Lời Mời Tham Dự Hội Thảo“1974: Hòa Bình Tan Vỡ, Xung Đột Tiếp Diễn, và Chuẩn Bị Cho Trận Chiến Cuối Cùng Cho Việt Nam”

Lời Mời Tham Dự Hội Thảo“1974: Hòa Bình Tan Vỡ, Xung Đột Tiếp Diễn, và Chuẩn Bị Cho Trận Chiến Cuối Cùng Cho Việt Nam”

Ngày 11-13 tháng 4 năm 2024

Được tổ chức tại chi nhánh mới của Đại Học Texas Tech tại Dallas Forth Worth Irving,

Texas

(Hạn chót nộp đơn tham dự: Ngày 15 tháng 2 năm 2024)

Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ Việt Nam Sam Johnson và Viện Hòa bình & Xung đột tại Đại

học Công nghệ Texas Tech xin trân trọng thông báo về hội thảo Chiến tranh Việt Nam tập trung

vào năm 1974. Trong khi chủ đề của hội thảo tập trung vào những sự kiện diễn ra vào năm 1974,

chúng tôi hoan nghênh các bài tham luận về tất cả các khía cạnh của lịch sử Chiến tranh Việt

Nam từ Chiến tranh Đông Dương với Pháp đến những di sản hậu chiến tiếp tục đến hiện nay.

Hội thảo này sẽ tiếp cận một loạt sự kiện và chủ đề lịch sử thông qua sự tham dự của các diễn giả nghiên cứu về các khía cạnh ngoại giao, quân sự, quốc tế, quốc hội, khu vực, xã hội và văn hóa của Chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi sự tham dự của các tác giả và các bài nghiên cứu phản ảnh những nghiên mới về chính sách, chiến lược và quyết định của lãnh đạo quân sự, chính trị và ngoại giao của tất cả các quốc gia liên quan trong bổi cách và những nỗ lực nhằm kết thúc cuộc chiến Việt Nam.

Về mặt quân sự, không bên nào tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước Hòa bình Ba Lê năm

1973. Bắc Việt tiếp tục tái thiết và triển khai lực lượng vào Nam Việt Nam, chuẩn bị cho những

cuộc tấn công cuối cùng của Bắc Việt để tái thống nhất Việt Nam dưới một chính phủ cộng sản

duy nhất. Với mục đích đó, Bắc Việt đã triển khai một loạt các chiến dịch trên lãnh thổ và ở Biển

Đông tiếp tục làm suy giảm khả năng chiến đấu của miền Nam Việt Nam. Miền Nam Việt Nam

tiếp tục kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và tiến hành nhiều cuộc tấn công chống lại Quân đội Nhân

dân, bao gồm Trận chiến Tri Pháp và Trận chiến Svay Rieng, gây tổn thất đáng kể cho Quân đội

Nhân dân, nhưng không đủ để ngăn chặn sự tích tụ liên tục của lực lượng của họ tại miền Nam.

Ở Hoa Kỳ, Tổng thống Richard Nixon đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng do vụ bê bối

Watergate, cuối cùng từ chức vào tháng 8 năm 1974. Trong khi đó, Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục

thảo luận về mức độ viện trợ mà Hoa Kỳ nên cung cấp cho miền Nam Việt Nam, cuối cùng cắt

giảm viện trợ xuống 700 triệu đô la vào năm 1974.

Hội thảo này nhằm mục đích khám phá tất cả các chủ đề như trên, cả như những lĩnh vực được

quan tâm riêng lẻ lẫn những khía cạnh liên kết của các sự kiện lớn hơn. Chúng tôi muốn tiếp tục

nghiên cứu các vấn đề liên quan đến những gì đã đưa đến những sự kiện của năm 1974 và những gì đã xảy ra sau đó. Chúng tôi khuyến khích các bài thuyết trình nghiên cứu các chủ đề khác như 2 khía cạnh xã hội và tôn giáo trong chiến tranh, tác động của truyền thông báo chí và cách thức đưa tin, và những nỗ lực chấm dứt xung đột thông qua ngoại giao quốc tế. Chúng tôi mong muốn có góc nhìn quốc tế và tìm kiếm các bài thuyết trình phản ánh tất cả các bên tham gia, bao gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Cam Bốt, Lào, Trung Quốc, Liên Xô và tất cả các quốc gia khác liên quan. Các bài thuyết trình của cựu chiến binh và những người tham gia trong cuộc chiến, đặc biệt chúng tôi khuyến khích sự tham gia của cựu chiến binh quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cựu chiến binh quân đội Hoa Kỳ, thành viên phi đội hải quân Hoa Kỳ trên các tàu của Hoa Kỳ ở Biển Đông, nhân viên vận động viên Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm nhân viên đại sứ quán, quan chức chính phủ, cố vấn kỹ thuật quốc phòng, phi công và phi hành đoàn Air America, và bất kỳ ai khác có mặt tại Việt Nam trong năm 1974. Chúng tôi cũng rất hân hoan và khuyến khích các đề xuất thuyết trình từ sinh viên sau đại học và các nhà nghiên cứu độc lập.

Ban tổ chức hội thảo mong đón nhận những đề xuất cá nhân (riêng lẻ) cũng như đề xuất nhóm

được tổ chức trước với thành phần bao gồm một người dẫn chương trình và ba bài thuyết trình cá nhân. Các phiên thảo luận sẽ tuân theo định dạng tiêu chuẩn 90 phút bao gồm 60 phút cho các bài thuyết trình (20 phút cho mỗi bài thuyết trình) và theo sau là 30 phút cho phần vấn đáp. Tất cả các bài thuyết trình sẽ được ghi hình và công bố công khai sau hội nghị qua trang web của Trung tâm và Lưu trữ Việt Nam. Một số bài nghiên cứu cũng có thể được xuất bản. Hạn chót nộp đề xuất là ngày 15 tháng 2 năm 2024. Vui lòng gửi một tóm tắt trong chừng 250 từ và hai trang sơ yếu lý lịch (CV/resume) đến VietnamConference.TTU@gmail.com. Nếu nộp đề xuất nhóm, hãy bao gồm các tóm tắt riêng lẻ cho mỗi bài thuyết trình được đề xuất và sơ yếu lý lịch ngắn của mỗi diễn giả.

GHI CHÚ ĐẶC BIỆT

Hội thảo này sẽ được tổ chức tại chi nhánh mới của Đại Học Texas Tech tại Dallas-Forth Worth Irving, Texas.

Cơ sở mới của Texas Tech này nằm cách sân bay quốc tế Dallas-Fort Worth chỉ vài phút. Tất cả các sự kiện của hội thảo sẽ diễn ra tại địa điểm này, bao gồm buổi tiếp tân vào tối thứ Năm, ngày 11 tháng 4, và tất cả các phiên thảo luận và bữa ăn vào thứ Sáu và thứ Bảy, ngày 12 và 13 tháng 4. Hiện tại, chưa có khách sạn cụ thể được chỉ định cho sự kiện này.

Địa chỉ của TTU-DFW Site là: 4201 State Highway 161, Irving TX 75038

Có nhiều khách sạn gần địa điểm này.

Để cập nhật thông tin về hội thảo và thêm thông tin, vui lòng truy cập trực tuyến tại:

https://www.vietnam.ttu.edu/events/2024_Conference/

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quy vị đến việc tham dự hội thảo này.

Previous
Previous

Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí DFW một thời đã qua

Next
Next

Kingbee Phan Văn Phúc 219 đã gãy cánh