Đại hội 63 kỷ niệm thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân

DFW.- Sau khi nhận cờ luân lưu từ Đại Hội 62 của Hội Biệt Động Quân San Jose, Bắc California; Hội Biệt Động Quân Dallas-Fort Worth ngay sau đó đã kêu gọi một buổi họp khoáng đại chuẩn bị cho Đại Hội Kỷ Niệm lần thứ 63 lên kế hoạch đón rước, khách sạn, văn nghệ cũng như địa điểm Sơ Ngộ, Tiền Đại Hội, Đại Hội trong 3 ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật,  14, 15 và 16 tháng 7 năm 2023. Một năm qua mau và ngày Đại Hội đã đến!

Cuộc đón rước anh em từ xa rất nhiêu khê kẻ đi xe, người đi máy bay thời gian khác nhau, ban tổ chức phải vận động sự giúp đỡ các chiến hữu trong hội cũng như ngoài hội và thân hữu để tránh người từ xa có cảm giác là ban tổ chức thiếu nồng nhiệt đón tiếp… Các công tác đều tạm ổn và buổi Sơ Ngộ ngày 14 tháng 7 năm 2023 được tổ chức khách sạn La Quinta thành phố Arlington.

Bước qua ngày Thứ Bảy, 15 tháng 7 năm 2023 là một ngày chạy ngược chạy xuôi của ban tổ chức. 8:30 sáng tập trung về Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ thành phố Arlington cùng nhau làm lễ thượng kỳ. Sau đó về Trung Tâm Tuổi Vàng dùng cơm trưa và họp nội bộ cho đến 4 giờ chiều kết thúc; sau đó tự do cá nhân cho đến 6 giờ là  chương tình Tiền Đại Hội dùng cơm tối và chương trình văn nghệ bỏ túi “cây nhà lá vườn” cho đến 9 giờ tối cùng ngày cũng tại Trung tâm Tuổi Vàng.

Biệt Động Quân Hành Khúc

Ngày quan trọng nhất cũng là ngày cuối cùng của Đại hội Kỷ niệm lần 63 Kỷ Niệm Binh Chủng Biệt Động Quân, buổi dạ tiệc văn nghệ dạ vũ với sự hiện diện ca sĩ Don Hồ, các ca sĩ địa phương, đoàn văn nghệ Hồn Việt từ Houston và sự đóng góp một hoạt cảnh đặc biệt của Nhóm Văn Nghệ Sân Khấu Nhỏ “Trên đầu súng và Đáp lời sông núi”. Đây là một hoạt cảnh hấp dẫn đánh động tinh thần của người lính nhớ về một thời chinh chiến. Theo như MC Thu Hương cho biết đã thưởng lãm nhiều lần. Nhưng qua tiết mục này, mọi người đều nhận ra sự cố gắng và phát huy nghệ thuật của con chim đầu đàn Hạnh Dung. Tuy nhiên qua một số góp ý cần lưu ý cố gắng cho bước đi đều bước hơn, thẳng hàng hơn và một đề nghị khác là những họng súng đừng chỉa về phía khán giả trong tư thế đằng đằng sát khí như đối diện với kẻ thù… và nên làm các hình nộm để làm mục tiêu tác xạ…

Quan khách tham dự buổi dạ tiệc rất đông gần 400 người và MC phải đọc hơn ba trang giấy. Chúng tôi cũng không thể ghi lại đây được mà chỉ muốn nêu một người khách quý từ phương xa, một người thật nổi tiếng mà cả thế giới đều biết đó là nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đến từ Washington D.C.  Bà là một hậu duệ có lòng với quê hương đất nước và Việt Nam Cộng Hòa. Tuy không là diễn giả chính của chương trình nhưng là một khách mời đặc biệt của ban tổ chức trong buổi tiệc trong Đại Hội Kỷ Niệm lần thứ 63 Kỷ niệm thành lập binh chủng Biệt Động Quân…

Hội trưởng Trần Thái trao quà kỷ niệm cho Nữ Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh

Sau nghi thứ thường lệ chào quốc kỳ Mỹ-Việt và phút mặc niệm là lời chào mừng của trưởng ban tổ chức là chiến hữu Hội trưởng Hội Biệt Động Quân Dallas Trần Thái, xin được ghi lại như sau:  

“Hội Biệt Động Quân Dallas-Fort Worth được vinh dự và hân hạnh đón chào quý quan khách, quý chiến hữu từ các tiểu bang xa xôi trên nước Mỹ và các nơi trên thế giới trở về đây tham dự Đại Hội lần Thứ 63 Binh Chủng Biệt Động Quân đã thể hie65nta61m lòng thương yêu của quý vị đối với gia đình BĐQ của chúng tôi. Là một vinh dự, một hân hạnh đối với Hội BĐQ DF nói riêng và binh chủng BĐQ  nói chung. Chúng tôi xin thay mặt Ban Tổ Chức chân thành chào đón quý vị và chúc quý vị vạn sự bình an. Xin quý vị cho chúng tôi nhắc lại sơ lược về binh chủng BĐQ: “Nói đến binh chủng BĐQ không ai phủ nhận sự chiến đấu gan dạ dũng mãnh và thiện chiến của các chiến sĩ Mũ nâu trên 4 vùng Chiến Thuật. Những trận đánh làm khiếp đãm giặc thù đã để lại trong lòng người dân nhiều thiện cảm nồng nàn và sâu sắc.

Ngược dòng thời gian vào ngày 15 tháng 2 năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho các Sư đoàn thành lập các Đại đội Biệt động quân, (Hoa Kỳ gọi là Ranger) – 50 đại đội đã được thành lập, gồm có 32 đại đội hoàn tất vào đầu tháng 3/60, đặt thuộc quyền xử dụng của các Quân khu và 18 đại đội được giao cho các Sư đoàn điều khiển. Tháng 5/60, toán huấn luyện đặc biệt dưới quyền Đại tá William Ewald, từ Liên Đoàn 77 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, tại Fort Bragg, North Carolina, được gởi tới Việt Nam để huấn luyện cho BĐQ về chiến thuật và kỹ thuật.

Ngày 1 tháng 7 năm 1960, chính thức khai sinh Binh Chủng Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự hỗ trợ của những toán huấn luyện lưu động của Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ do Đại tá Lewis Mille chỉ huy. Song hành với những công việc trên, tại Sài Gòn, thủ đô VNCH

– Thiếu tá Nhảy Dù Phan Trọng Chinh (sau là Trung tướng) được bổ nhiệm là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Trung Ương đầu tiên – Thiếu tá Chinh đã cùng các sĩ quan khác như :- Đại úy Nguyễn Thành Chuẩn (sau là Đại tá) Tham mưu trưởng, v.v. tổ chức hoàn chỉnh Binh chủng, soạn thảo các huấn thị, huấn lệnh, chọn phù hiệu binh chủng, lập bảng cấp số, v.v. Tại các địa phương có những Trung tâm Huấn luyện, như ở : - Đà Nẵng (Hòa Cầm) Vùng I CT, Sông Mao, Nha Trang (TTHL Đồng Đế) cũng đã bắt đầu với những sĩ quan tốt nghiệp từ trường Biệt Động Quân Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ trở về đảm trách. Để đẩy mạnh công tác huấn luyện kịp với đà tăng trưởng của binh chủng và kịp cung cấp cho nhu cầu chiến trường, cuối năm 1960, một toán sĩ quan thuộc Liên Đoàn I Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ, đồn trú tại Okinawa (Nhật Bản) do Thiếu tá John Warren chỉ huy đã được đưa sang tăng cường cho việc huấn luyện BĐQ. Đến tháng 2/1962, việc huấn luyện đã chính thức do các SQ/BĐQ có bằng chuyên môn Biệt Động đảm trách, mặc dù nhiệm vụ chính của BĐQ là :- Phản du kích- Đột kích- Quậy sâu trong lòng địch– Vào tận các mật khu cộng sản.

Nhưng chiến sự cũng mỗi ngày một gia tăng cường độ, mức xâm nhập của quân đội Bắc Việt theo đường mòn HCM [ĐMHCM] và duyên hải VNCH ngày càng nhiều, cộng sản đã mở những cuộc đánh phá ở cấp lớn hơn, nên thời gian này Bộ TTM/QLVNCH quyết định nâng cao hơn và phát triển BĐQ lên một bậc :- Tại Đà Nẵng (Vùng I/CT) có Tiểu đoàn 10 BĐQ - Ở Pleiku (Vùng II/CT) có Tiểu đoàn 20 và ở Sài Gòn có Tiểu đoàn 30 BĐQ. Những đơn vị này thường xuyên được xử dụng trong các nhiệm vụ đặc biệt truy lùng địch tại các mật khu như “chiến khu D” gần Sài Gòn, các toán Viễn Thám nhảy sâu vào lòng địch để phát giác sự tập trung của địch, cung cấp những tin tức hoạt động của địch, theo dõi, kiểm soát mọi sự di chuyển của địch.

Và, cho đến năm 1964, nhiệm vụ căn bản của Mũ Nâu vẫn là quấy rối, đột kích, ngăn chặn xâm nhập và làm trì trệ các hoạt động của địch. Các Tiểu đoàn 10, 20, 30 nêu trên, đã được cải danh thành TĐ 11, TĐ 21, TĐ 31/BĐQ để tương ứng với các thứ tự từng vùng chiến thuật. Xuyên qua các chiến công và nhiệm vụ mà BĐQ đã tạo được, Bộ TTM quyết định tất cả các Đại đội biệt lập gom lại để trở thành các Tiểu đoàn BĐQ, với danh số theo vùng, khu chiến thuật và các đơn vị BĐQ được đặt trực thuộc các Tư Lệnh Vùng, trừ bị cho các Quân đoàn, Quân khu, nhưng cũng có lúc đã được đặt cả dưới sự xử dụng của các Tiểu khu.

Cuối năm 1964, đầu năm 1965 thì binh chủng BĐQ đã cải tổ và phát triển hoàn chỉnh và có được:- 20 Tiểu đoàn BĐQ tác chiến gọi là lực lượng BĐQ tiếp ứng, đảm trách trừ bị Quân đoàn– Phản ứng nhanh, thích ứng tùy theo tình hình.

Để thích ứng, năm 1967, Bộ TTM/VNCH và MACV đã cùng thỏa thuận phát triển, nâng lực lượng BĐQ lên cấp Liên Đoàn. Khởi đầu là Liên Đoàn 5/BĐQ, Tổng Trừ bị cho Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đặc trách chiến trường bảo vệ Biệt khu Thủ đô, nơi các cơ quan đầu não quan trọng của chính thể VNCH trú đóng và cũng là Thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi vùng Chiến thuật/Quân đoàn sẽ do các Liên Đoàn trực thuộc làm lực lượng trừ bị, lực lượng xung kích của quân khu. Nếu kể về thành tích thì tuy là một binh chủng mới mẻ, so với các binh chủng bạn như Dù, TQLC, v.v. nhưng mũ Nâu đã có những trận đánh gây cho đối phương những đòn đau nhớ đời và khiếp hãi như :- Trận Thạch Trụ (TĐ 37/BĐQ), trận phản phục kích tuyệt vời của TĐ 52 tại Bà Rịa. Nhất là vào dịp Tết Mậu Thân 1968, VC đã phản bội hưu chiến đầu xuân, đích thân Hồ chí Minh ra lệnh từ Hà Nội cho lực lượng CS tổng tấn công đồng loạt trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, kể cả Thủ đô Sài Gòn. Thời gian 1970 – Binh chủng Mũ Xanh, lực lượng đặc biệt được coi như chấm dứt nhiệm vụ, một lần nữa, BĐQ lại vươn mình lớn mạnh nhận thêm nhiệm vụ nữa, đó là tất cả các căn cứ biên phòng – chặn tuyến xâm nhập địch quân từ Bắc vào Nam, dọc theo biên giới Lào-Việt, Campuchia-Việt Nam, do Lực lượng đặc biệt trách nhiệm, nay được cải tuyển thành các Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng. Như vậy ngoài 20 Tiểu đoàn BĐQ tiếp ứng, giờ đây BĐQ có thêm 39 Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng. Đồng thời gian này, BĐQ cũng lên đường tham dự các cuộc hành quân ngoại biên, tấn công, truy quét lực lượng chính quy CSBV và cái gọi là quân giải phóng tận chiến trường Campuchia và Hạ Lào.

Cũng trong năm 1970 đến 1971, để có thể xử dụng, điều động BĐQ được hiệu quả và thích hợp với lưu động tính của binh chủng, Bộ TTM/QLVNCH cùng với BCH/BĐQ Trung Ương đã sắp xếp lại những TĐ/BĐQ Biên Phòng, đưa những đơn vị này đi huấn luyện bổ túc và sau đó trở thành các đơn vị tiếp ứng – nghĩa là lập thêm một số Liên Đoàn BĐQ. Tính đến khoảng cuối năm 1971, binh chủng BĐQ đã có :- 15 Liên Đoàn, trong đó các LĐ 4, 7 và 6/BĐQ là tổng trừ bị Tổng Tham Mưu.

Mùa hè đỏ lửa 1972, từ chiến trường Trị Thiên, An Lộc, Kontum, binh chủng BĐQ đã có mặt để chặn đứng đà xâm lược của CSBV, sau đó cùng với các đơn vị bạn phản công mãnh liệt, dành lại từng thước đất do VC chiếm giữ lúc đầu, như :- Mặt trận Chu Pao, trên trục lộ giao thông Pleiku-Kontum - Mặt trận An Lộc (sau mùa hè 1972, BĐQ hoàn toàn trách nhiệm chiến trường Bình Long-An Lộc mà vị Tư Lệnh mặt trận là :- Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, CHT/BĐQ/QK III, đảm nhận đến tháng 4-75).

Hiệp định ngưng bắn Paris đã được ký kết, dưới danh nghĩa tái lập hòa bình, quân lực đồng minh rút dần về nước. Chiến trường miền Nam nay do một mình QLVNCH phải cáng đáng, giữ đất, chặn địch, truy kích, tất cả đều do QLVNCH gánh vác. Tuy là đình chiến, ngưng bắn, nhưng thực tế trên khắp lãnh thổ, tiếng súng giao tranh gia tăng hơn, mức độ thương vong, tổn thất chẳng sút giảm mà còn trầm trọng hơn. Cũng do tình hình đó, Quân lực VNCH lại một lần nữa quyết định nâng cấp binh chủng BĐQ lên cao hơn :- Thành lập các Sư đoàn BĐQ. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4-75, đã thành lập được 2 Sư đoàn BĐQ, đó là : - Sư đoàn 101/BĐQ (do các LĐ 31, 32 và 33/BĐQ họp thành), vị Tư lệnh đầu tiên, cũng là cuối cùng là Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn - Sư đoàn 106/BĐQ, do Đại tá Nguyễn Văn Lộc là Tư lệnh. Tiếc thay, hai Sư đoàn BĐQ vừa thành lập xong, chưa kịp ra tay đánh bọn CSBV, thì ngày 30-4-75, đã đành chịu đau đớn cùng toàn quân buông súng theo lệnh đầu hàng. Trải dài tuổi đời của binh chủng BĐQ, lấy ngày khai sinh chính thức 1-7-1960 đến tháng 4-1975 vừa đủ 15 năm.

Hôm nay nhân ngày Kỷ niệm Đại hội 63 năm thành lập binh chủng. Các chiến hữu Biệt Động Quân từ các nơi xa xôi trở về đây hội ngộ cùng vui trong tách rựu ly bia của tình đồng đội. Những mảnh đời lưu lạc tha phương nơi xứ người gặp nhau tâm sự chia sẻ những chuyện vui buồn vinh nhục trong thời gian chinh chiến. Có gặp nhau mới biết ai còn ai mất vì tuổi tác và bệnh tật theo thời gian để sẽ không còn cơ hội gặp nhau. Một ngày kia cọp rừng xuống núi và hy vọng buổi tiệc hội ngộ đêm nay sẽ trả lời câu hỏi đó. Để tỏ lòng biết ơn quý mạnh thường quân, quý quan khách đã hết lòng giúp đỡ và thương yêu binh chủng.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân. Chúng tôi cũng không quên cảm ơn các chiến hữu đơn vị bạn đã hết lòng giúp giúp đỡ để buổi tiệc hôm nay thêm phần ý nghĩa. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các chiến hữu BĐQ, quý phu nhân, các hậu duệ từ các nơi xa xôi trở về đây tham dự. Binh chủng BĐQ thật sự hào hùng trong quân sử Quân Lực VNCH với những anh hùng vị quốc vong thân trong binh chủng như Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn v.v... Nhân dịp này chúng tôi cũng cầu nguyện cho những cấp chỉ huy của binh chủng BĐQ đã nằm xuống và đặc biệt Thiếu tướng Đỗ Kế Giai vị tư lệnh cuối cùng đã ra đi tại thành phố này ngày 21-2-2016. 

Cuối cùng chúng tôi xin quý vị cùng chia sẻ niềm vui nỗi nhớ và những ước mơ nhân ngày Kỷ niệm 63 năm thành lập binh chủng BĐQ với một niềm hãnh diện và một đoạn đường lịch sử cho nhau…”

Người kế tiếp được mời lên là cựu Trung tá Nguyễn Khoa Lộc đến từ Alabama, người có cấp bậc cao nhất trong Đại hội lần này. Ông nói ngắn gọn nhưng cũng rất đáng suy nghĩ:

“BĐQ là binh chủng đông nhất của quân lực VNCH ban đầu từ đại đội lên đến sư đoàn. Sư đoàn thì cũng không kịp nữa rồi. Nói thiệt với quý vị “Ở trong chăn mới biết trong chăn có rận”. Biệt động Quân nhiều tổ thất về nhân mạng, BĐQ chịu nhiều gian khổ, BĐQ cũng nhiều thiệt thòi trong việc thăng thưởng như khi tăng phái cho các sư đoàn coi như không có. Nhưng đến hôm nay BĐQ vẫn là một tập thể mạnh mẽ bất ly thân không phải như các đơn vị khác chia năm xe bảy chửi nhau như chó với mèo. Với BĐQ thì không có và luôn tự hào màu cờ sắc áo và chiếc mũ nâu của chúng tôi.”

Hơn bốn mươi tám năm sinh hoạt hải ngoại, cộng động Việt Nam thường mắc phải một lỗi lầm bất cứ một buổi tiệc hay cuộc nói chuyện nào khán giả, người tham dự lắng nghe lời phát biểu của người được ban tổ chức mời lên sân khấu. Tôi nhìn thấy họ nói chuyện riêng mà lòng cảm thấy buồn khi nữ Khoa học Gia Dương Nguyệt Ánh đã gửi đến mọi người một lời chia sẻ từ trái tim và lòng nhiệt huyết cũng như sự hiểu biết của mình. Tôi rất cảm phục và ghi lại những điều bà đã nói trong đêm dạ tiệc Kỷ niệm 63 năm thành lập Binh chủng Biệt Động Quân:

Riêng tư một chút, là người dân Saigon tôi luôn nhớ ơn những người lính mặt trận Xuân Lộc vào tháng 4 năm 1975. Như Sư Đoàn 18 Bô binh của Thiếu tướng Lê Minh Đảo, các đơn vị Địa Phương Quân – Nghĩa Quân Long Khánh, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù, Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ, Liên Đoàn 33 Biệt Động Quân, và Tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân. Quả thật Xuân Lộc ngày đó là nút chận vô cùng hữu hiệu cho nên nhiều người dân Saigon trong đó có gia đình tôi mới đủ thời giờ thoát khỏi Cộng Sản. Tôi không bao giờ quên sự Tự Do của tôi hôm nay đã phải đánh đổi rất nhiều sinh mạng của chiến sĩ và hàng bao nhiêu năm tù đày thừa chết thiếu sống của những người còn lại. Thế giới nói chung cho đến nay hiểu biết sai lệch về chiến tranh Việt Nam vì ảnh hưởng sâu rộng của giới truyền thông quốc tế và những chính trị gia thiên tả bênh vực Hà nội. Nhưng trong tiếng nói đa số của những người thiếu lương tâm thành thật đó cũng có những tiếng nói của các sử gia công bình và khoa học hơn.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trận đánh được nhắc tới nhiều nhất là cuộc Tổng tấn công của Cộng Sàn năm 1968 Tết Mậu Thân. Thời đó, từ báo Times một tờ báo phe tả cố cựu cũng đã tường thuật sự gan lỳ của người lính VNCH tạo sự ngạc nhiên cho Hoa Kỳ và gây lo ngày cho Việt Cộng. Chiến thắng tại Saigon Chợ Lớn của Tiểu đoàn 35 Biệt Động Quân. Nhưng cũng có lẽ ít người dân Saigon biết đến Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân ở Khe Sanh, Võ Nguyên Giáp đã đem hai sư đoàn 2 ngàn quân vây kín Khe sanh từ trước Tết Mậu Thân. Tiểu Đoàn 37 BĐQ với 70 ngày đêm trước khi được Nhảy Dù thay thế trước khi làm tròn nhiệm vụ giữ vững phòng tuyến  phía đông, không có một cuộc tấn công nào của Cộng quân lọt qua phòng tuyến. Người lính BĐQ đánh giặc theo kiểu nhà nghèo nhưng rất xuất sắc. Còn những trận tấn công vào mùa Hè Đỏ lửa năm 1972, một học giả Hoa Kỳ đã nhận xét Cộng Sàn Việt Nam đã thảm bại dù đưa 20 sư đoàn, 20 ngàn quân. Võ Nguyên Giáp đã đưa 20 ngàn quân vào Nam thảm bại vì hai lý do về Không Lực Yểm Trợ Hoa kỳ và sức tự vệ gan lỳ của người lính miền Nam. Nói đến sự gan lỳ thì người dân Texas không thể nào quên trận chiến trong lịch sử Alamo. Trận hiến Alamo có quy mô rất nhỏ và trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của nó thì lại không hề nhỏ, đặc biệt là với lịch sử tiểu bang Texas nói riêng và lịch sử nước Mỹ nói chung. Trận đánh Alamo diễn ra tại San Antonio, Texas, năm 1836. Nó đã thành huyền thoại và là đối tượng, chủ đề khai thác cho nhiều sách, phim tài liệu và thậm chí cả phim Hollywood. Khi 260 người Mỹ sống tại Texas đấu tranh đòi tách khỏi Mexico, Santa Anna đã dẫn đội quân gồm 2.400 người đến đánh dẹp. Mục tiêu trước tiên của Santa Anna là chiếm thành Alamo. Kết quả, những người lính kiên trung giữ thành cuối cùng đã phải hy sinh trong 13 ngày. Sự tàn bạo của Santa Anna cùng sự quả cảm của những chiến binh thành Alamo đã thức tỉnh người Mỹ. Không lâu sau, ngày 21 tháng 4 năm 1836, tướng Sam Houston của Mỹ đã dẫn quân chiếm thành, Santa Anna bị bắt sống. Santa Anna đã ký hiệp định công nhận nền độc lập của Texas, từ bỏ chủ quyền của Mexico với vùng đất này. Texas chính thức tách khỏi Mexico, người dân lấy tên Houston, vị anh hùng của mình để đặt tên cho thành phố lớn nhất Texas. Trận chiến Alamo như một vết son, như những người lính VNCH đã chiến đấu đến giọt máu sau cùng. VNCH có nhiều trận đánh như Alamo. Thật sự Alamo của Việt Nam còn oai hùng hơn nữa. Tôi chỉ xin kể 3 trận như Alamo của Biệt Động Quân không dám nói đến những binh chủng khác. Thứ nhất là trận Tống Lê Chân mùa hè Đỏ lửa, Tống Lê Chân là một đồn nhỏ trấn gữ bở Tiểu Đoàn 92 BĐQ Biên Phòng dưới sự chỉ huy lỗi lạc của Thiếu Tá Lê Văn Ngôn và 300 binh sĩ. Đồn nhỏ bé bị tấn công liên tiếp bằng chiến thuật biển người và cuối cùng bị cô lập bởi 4 sư đoàn cộng sản. Thế mà 300 binh sĩ giữ vững Tống Lê Chân không phải là 13 ngày mà là 510 ngày hơn một năm rưỡi! Cuối cùng  quân cộng sản phải rút lui và vì vậy Thiếu tá Lê Văn Ngôn được thăng đặc cách trung tá tại mặt trận khi đó mới 25 tuổi. Một thí dụ thứ hai rất oai hùng nữa là Tiểu Đoàn 88 Biệt Động Quân ở Đắc Phong Kontum dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Nguyễn Thanh Vân không chỉ 13 ngày mà là 57 ngày, Đắc Phong bị liên tiếp tấn công hết đợt này đến đợt khác và cuối cùng cộng quân thảm bại phải rút lui. Một thí dụ thứ ba là Pleime Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu tá Vương Mộng Long vẫn giữ vững mặc dù bị tấn công bằng chiến xa T54 hết đợt này đến đợt khác, rốt cuộc giữ vững 33 ngày đêm và cộng quân phải rút lui. Qua 3 thí dụ vừa kể trên chúng ta thấy Alamo của Việt nam còn oai hùng hơn của Hoa Kỳ nhiều lắm.

Nói về tên tuổi của những người con yêu của tổ quốc thì ánh lại nghĩ đến bài viết của bác sĩ Trần Đại Sỹ nói về Ngũ Hổ U Minh Thượng – Trong 5 người đó có 3 người thuộc binh chủng BĐQ gồm có Thiếu tá Lư Trọng Kiệt tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BĐQ, tiểu đoàn phó là Đại úy Hồ Ngọc Cẩn và sau này là Đại tá Tỉnh trưởng hương Thiện Hồ Ngọc Cẩn bị cộng sản xử tử hình tại sân vận động Cần Thơ năm 1975, người thứ ba là Thiếu tá Nguyễn Văn Huy Tiểu Đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BĐQ. Bác sĩ Trần Đại Sỹ  đã theo cuộc hành quân với Tiểu đoàn phó Hồ Ngọc Cẩn lúc bấy giờ, những người lính đã từ chối về bệnh viện khi bị thương nhẹ và sẵn sàng ở lại chiến đấu với đồng đội. Sự can trường và hy sinh khi nghe lại bài hát “Chiến sĩ Vô Danh” của nhạc sĩ vô danh trong chúng ta không ai không khỏi ngậm ngùi. Thế mà truyền thông Hoa Kỳ dám vu khống chiến sĩ VNCH hèn nhát trong khi họ có hàng ngàn huy chương và bằng tưởng lục trong đó có cả Tổng thống Hoa Kỳ Johnson và những huy chương đó còn nằm trong văn khố Hoa Kỳ.

Như vậy, bàn thân tôi những người dân Việt Nam phải làm gì hôm nay để xứng đáng những sự hy sinh của người lính VNCH nói chung và binh chủng BĐQ nói riêng. Tối thiểu là mình không được vô ơn, không thể nào bỏ quên những Thương Phế Binh VNCH và gia đình của họ còn đang sống lây lất ở Việt nam. Còn đối với phía Hoa Kỳ chúng cũng còn nợ họ một lời tri ân mỗi khi có cơ hội. Ngoài những nỗ lực của các sử gia thì các quân nhân Mỹ Việt đã bắt viết những hồi ký chiến tranh. Những công trình này nếu tổng hợp lại thì chúng ta sẽ có một bức tranh chính xác về chính nghĩa của quân dân miền Nam và sự thiện chiến, can trường của người lính VNCH. Tôi nghĩ rằng nỗ lực phục hồi danh dự cho người lính VNCH là một nỗ lực rất quan trọng. Chúng ta không thể để mặc cho giới truyền thông thiên tả và sử gia thiên lệch về Ha Nội cho rằng cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh của họ không phải là cuộc chiến tranh của chúng ta. Cộng Đồng Việt Nam khắp nơi đã có nhiều nỗ lực phản bác như chuyện của Thiếu tá Vương Mộng Long phản bác người thầy dạy sử của mình trong trường Đại học tại Washington State…

Có nhiều người quan niệm rằng chúng ta nên quên đi khá khứ để sống cuộc sống vui hiện tại.. Đừng nhắc – Đừng nhớ - Đừng khơi lại những chuyện cũ mà nên hướng tới tương lai. Theo tôi thì nghĩ ngược lại – Quá khứ là thầy dạy của tương lai. Nếu mình không biết mình từ đâu đến vấp phải những chông gai gì thì làm sao chọn một hướng đi mới khôn ngoan để không rơi vào hố thẩm và nhất là không đi lạc trở lại. Một dân tộc phải hiểu rõ lịch sử của mình nhìn thấu những gì đã xảy ra cho mình, những hậu quả của quá khứ mới có thể chọn lựa khôn ngoan trong tương lai chúng ta nhất định tìm đủ mọi cách để trả lại sự thật cho lịch sử và khôi phục lại danh dự cho người lính VNCH. Nếu chúng ta không làm thì sẽ không ai làm cho chúng ta. Cộng việc này rất cấp thiết trước khi những người lính VNCH qua đời. Nếu chúng ta là hậu duệ của Trưng Triệu – Ngô Quyền – Lý Thường Kiệt - Trần Hưng Đạo – Lê Lợi -Quang Trung – Nguyễn Thái Học – Cô Giang – Cô Bắc – Nguyễn Khoa Nam – Lê Văn Hưng – Hồ Ngọc Cẩn không thể nào quên ơn người lính VNCH…

Cuối cùng trong phần phát biểu là Mục Sư Đặng Phúc Ánh, một hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa:

Kính thưa quý vị,

Lịch sử đời sau sẽ nói gì về người lính VNCH. Khi chúng ta nhìn lại dòng lịch sử 4 ngàn năm Văn Hiến từ thuở Vua Hùng dựng nước, dân tộc VN đã được thiên phú cho biết bao nhiêu bậc anh hào danh tướng để bảo vệ gấm vóc giang san.

Sự xuất hiện của VNCH, sự ra đời của nền Dân chủ VNCH chỉ võn vẹn là hai thập niên. Đây chỉ là một quãng thời gian rất nhỏ su chiều dài là 4 ngàn năm. Nhưng điều đáng nói chỉ trong hai thập niên dưới sự dẫn dắt và điều hành của mộ nền dân chủ, tự do, bác ái, miền Nam Việt Nam được biết đến như một hòn ngọc Viễn Đông! Trong chiến cuộc kéo dài hai mươi năm đã có hơn 3 trăm ngàn anh hùng VNCH, những anh hùng vị quốc vong thân đã bỏ lại xương máu để bảo vệ hai chữ Tự Do. Rồi một ngày người lính VNCH sẽ rời khỏ trần thế này thì thế hệ đời sau sẽ nói gì về người lính VNCH đặc biệt là những người lính anh hùng Biệt Động Quân. Tôi là một người hậu duệ VNCH qua bài phát biểu của nữ Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh tôi rất lấy làm khích lệ.

Kính thưa quý vị,

Di sản vĩ đại nhất cho đến bây giờ của người lính VNCH chính là những người hậu duệ của họ trong đó chúng ta thấy có cựu Thiếu tướng Lương Xuân Việt và nhà khoa học gia Dương Nguyệt Ánh. Tôi nhìn lại ở nhiều góc độ về một người hậu duệ, dạy gì cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai về nước VNCH trong mọi đích thực về người lính VNCH dù cho lịch sử có bóp méo điều gì đi nữa, người lính VNCH luôn luôn và mãi mãi là những người anh hùng. Về sau này, khi hòa bình trở lại chính người lính VNCH anh hùng vô danh. Và những anh hùng vô danh là gì ? Là những người cống hiến cho gấm vóc giang san và những người gặt gái những thành quả phi thường, những người xã thân vì đại nghĩa cần phải được nhắc đến và được tán thưởng. Âu đó cũng là định mệnh của VNCH như nhà thơ Hồ Dzếnh đã nói:

Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…

Một lần nữa, tôi hậu duệ Đặng Phúc Ánh xin nghiêng mình tri ân người lính VNCH.

Một số quan khách tham dự khi được hỏi ý kiến là Đại Hội 63 năm Kỷ niệm thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân do Hội Biệt Động Quân DFW tổ chức có thành công không? Hầu như mọi người đồng ý như lời khen ngợi như Tiến Sĩ Khương Hữu Lộc là rất thành công. Thực tế, theo luật vô thường của tạo hóa thời gian không dừng lại, tuổi tác càng ngày càng lên cao. Khi trao cờ luân lưu tổ chức Đại hội từ Hôi Biệt Động Quân Dallas-Fort Worth cho Hội Biệt Động Quân Washington DC, cựu Trung tá Nguyễn Khoa Lộc cho biết là quyết định chung của Tổng Hội vẫn giữ Đại hội một năm một lần thay vì hai năm. Một năm để còn nhiều chiến hữu gặp nhau hơn những ngày họ còn sống!!!

Dallas-Ft.Worth trao cờ luân lưu cho Washington D.C tổ chức lần thứ 64.

Tin cuối cùng về Đại hội là Hội trưởng Trần Thái đã đưa một chiến hữu còn lại sau cùng về tham dự lên phi trường DFW về lại San Jose là chiến hữu Lê Thành Ân…vào trưa Thứ Tư ngày 19 tháng 7 năm 2023!

Xin hẹn ẹn gặp lại nhau ở Đại Hội lần thứ 64 tại Washington D.C.

Thái Hóa Lộc

Previous
Previous

Hội cựu SVSQ/trừ bị Thủ Đức DFW phó hội San Jose

Next
Next

Đại Hội Binh Chủng BĐQ năm 2023 Dallas