Cuộc họp mặt muộn màng nhiều màu sắc

Dallas, TX.- Cuối tháng 3 chuẩn bị bước sang tháng 4 vào cũng bắt đầu Tuần Thánh của người Công giáo. Chúa Nhật tuần qua tại tư gia cô Hồng Lê, Giám đốc SND Manufacturing đã tổ chức một buổi tiệc họp mặt với sự tham dự của nhiều người khá đặc biệt trong nhiều lãnh vực khác nhau từ ông bà cựu Thiếu tướng Lương Xuân Việt, Thị trưởng Haltom CityTiến sĩ Trương Minh Ẩn, ông bà Giáo sư Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, ông bà Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ Tiến Sĩ Phan Quang Trọng, ông bà cựu Đại tá Phạm Long Nghị viên thành phố Arlington, ông bà Phạm Giao cựu Hội trưởng Cảnh Sát, ông Nguyễn Quí Tuấn cựu Hội trưởng Ái hữu Không Quân, ông bà Trương Trọng Hiếu – Lê Thị Kim Oanh cựu Chủ tịch Cộng đồng Hạt Tarrant, Hội trưởng Hội Ái hữu Sóc Trăng anh Phan Ngọc Thạch, Hội trưởng Hội Ái hữu Bình Định Võ Thu Hương, ông bà Trần Quang Hồng – Võ Ngọc Anh Chủ nhân hệ thống Cindi’s Restaurant, ông Huỳnh Ngọc Thạch văn phòng Luật sư, cô Ngọc Ánh nguyên thành viên Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Dallas, Tiến sĩ Walter Nguyễn – Angie Hồ Quang. Về báo chí truyền thông có sự hiện diện của bà Đỗ Thu Nga – Đỗ văn Hạnh, cùng đại diện báo Người Việt Dallas và Báo Trẻ. Đặc biệt có ba nhân vật đến từ Việt Nam cũng là người thân của cô Hồng Lê là nghệ sĩ Tỷ Phú và vợ chồng cô Thúy…

Sự hiện diện của nghệ sĩ Tỷ Phú, người đã được cô Hồng Lê bảo trợ đến Mỹ lần thứ hai cũng là một nguyên nhân chính của buổi họp mặt thân mật mừng năm mới muộn màng sau khi các tổ chức khác đã kết thúc tại địa phương Dallas-Fort Worth. Nhưng mọi việc không đơn giản mà còn tùy vào sự cảm nhận của mỗi người tham dự. Người tham dự hôm đó khi nghe tài tử Trần Quang đại diện gia chủ mở lời chào mừng bạn hữu và thân hữu mở đầu với chữ “đại diện nhà tôi” thì nghĩ ngay đến một thông báo quan trọng về sự liên hệ giữa cô Hồng Lê và tài tử Trần Quang. Tuy không có một lời xác nhận của cô Hồng nhưng sau đó, tài tử Trần Quang được tặng một đóa hồng từ nụ hôn kín đáo thì tùy mọi người muốn hiểu sao thì hiểu! Và mọi người như quên đi khi chương trình văn nghệ bắt đầu.

Tài tử Trần Quang và cô Hồng Lê

Nghệ sĩ Tỷ Phú - Tài tử Trần Quang và Cô Thúy.

Anh Tỷ Phú là người mở đầu, tiếp theo cô Thúy và nhiều người khác như cô Thu Hương, anh Phan Quang Trọng, Ngọc Ánh, Tony Long… Nhưng không ai không lắng nghe và cảm xúc cuộc đời đóng phim của tài tử Trần Quang. Những nụ hôn nửa chừng làm mất nguồn cảm hứng của người đẹp và cũng có thể có khúc quanh cuộc đời làm tài tử. Bài hát đổi lời “không xin phép – Em còn nợ Anh” của Thị trưởng Trương Minh Ẩn cũng để diễn tả “tâm trạng Cô Hồng” hiện tại:

“Em” còn nợ “anh”
Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm

“Em” còn nợ “anh”

Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ
Con sông êm đềm

“Em” còn nợ “anh”
Chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm
Trời mờ mưa đêm

“Em” còn nợ “anh”
nụ hôn vội vàng
nụ hôn vội vàng
Nắng chói qua song

“Em” còn nợ “anh”
Con tim bối rối
Con tim bối rối
“Em” còn nợ “anh”

“Em” còn nợ “anh”
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
“Em” còn nợ “anh”

Tôi nhìn đồng hồ đã gần 9 giờ tối nhưng cuộc vui vẫn còn đầy đủ ngoài anh Huỳnh Ngọc Thạch có việc riêng về sớm. Và có lẽ phần cuối của cuộc vui lại mang nhiều ý nghĩa khi anh Phan Ngọc Thạch đề nghị cựu Thiếu Tướng Lương Xuân Việt chia sẻ về đời binh ngũ của mình. Đây là lần đầu tiên tôi được nghe tâm sự của một người cựu chiến binh hơn là một vị tướng lãnh nổi tiếng xuất thân là người Việt Nam.

Tuy là cuộc vui nhưng khi tâm sự ông lại xúc động và cũng không chuẩn bị trước. Ông cũng là một người đa cảm và có máu văn nghệ. Theo phu nhân của ông là bà Kimberly ông ở nhà vẫn thường hát Karaokê về những bản tình ca. Và trong buổi hôm ấy cựu Tướng Lương Xuân Việt đã trình bày 3 ca khúc để mọi người thưởng thức. Ông cho biết đối với ông đi lính là phục vụ đất nước một cách chính trực và hữu ích. Cuộc đời của người lính theo ông cần phải ba yếu tố đi kèm: Tổ Quốc – Gia Đình và tình huynh đệ chi binh.

Cựu Thiếu Tướng Lương Xuân Việt và Phu Nhân Kimberly

Từ một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải di tản ra khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng Tư 1975, theo đoàn người tị nạn cộng sản đến nước Mỹ, hơn ba thập niên sau ông Việt đã chỉ huy cả ngàn quân nhân tại mặt trận Iraq. Ðời binh nghiệp của ông khởi đầu từ cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt là từ một người cha mà ông rất ngưỡng mộ.

Trong gần hai thập niên phục vụ trong quân đội, cựu Thiếu Tướng Lương Xuân Việt  đã trú đóng tại nhiều nơi như Colorado, Haiti, Bosnia, Kosovo, từng giữ an ninh tại New Orleans sau ngày bão Katrina, và tham chiến tại Iraq, đóng quân ở A Phú Hãn, và cuối cùng là Nhật Bản.

Ông kể lại 15 tháng tham chiến tại chiến trường Iraq khi cấp trên chỉ định tiểu đoàn thiện chiến của ông phải có mặt tại đây. Ở nơi đây, thành phố Samarra nằm khoảng 80 dặm về phía Bắc thủ đô Baghdad đang có các nhóm nổi dậy thuộc phái Sunni hoạt động rất mạnh chống lính Mỹ và quân đội Iraq. Những người Al-Qaeda quá khích đã đột nhập, gài chất nổ, phá sập mái vòm vàng tại ngôi đền Al-Askari. Ðây là đền thiêng liêng hàng thứ ba của người Hồi Shiite trên thế giới. Sự phá hoại đưa đến những vụ tấn công đẫm máu giữa người Shiite và người Sunni.Cũng chính nơi đây nhiều chiến hữu thuộc cấp của ông đã hy sinh. Ông nghẹn ngào kể lại những lần phải đến tận các gia đình để chia buồn và an ủi tang quyến. Theo ông những người mặc quân phục sẽ hiểu được tâm trạng này. Tâm sự về lính thì nhiều chuyện buồn hơn vui…

Chính trong giai đoạn này, mỗi khi gặp lại phu nhân của ông với đôi mắt u buồn và ông đã có ý định về hưu. Đối với ông gia đình rất quan trọng, vợ ông và ba người con của ông. Nhưng người tính không bằng trời tính mặc dù ông không nộp đơn để xin thăng cấp nhưng cấp trên nhận ra khả năng và công trận của ông đã truy thăng ông từ Trung tá lên Đại tá.

Nhưng đối với ái nữ của ông thì ngược lại là muốn cha tiếp tục cuộc đời bình nghiệp nên ông quyết định theo học tại Đại học Stanford. Nhưng khi lên tướng ông cũng nghĩ mình là một người may mắn, tôi nghĩ đến công của cha mẹ, của đồng đội tại chiến trường.

Ông cho biết là ông rất may mắn  sống ở một nước tự do, và là sĩ quan của một cường quốc, và  cũng rất may có dòng máu dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến, và trong máu có dòng máu của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền.

Bản thân Tướng Lương Xuân Việt tự nhận mình là quân nhân Hoa Kỳ nhưng cũng là "quân nhân Việt Nam Cộng hòa thế hệ hai".

Không chỉ cá nhân tôi và đa số trong cộng đồng người Việt cảm thấy việc chính phủ Hoa Kỳ cho ông nghỉ hưu sớm ở tuổi 55 là thiếu sự bình đẳng và tính đa dạng trong quân đội Hoa Kỳ. Điều này chính tôi được  nghe chính cựu Thiếu tướng Lương Xuân Việt nhìn nhận rằng đã có, thậm chí cho tới thời gian gần đây vẫn có vấn đề là người Mỹ gốc Á, gốc Phi và gốc các nước Trung Mỹ có ít cơ hội hơn để nắm các vị trí chỉ huy từ cấp lữ đoàn trở lên. Trong thời gian làm tư lệnh tại Nhật 3 năm sau cùng đời quân ngũ ông cũng nhận ra  sự hung hăng của Trung Cộng tại Biển Đông và nhiều nơi trên thế giới, Hoa Kỳ không thể tiếp tục tin vào lời hứa của Trung Cộng là sẽ phát triển trong hòa bình , chính sách ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ dưới thời TT. Trump đã thay đổi hầu như hoàn toàn. Các nước trong vùng như Đài Loan, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Dương, Ấn Độ, Viêt Nam cần hợp tác để đối đầu hữu hiệu với Trung Cộng.

Ngày 25/6/2021, Thiếu Tướng Lương Xuân Việt  đã bàn giao quân kỳ, chức vụ tư lệnh đơn vị U.S. Forces Japan tức Quân Lực Mỹ Tại Nhật Bản cho Chuẩn Tướng JB Vowell, theo tin báo của báo  Stars and Stripes hôm 25/6/2021, và về hưu sau 34 năm binh nghiệp.
Tướng Lương Xuân Việt sinh ngày 26/7/1965 tại Biên Hòa, Nam Việt Nam. Các năm phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ: 1987–2021. Về hưu ngày 25/6/2021, lúc 55 tuổi, sau khi bàn giao chức Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Tại Nhật Bản.

Để kết luận và giải đáp một phần thắc mắc việc nghỉ hưu sớm cựu Thiếu tướng Lương Xuân Việt về một số nguyên tắc chung sau đây cũng không tránh ảnh hưởng về chính trị và chủng tộc.

Ngoài việc nghỉ hưu tự nguyện, quy chế đặt ra một số quy định đối với việc nghỉ hưu cho các tướng Mỹ. Một vị tướng phải nghỉ hưu sau 40 năm phục vụ, trừ khi họ được bổ nhiệm lại để phục vụ lâu hơn. Nếu không, tất cả các sĩ quan cấp tướng phải nghỉ hưu vào tháng sau khi sinh nhật lần thứ 64 của họ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng có thể trì hoãn việc nghỉ hưu của một vị tướng cho đến sinh nhật lần thứ 66. Tổng thống có thể hoãn cho đến sinh nhật lần thứ 68. Để nghỉ hưu ở hạng tướng bốn sao, một sĩ quan phải tích lũy ít nhất ba năm phục vụ tại ngũ do Bộ trưởng Quốc phòng xác nhận.

Tấm hình kỷ niệm tan cuộc vui chia tay

Thái Hóa Lộc

Previous
Previous

Sự thật không thể có hai

Next
Next

Các linh mục dòng Vinh Sơn