Hội Ngộ Lần Thứ 32 Liên Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt
Garland, TX.- Chiều Thứ Bảy, ngày 3 tháng 9 năm 2022, nhân dịp Lễ Lao Động Hoa Kỳ Liên Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Đại Học Chiến Tranh Chính trị đã tổ chức một buổi Hội Ngộ lần thứ 32 tại Trung tâm Sinh Hoạt Cao Niên Tuổi Hạc thành phố Garland, Texas. Chúng tôi được người bạn tù chung trại vừa là đồng hương, anh Châu Văn Đẳng thuộc khóa III CTCT mời tham dự như một thân hữu nhưng luôn nhắc nhở cho tôi biết là buổi Hội Ngộ này chỉ có tính cách gia đình…Tôi thông cảm, và tự kiểm duyệt!
Chương trình khai mạc đúng 7 giờ với các nghi thức thường lệ như những lần hội ngộ trước đây. Chào quốc kỳ, quốc ca Mỹ – Việt, một phút mặc niệm và trước khi buổi tiệc bắt đầu một đại diện “Sinh viên phạn xá là SVSQ Đại Khóa IV” đọc menu thường lệ của trường trước khi bước vào giờ ăn. Đặc biêt trong đêm Hội ngộ lần thứ 32 có sự hiện diện của cán bộ trường CTCT là ông Đàm Trung Thao đã gần 90 tuổi nhưng vẫn còn tĩnh táo, minh mẫn cùng hòa đồng với tất cả anh em Cựu Sinh Viên Sĩ Quan CTCT và gia đình trong đên Hội Ngộ.
Trong lời mở đầu Nguyễn Trải III Đặng Hiếu Sinh thay mặt Ban Tổ Chức đã chia sẻ con đường đã đi qua và những gì đang đối mặt với hiện tại của người Cựu Sinh Viên Sĩ Quan CTCT: “47 năm không phải là một đơn vị thời gian trong lịch sử nhưng đối với con người cả một con đường dài của chúng ta. Bốn mười bảy năm chúng ta đã lưu lạc qua những điều kiện khắt khe: tù đày, vượt biên, tỵ nạn. Hiện nay, hầu hết các anh em đều xấp xỉ bước vào tuổi bảy mươi, tám mươi. Đề cùng nhớ lại những ngày tháng trong quân trường, quân ngũ. Cùng nhớ lại trong cuộc đời quân ngũ, chúng ta không khỏi xót xa như những câu thơ của Thanh Nam:
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữ sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bời
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa …
Tất cả như đã qua rồi nhưng chúng ta không buông trôi, chúng ta vẫn còn có nhau vẫn còn tâm tình bên cạnh đồng đội của chúng ta ở khắp nơi cùng quy tụ lại để xây dựng tình nghĩa huynh đệ chi binh. Dù chúng ta đã buông xuôi kiếm, tuy nhiên chí khí, lòng yêu nước và nỗi khát vọng về một quê hương Việt Nam tự do vẫn không bao giờ tắt liệm trong tâm hồn, trái tim của anh em chúng ta. Đặc biệt là ngày hôm nay anh em đồng môn chúng tôi từ khóa I đến khóa VI với tinh thần kiên trì mặc dù chúng ta đã mất tất cả nhưng chúng ta luôn có nhau. Hôm nay là Đại Hội lần thứ 32 của Dallas, Houston, Kansas và tôi xin tuyên bố khai mạc Đại Hội lần thứ 32 tại Dallas.
Và cũng theo nội quy và thông lệ, nghi thức bàn gian chức vụ Liên Hội trưởng. Liên Hội trưởng cho nhiệm kỳ tiếp theo là Nguyễn Trải III Bùi Văn Luông thuộc Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan CTCT Houston, Texas…
Tưởng cũng cần nhắc lại lịch sử Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị thoát thai từ Trường Quân Báo-Tâm Lý Chiến Cây Mai (1956). Sau vì nhu cầu Cán Bộ Chiến Tranh Tâm Lý mỗi ngày một gia tăng nên Trường Quân Báo Cây Mai được tách rời để trở thành Trung Tâm Huấn Luyện Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng.Trụ sở đầu tiên cuả Trung Tâm này toạ lạc tại số 15 đường Lê Thánh Tôn SàiGòn với khoá huấn luyện cao cấp nhất cuả nghành CTTL là Khoá 1 Tham Mưu CTTL gồm hơn 100 Học Viên từ cấp Đại Úy đến Đại Tá. Sau đó từ trung tuần tháng 10/1964, Trung Tâm Huấn Luyện CTTL được dời về Trại Lê Văn Duyệt và cải biến thành một Quân Trường mang tên Trường Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Cục Chính Huấn,trong hệ thống Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
Theo đà phát triển của Quân Lực VNCH, đòi hỏi một tầng lớp Cán Bộ có trình độ văn hoá cấp Đại Học để cung ứng cho ngành CTCT và các quân binh chủng, trường CTCT đã được biến cải thành Đại Học Chiến Tranh Chính Trị theo sắc lệnh số 48/SL/QP ngày 18/3/1966. Đầu tiên trường ĐH/CTCT toạ lạc tại số 78 đường Võ Tánh- Đà Lạt ( cơ sở cũ cuả Trung Tâm huấn luyện Hiến Binh Quốc Gia ). Đến đầu năm 1973, Trường được cải biến thành 2 Cơ Sở: cơ sở cũ dành huấn luyện Sĩ Quan Khoá Sinh CTCT các cấp từ các đơn vị về thụ huấn. Cơ sở mới nằm trong Khu Chi Lăng ( Trường Chỉ Huy Tham Mưu cũ) dành huấn luyện SVSQ các Khoá Hiện Dịch.
Trường ĐH/CTCT đã được Chỉ Huy lần lượt bởi hai vị Sĩ Quan cao cấp : Hải Quân Đại Tá Lâm Ngươn Tánh từ năm 1966 đến 1971 và kế tiếp là Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh từ năm 1971 đến 30/04/1975. Đại tá Đàng Thiện Ngôn là thân phụ bác sĩ Đàng Thiện Hưng đã có một thời gian làm Chỉ Huy Phó.
Tính đến ngày 30-4-1975, Trường ĐH/CTCT Đà Lạt đã huấn luyện được trên dưới 40 Khoá CTCT các cấp : Căn Bản, Trung Cấp, và Cao Cấp dành cho các Sĩ Quan CTCT từ cấp Chuẩn Úy đến Đại Tá thuộc hầu hết các đơn vị,quân binh chủng QL/VNVH. Ngoài ra còn có những Khoá huấn luyện đặc biệt cho những Sĩ Quan Khmer và Mã Lai Á.
Riêng về các Khoá SVSQ, Trường đã đào tạo được 6 Khoá SVSQ Hiện Dịch. Đối tượng để được thu nhận là các thanh niên có tối thiểu Tú Tài 2, đầy đủ sức khoẻ và phải qua một kỳ thi tuyển. Chương trình huấn luyện là hai năm, mỗi năm chia làm hai mùa :mùa Văn Hoá (bao gồm CTCT) và mùa Quân Sự (thụ huấn tại Trường Võ Bị Quốc Gia). … Đặc biệt, chương trình Văn Hoá , trình độ Đại Học ,do các Giáo Sư Đại Học giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp, các Cựu SVSQ có thể ghi danh theo học tiếp chương trình năm thứ 3 tại một số Đại Học Dân Sự
Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt thoát thai từ Trường Quân Báo-Tâm Lý Chiến Cây Mai (1956). Sau vì nhu cầu Cán Bộ Chiến Tranh Tâm Lý mỗi ngày một gia tăng nên Trường Quân Báo Cây Mai được tách rời để trở thành Trung Tâm Huấn Luyện Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng.Trụ sở đầu tiên cuả Trung Tâm này toạ lạc tại số 15 đường Lê Thánh Tôn SàiGòn với khoá huấn luyện cao cấp nhất cuả nghành CTTL là Khoá 1 Tham Mưu CTTL gồm hơn 100 Học Viên từ cấp Đại Úy đến Đại Tá. Sau đó từ trung tuần tháng 10/1964, Trung Tâm Huấn Luyện CTTL được dời về Trại Lê Văn Duyệt và cải biến thành một Quân Trường mang tên Trường Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Cục Chính Huấn,trong hệ thống Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
Sau đây là tiểu sử sơ lược các Khoá SVSQ hiện dịch cuả Trường:
KHOÁ I :
– Nhập ngũ : tháng 12/1966 ; Chính thức nhập Trường tháng 5/1967; sĩ số 178
– Ngày mãn Khoá : 2-5-1969 ; sỉ số 168
– Từ trần : 40
– Thủ Khoa : Huỳnh Bé Em
– Đẩy lui cuộc tấn công Trường cuả VC vào khoảng tháng 5/1968. Hai SVSQ Huỳnh Bé Em và Quách Dược Thanh được tưởng thưởng Anh Dũng Bội Tinh.
– Tham gia chiến dịch Diên Hồng cuối năm 1968.
KHOÁ II :
– Chính thức nhập Trường 3-10-1968 ; sỉ số : 397
– Ngày mãn khoá :19-2-1971 ; sỉ số :386.
– Từ trần : 97
– Thủ khoa : Hồ Ngân (*)
KHOÁ III :
– Chính thức nhập Trường tháng 4/1970; sĩ số : 165
– Ngày mãn khoá :21-4-1973 ; sỉ số : 159
– Thủ khoa : Triệu Duy Toản
– Từ trần : 19
– Tham gia công tác Dân Vận chuẩn bị ký kết hiệp định Paris 1973 tại Tiểu Khu Quảng Ngãi trong vòng 3 tháng.
KHOÁ IV :
– Chính thức nhập Trường 18-12-1972; sĩ số 210
– Ngày mãn khoá : 22-4-1975 ; sỉ số 199
– Thủ khoa ; La Văn Thẩm.
– Từ trần ; 26
– Tham gia công tác Dân Vận thi hành Hiệp Định Paris 1973 tại Tiểu Khu Quảng Ngãi trong 2 tháng.
– Tham gia Chiến Dịch Cải Tiến và Kiện Toàn an ninh lãnh thổ Quân Khu 4 trong 5 tháng
KHOÁ V :
– Chính thức nhập trường tháng 2/1974 ; sĩ số 161.
– Còn đang thụ huấn tại Trường.
– Từ trần : 7
KHOÁ VI :
– Chính thức nhập trường 17-1-1975 ; sĩ số : 129
– Gắn Alpha ngày 1-3-1975
– Còn đang thụ huấn tại Trường
– Từ trần ; 01 (trong tù)
(*) Bạn cùng 1 tổ trong trại tù Xuân Lộc
Thái Hóa Lộc