam. Tôi đến từ Nhật Bản. Tôi đã từng phục vụ các anh chị em nghèo ở Bolvia 2 năm. Khi có người hỏi : Chúng tôi tôi muốn thấy Chúa Giêsu – Câu trả lời theo ý Chúa là: Chúng tôi đi tìm những người nghèo phục vụ với tình thần sốt sắng và vui vẻ…

Mục đích của chúng ta là trờ nên kết hợp với Chúa Giêsu Kitô với mọi người. Bởi vậy, Ơn gọi của chúng ta là lòng hảo tâm , công bằng và lòng thương xót Chúa. Người đã đối xử với người khác bằng tình yêu đến giây phút cuối cùng. Ơn gọi này là món quà quý giá từ Thiên Chúa. Nguyện xin cho chúng ta luôn được vui vẻ phục vụ những người khác đặc biệt là người nghèo như Thánh Vinh Sơn Phaolô tha thiết đeo đuổi.”.

Linh mục phụ trách Ơn gọi Dòng Vinh Sơn Cha Toshio.j

Sự xuất hiện tình cờ của linh mục Toshio làm tôi nhớ đến Linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung, chuyên môn về Da Liễu. Một linh mục Dòng Vinh Sơn tại Việt Nam. Khi lên 18 tuổi, nhân đọc một bài báo nói về cái chết của Ðức Cha Jean Cassaigne tại trại phong Di-Linh, Cha Chung lúc bấy giờ cảm thấy cuộc sống đó quá tốt đẹp và vô tình Ðức Cha Jean Cassaigne đã trở thành thần tượng của Cha. Khi nhắc lại đoạn đời đó, cha Chung cho biết là ngài được rao giảng Tin Mừng bằng đời sống, chứ không phải bằng lời nói. Từ đó Cha Chung có ý nguyện học làm bác sĩ để phục vụ bệnh nhân phong như Ðức Cha Jean Cassaigne. Bác sĩ Chung thăm và khám bệnh nhân phong tại nhà của họ. Trước khi trở thành linh mục ông đã là bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Khi bắt đầu học năm thứ nhất Y khoa, nhân dịp tham dự Thánh Lễ khai khóa của Linh mục Giáo sư bác sĩ Lischenberg, cậu Chung nhận thấy con người khoa học uyên bác của Giáo sư Lischenberg đã biến thành một Linh mục khả kính, trang nghiêm siêu thoát, chìm đắm trong cõi phúc lạc thần thiêng. Ơn gọi làm Linh mục của cha Chung đã chớm nở từ đó. Khi bác sĩ Chung phục vụ tại trại phong Bến Sắn, Dì Hai Loan thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái là Phó Giám Ðốc. Dì là người đã phục vụ ở đây gần 17 năm, bất ngờ ngã bệnh ung thư và mất đi sau mấy tháng. Khi Dì hấp hối, bác sĩ Chung đang sửa soạn để đi với bác sĩ Quang, bác sĩ Bích Vân lên trại phong Di-Linh khám mắt cho bệnh nhân. Vì xe chưa tới, bác sĩ Chung tiếc nuối những giây phút cuối cùng còn lại với Dì Hai Loan nên đã trở lại giường bệnh của Dì. Lúc đó Dì Hai Loan mở mắt ra, nhìn bác sĩ và đôi môi mấp máy như muốn nói điều gì. Dì Mười hiểu được, liền nói: “Chung, Dì Hai Loan nói, tại sao chưa đi?”

Khi kể lại kỷ niệm nầy cho tôi, cha Chung đã dùng những ngón tay phải chỉ vào cánh tay trái và cho biết lúc đó cha cảm thấy bị rởn da gà lên. Sau đó, bác sĩ Chung về dự tang lễ của Dì Hai Loan và đã quyết định theo Đạo. Một năm sau nữa bác sĩ đã vào tu ở Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn và đã nhận lãnh Thánh chức Linh mục. Ba vị đã tác động mạnh mẽ trên Ơn Gọi của cha Chung là Giám mục Jean Cassaigne, Linh mục Lischenberg và Dì Hai Loan. Cả ba cùng có một mẫu số chung – như lời cha Chung – đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói!

Nguyện ước của cha Chung là được phục vụ bệnh nhân phong và bịnh nhân Aids rồi cuối cùng ngã bệnh giữa những bệnh nhân mà cha yêu thương phục vụ, đúng như Lời Chúa Kitô đã phán dạy: “Không có Tình Yêu nào cao trọng cho bằng hy sinh mạng sống mình vì kẻ mình yêu!” (x Ga 15,13).

Previous
Previous

Cuộc họp mặt muộn màng nhiều màu sắc

Next
Next

Đông Tây hội ngộ 6 tháng 4 năm 2024