Cha Phêrô Nguyễn Viết Tân Về Thăm Giáo Xứ Cũ
Dallas, TX.- Trong dịp Cha Chánh xứ Giáo xứ Thánh Phêrô nghỉ hè một tháng, giáo dân ở đây đón tiếp ba linh mục khách đó là cha Tuấn, cha Khuê và cựu Chánh xứ hai nhiệm kỳ của giáo xứ là Cha Phêrô Nguyễn Viết Tân. Đối với Cha Nguyễn Viết Tân tất cả những gì của của giáo xứ Thánh Phêrô đều gần gũi và quen thuộc hoàn toàn trái ngược với Cha Phạm Chinh cùng Dòng Tận Hiến nhưng khi Cha Chinh đã ra đi thì không bao giờ trở lại! Không biết có phải Cha Chinh có duyên nhưng lại không nợ với giáo xứ nên kể từ ngày ấy Cha đã đi biền biệt… Với Cha Nguyễn Viết Tân từ ngày mới đến nhận nhiệm vụ tại nhà thờ Phêrô với chức vụ Quản Nhiệm chưa nâng cấp thành giáo xứ. Cha Tân chưa quên giáo xứ là nhất là quên những giáo dân một thời gần gũi, từng chia sẻ với Cha những món ăn, cũ khoai, trái chuối như lần này có người lại biếu cho Cha vài món ăn quen thuộc ấy để làm đề tài mở đầu cho bài giảng sáng Chúa Nhật ngày 4 tháng 08 năm 2024…
“Đêm hôm qua có mấy người da màu vô gia cư ngủ ở nhà thờ khi gặp tôi và nói với tôi rằng: “Anh có thể cho tôi một chút cái gì để ăn được không vì tôi đó quá”. Cũng may là một bác cho tôi mấy trái chuối, mấy cũ khoai lang ăn. Tôi chưa cho anh hai trái chuối và một cũ khoai lang cùng một chai nước. Anh cảm ơn vì mình được có của ăn. Tôi nghĩ những người da màu này họ hạnh phúc lắm. Họ hạnh phúc không phải vì họ đang cần của ăn. Họ hạnh phúc vì họ được ngủ trước cửa nhà thờ và Chúa Giêsu ở trong nhà tạm nhìn vào họ chúc lành trong cuộc đời họ. Có lẽ các bác và những anh chị em lớn ở đây có kinh nghiệm về đói trong năm 1980-1983 đất nước chúng ta rơi vào cảnh đói và tôi tin rất nhiều bác lớn tuổi đang hiện diện cùng với các anh chị em đang hiện diện ở đây đã trải nghiệm cái đói. Trong nồi cơm của chúng ta lúc bấy giờ rất là nhiều màu: gạo đỏ, gạo trắng, cát, khoai lang, khoai mì, bo bo, bắp ở trong nồi cơm của gia đình. Anh chị em cảm nghiệm, chúng ta không có đủ ăn và bụng chúng ta đói. Trong lúc gia đình chúng ta đói, thiếu thốn nhưng lòng tin của anh chị em, lòng cậy trông phó thác vào Chúa mạnh lắm và ban đêm gia đình cùng ngồi lại lần hạt đọc kinh.
Ngày nay hầu như gia đình nào trong chúng ta đều không đói, chúng ta không những đủ mà thậm chí có những lúc chúng ta phải kiêng ăn vì những căn nguyên của bệnh tật trong con người của chúng ta. Chúng ta đầy đủ đến mức độ nhà chúng ta ít ra cũng có máy lạnh ở trong mùa hè này cho nên anh chị em chúng ta trước hết phải tạ ơn Chúa. Các anh chị tạ ơn Chúa vì Chúa cho các anh chị bộ óc thông minh để có nghề nghiệp tốt, có đồng lương ổn định để nuôi sống gia đình. Cho nên trước hết mọi người chúng ta tạ ơn Chúa những gì chúng ta có hôm nay.
Thưa anh chị em, những gì anh chị em chúng ta có không có nghĩa là chúng ta đủ. Rất nhiều trong chúng ta có đầy đủ vật chất của ăn nhưng từ trong linh hồn của chúng ta còn khát, còn đói. Nếu trong tĩnh lặng, chúng ta suy nghĩ chúng ta sẽ thấy rõ – Đói cái gì và khát cái gì? Có những người cha, người mẹ khát con của mình, mong được con của mình gọi thăm mình. Có những người con khát cha mẹ, mong cha mẹ nói với mình một câu thôi – Tất cả những gì cha mẹ có không bằng con. Chúng ta khát và chúng ta khát trong cái gì trong cuộc đời chúng ta. Trong Tin Mừng hôm nay người Do Thái đi tìm Chúa Giêsu và khi gặp họ Chúa họ muốn cái gì. Chúa biết họ chỉ muốn của ăn chứ không phài tìm Thiên Chúa. Và do đó người Do Thái ăn no nhưng họ vẫn đói và họ vẫn khát. Do đó, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta Tin Mừng hôm nay: Các con hãy đến với Ta vì chính Ta mới mang sự Sống và Tin vào Ta sẽ không bao giờ đói – Không hề khát. Tôi muốn hỏi thật anh chị em và hỏi chính mình: Trong một ngày sống của chúng ta có khi nào chúng ta nói với Chúa: “Gia đình con cảm ơn Chúa vì sức khỏe, vì của ăn và các phương tiện cuộc sống mà con đang có không ? Có bao giờ anh chị em tạ ơn Chúa những gì anh chị em đang có không ? Và điều thứ hai anh chị em có cảm nhận đang cần Chúa trong cuộc đời của mình không? Và mỗi chúng ta biết rõ lắm. Chúng ta đầy đủ nhưng lại cảm thấy cuộc sống trống vắng, nhưng lại thiếu chính là đối tượng chúng ta cần là Chúa Giêsu. Vì thế một vài điều nho nhỏ tôi chia s3 với anh chị em và mong anh chị em cùng với tôi, cùng với cộng đoàn chúng ta cố gắng thực hiện – Thứ nhất tập tạ ơn Chúa mỗi khi chúng ta dùng của ăn, ăn sáng, ăn trưa, ăn đêm và tất cả khi nào chúng ta có dịp ăn để tạ ơn Chúa. Thứ hai là tập nhớ đến Chúa trong một ngày sống của chúng ta. Khi chúng ta đi làm, hoặc nấu cơm, đi cắt cỏ… Nói tóm lại bất cứ khi chúng ta làm việc gì hãy nhớ đến Chúa…Trong cái thật đơn giản đó sẽ giúp chúng ta gần gũi với Chúa và chính Chúa sẽ tác động vào linh hồn chúng ta. Lúc đó, anh chị em sẽ cảm nghiệm là chính Chúa đang sống với chúng ta. Trong cuộc đời này chùng ta cần đến Chúa. Mỗi Chúa Nhật chúng ta đi đến nhà thờ không phải dự Thánh lễ theo thói quen nhưng mà để con gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng yêu thương con…Những người da mầu ngủ trước nhà thờ chúng ta, Chúa nhìn họ và Chúa nói với họ: Cha yêu con! Và giờ đây Chúa Giêsu nhìn anh chị em và Chúa cũng sẽ nói với các anh chị em: Cha yêu con hãy dâng cho Cha cuộc đời của mình và chúng ta phó thác trong tay Chúa mọi nơi mọi lúc. Xin Chúa chúc lành cho chúng con. Amen! “
Tôi đã đến Cộng đoàn Thánh Phêrô Dallas, nơi có nhiều đồng hương Bình Định nơi chôn nhau cắt rún của tôi. Những người xây dựng đầu tiên đã ra đi gần hết và nhiều người cũng đã bỏ giáo xứ vì nhiều lý do khác nhau. Những xáo trộn mà tôi đã thấy và nghe đã chìm sâu vào dĩ vãng. Tuy Giáo xứ Phêrô là tụ điểm đầu tiên của những người tỵ nạn đến Dallas nhưng bây giờ là giáo xứ nghèo và ít giáo dân tại địa phương. Cha Nguyễn Viết Tân của Dòng Tận Hiến đã đến giáo xứ Phêrô trong bước đầu bở ngỡ khi vừa được thụ phong linh mục được nhà Dòng đề nghị đi giúp xứ và được Giám mục địa phận Dallas chấp thuận. Chính Cha Bề Trên Nguyễn Việt Hưng đưa Cha Tân đến nhận xứ như một cậu học trò lần đầu tiên đến trường trên tay ôm tập vở còn trồi lên sụt xuống. Nhiều giọt nước mắt của Cha Tân đã để lại giáo xứ này. Ngày nay Cha Phêrô đã trưởng thành, kinh nghiệm như bài giảng trên đây. Danh từ “con” ngày nào được đổi thành “tôi” ngày nay nhưng có lẽ cũng không thể quên ngày buồn vui với nhiều kỷ niệm cũ.
Với tôi chính thức biết đến đạo Công giáo và đến nhà thờ như một giáo dân cũng từ ngày Cha Tân đến nhà thờ Phêrô. Hơn hai mươi năm, biết bao nhiều thăng trầm nhiều người đã nằm xuống, nhiều người đã bỏ ra đi vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng với tôi sẽ không bao giờ rời xa giáo xứ Phêrô dù đã có người khuyên đi lễ nhà thờ này hay nhà thờ kia. Với tôi Giáo xứ Phêrô vẫn luôn là cái nôi trong đó ngày tôi chập chững biết đi vào đạo và đã biết Cha Nguyễn Viết Tân. Nhà tôi cũng được Cha Tân làm phép lành với lời chúc phúc bình an – hạnh phúc trong những ngày tháng sống trên trần gian. Tôi không tin khi chết đi đời sau sẽ sống lại nhưng tôi tin Chúa bất cứ người nào chết già hay chết trẻ, giàu sang hay chức vị khi sống trên trần gian biết nghe lời Chúa dạy làm người tốt thì khi ra đi sẽ bình an về với Chúa.
Phêrô Thái