Tạp ghi: Đêm Chế Linh với thói đời…

Thái Hóa Lộc

Trước một tuần lễ, vợ chồng tôi chuẩn bị tham dự một tiệc cưới con gái út của một người bạn đã quen biết từ lâu cùng nhiều sinh hoạt chung từ Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị đến Hội Cựu SVSQ/TB Thủ Đức địa phương Dallas-Fort Worth. Tình chiến hữu và tình chiến hữu có những lúc thật gần nhưng cũng có thời gian như có một sự ngăn cách… Và đó là lý do trong những lần vu quy trước đây của các cháu lớn tôi không nhận được thiệp mời bởi sự ngăn cách vô tình ấy. Lần này, với cháu út Trần Mỹ Nhàn, tôi được thông báo trước khi nhận thiệp cưới. Vợ chồng tôi rất vui khi nhận lời mặc dù chưa chính thức nhận thiệp. Chúng tôi thật sự cảm động khi nhận thiệp qua bưu điện và ngay hôm sau trả lời hồi báo ngay là sẽ sự hiện diện của vợ chồng chúng tôi trong ngày vui của hai cháu Trần Mỹ Nhàn & Nguyễn Anh Khoa.

Hình ảnh tiệc cưới út nữ của bạn Trần Thái Hòa

Chính trước một tuần lễ, Frank Vũ (Tín) chủ nhân nhà in Greater Dallas Press, người cũng có nhiều nợ “ân tình” không thể giải thích cho biết sẽ mời ca sĩ Chế Linh từ Canada đến nơi làm việc của Tín để hát cho anh và những người thân của anh nghe. Anh không quên tôi và đó là lý do tôi không thể đến vì sự ưu ái của anh và tôi cũng nhận được một điều sự gặp gỡ lần này như một dấu ấn cuối cùng trong đời tôi đối với ca sĩ Chế Linh. Cái khó ám ảnh tôi chính là sức khỏe của tôi có điều bất ổn vào hai ngày hôm trước. Chỉ có vợ tôi là người cận kề đeo mang sự lo âu canh cánh ấy. Nhưng tôi quyết định là vợ chồng tôi đều phải tham dự hai sự kiện tuy cùng thời gian; tuy nhiên đến nghe Chế Linh hát có thể đến trễ hơn nhưng với tiệc cưới phải đúng giờ dù rất nhiều người đến rất trễ. Vợ chồng tôi được bạn Vũ Đình Hiếu cho chúng tôi “quá giang” đã đến đúng 6 giờ theo như thiệp mời!

Tiệc cưới đông đảo vui vẻ trên 600 người tham dự. Sau khi no đủ và nghi thức “chào bàn” chấm dứt, chúng tôi cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của họ nhà gái được ngồi “bàn đặc biệt” với những vị khách “đặc biệt” và xin phép cáo từ để đến Club Kiều Trang Entertainment…

Vợ chồng tôi đến Kiều Trang Entertaiment đúng 10:40 cũng không quá muộn cho đêm nghe nhạc “đặc biệt Chế Linh”.

Kiều Trang Entertaiment là một phòng nghe nhạc chọn lọc, một hệ thống âm thanh tuyệt vời do chủ nhân Frank Vũ nghiên cứu tạo dựng chỉ để “những người cùng phe” thưởng thức và hoàn toàn không có tính cách thương mại.

Chúng tôi cũng đến vừa kịp lúc khi ca sĩ Chế Linh nói lời đầu tiên với gần 30 người hiện diện trong Kiều Trang Entertainment club: “Xin chúc mọi người cùng gia đình bình an và gặp điều may mắn. Rất cảm ơn sự hiện diện của các bạn. Đây là club có thể nói như một gia đình. Trước khi đi, tôi tưởng đi hát một nơi nào lớn lao lắm thành tôi chuẩn bị “lên đồ dữ dằn lắm”. Tôi đã bỏ bớt nhiều lắm rồi đó, mà vẫn còn thấy nặng nề. Không khí này, có thể nói là hát từ trái tim của mình không cần phô trương cho thật nhiều mà cũng có thể nghe “rất là dễ nghe” bởi vì không có ồn ào. Còn trong các khán phòng mà tôi đi hát rất nhiều nơi. Nhưng lần đầu tiên trong đời, tôi hát ở chỗ này “nó ấm cùng dễ sợ luôn”. Và có những lần như thế này, tôi cũng mong mỏi bên Việt Nam, tôi đã hát những nơi có sức chứa 5, 6 ngàn người hoặc 9, 10 ngàn người mà hôm nay tôi thấy ở đây hình như mấy ngàn người luôn vì tâm hồn của những người thưởng ngoạn không phải những người nào cũng có không khí thưởng ngoạn như vậy. Thật sự, lần đầu tiên tôi rất cảm động và nói với anh Thạch, người bạn ngồi cạnh tôi như trong không khí của một gia đình. Bây giờ tôi xin mời các bạn thưởng thức bài hát của Trúc Phương và xin mượn bài hát này để chuyển tải đến những người yêu thương Chế Linh từ trước: “Ai cho tôi tình yêu…

Trong những bài hát mà được nghe ca sĩ Chế Linh trình bày, ca khúc “Thói Đời” của Chế Linh có thể là chủ đề của đêm nhạc hôm ấy tại Kiêu Trang Club- Mang thân phận con người lớn lên không ai không trải qua chính là – tình yêu và cuộc sống.

Ca sĩ Chế Linh trình bày ca khúc Thói đời

Đường thương đau đày ải nhân gian ai chưa qua chưa phải là người
Trong thói đời, cười ra nước mắt
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao
Còn gian dối cho nhau

Người yêu ta rồi cũng xa ta nên chung thân ta giận cuộc đời
Đôi mắt nào từng đêm buốt giá?
Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở
Tiền đổi thay khi rũ cơn mê
Để chua xót trên bước về

Rượu trần ai gội niềm cay đắng
Những suy tư in đậm đường hằn
Mình còn ai đâu để vui
Khi trót xa vũng lầy nhân thế
Cỏ ưu tư buồn phiền lên xám môi

Bạn quên ta tình cũng quên ta nên trắng đêm thui thủi một mình
Soi bóng đời bằng gương vỡ nát
Nghe xót xa ngồi lên tròng mắt
Đoạn buồn xa ta đã đi qua
Ngày vui tới ta vẫn chờ

Đường thương đau đày ải nhân gian ai chưa qua chưa phải là người
Trong thói đời, cười ra nước mắt
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao
Còn gian dối cho nhau

Người yêu ta rồi cũng xa ta nên chung thân ta giận cuộc đời
Đôi mắt nào từng đêm buốt giá?
Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở
Tiền đổi thay khi rũ cơn mê
Để chua xót trên bước về

Rượu trần ai gội niềm cay đắng
Những suy tư in đậm đường hằn
Mình còn ai đâu để vui
Khi trót xa vũng lầy nhân thế
Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi

Bạn quên ta tình cũng quên ta nên trắng đêm thui thủi một mình
Soi bóng đời bằng gương vỡ nát
Nghe xót xa ngồi lên tròng mắt
Đoạn buồn xa ta đã đi qua
Ngày vui tới ta vẫn chờ

Soi bóng đời bằng gương vỡ nát
Nghe xót xa ngồi lên tròng mắt
Đoạn buồn xa ta đã đi qua

Ngày vui tới ôi còn xa

Giọng ca ngân vang lặng đọng nhưng không dấu được những buồn phiền uất hận từ cuộc sống bình thường đến tình yêu… Ngay cả người tổ chức đêm nghe nhạc Chế Linh hôm ấy, vẫn còn ghi nhớ lời chia tay người bạn gái thời trung học đã đánh giá miệt thị cuộc đời của anh sau này: “Nếu mày không tiếp tục đi học thì sau này đừng hòng kiếm được việc trên 2 ngàn USD…”. Câu nói vô tình hay cố ý vẫn đeo đuổi anh đến ngày hôm nay trong khi anh sắp có cháu nội…Những người đã đến nghe đêm hôm ấy có thể có nghịch cảnh khác nhau và luôn có nhau khi cần thiết… Đêm hôm ấy  họ muốn nghe tiếng hát Chế Linh  để thấy“Thói đời cười ra nước mắt”.

Những ca khúc được Chế Linh trình bày như: Đoàn buồn cho tôi – Phút cuối – Thói đời – Thành phố buồn – Xót xa – Ai cho tôi tình yêu…v.v..

Mỗi lần cất tiếng hát, Chế Linh không quên một đề tài hay một chủ đề để nói. Khi trình bày ca khúc “Thành phố buồn”, người nghệ sĩ này không quên hồi tưởng: “Những năm 1970, các nhà in thường mua bản quyền sáng tác của nhạc sĩ, sau đó in thành từng tờ rồi bán lẻ. Chế Linh nhớ thời ấy, ba tên tuổi là Lam Phương, Trúc Phương, Duy Khánh bán được 100.000 đồng mỗi bài, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn được khoảng 50.000 đồng, còn Nhật Ngân, Trịnh Lâm Ngân được trả 30.000 đồng.

Lúc này, Chế Linh tập hợp một nhóm gồm các nhạc sĩ như Hàng Châu, Thanh Phương, Việt Thanh, Vinh Sử, đề xuất ý tưởng tự xin giấy phép để in và bán tờ nhạc. Thấy Chế Linh và Vinh Sử bán bài Đoạn buồn đêm mưa thành công, nhạc sĩ Lam Phương mang cho đàn em xem Thành phố buồn, nói: "Anh viết bài này cho em. Anh quyết định sẽ không bán bản quyển nữa mà tự in".

Để quảng bá cho ca khúc, Chế Linh đến hãng Đĩa hát Việt Nam của bà Sáu Liên thu âm. Bài hát được Đài Phát thanh Đà Lạt phát sóng đầu tiên, sau đó lan tỏa khắp miền Nam. Cùng lúc, vợ nhạc sĩ Lam Phương lúc ấy, nghệ sĩ Túy Hồng, đưa bài hát vào vở Phi vụ cuối cùng của Ban Kịch Sống Túy Hồng, phát trên Đài Truyền hình Sài Gòn. Theo tác giả kịch Thanh Thủy, ngay sau đêm vở Phi vụ cuối cùng phát sóng với ca khúc Thành phồ buồn vang lên xuyên suốt, người dân lùng sục tờ in bài hát. Chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn có tờ bài nhạc để trên kệ sách. Theo trí nhớ Chế Linh, nhạc sĩ Lam Phương in 100.000 bản trong lần đầu tiên, nhanh chóng "cháy" hàng. Những đợt sau, ông in đến 200.000, 300.000 tờ.

Trong sách Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương, do Nguyễn Thanh Nhã chấp bút theo tài liệu của gia đình, hồi đó, ông thu khoảng 12 triệu đồng tác quyền, tiền Việt Nam Cộng hòa (tương đương 432.000 USD). Năm 1971, vợ chồng nhạc sĩ Lam Phương mua căn biệt thự gần 300 mét vuông ở số 42 đường Nguyễn Lâm, quận 10, Sài Gòn. Ngôi nhà này giờ là tài sản của người thân gia đình nhạc sĩ Lam Phương. Tết năm 1971, để cảm ơn Chế Linh đã góp công lan tỏa ca khúc, vợ chồng nhạc sĩ Lam Phương, Túy Hồng đến thăm, tặng đàn em một bao lì xì có 500.000 đồng, là số tiền rất lớn lúc bấy giờ.

"Bài hát cho tôi tiền tài, danh vọng. Đi đến đâu, tôi cũng được yêu cầu hát ca khúc. Nhiều khán giả yêu mến bài hát, luôn yêu cầu nhạc sĩ Lam Phương viết thêm Thành phố buồn 2. Nhưng rồi anh ngã bệnh. Khi đến thăm, được sự đồng ý của anh, tôi viết bài, được nhiều khán giả đặt tên Thành phố buồn hơn". Nhưng cũng chính ca khúc này mà theo ca sĩ Chế Linh cho biết ông đã phải chịu biệt giam dưới chế độ Cộng Sản và nghĩ đến cái chết để giải quyết cuộc đời mình…

Chiến tranh cũng là ám ảnh lớn cuộc đời người ca sĩ Chế Linh nhìn một chàng trẻ tuổi đang điều khiển keyboard, ca sĩ Chế Linh lại nói: “ Một dàn nhạc hết sức lớn nhưng chỉ có một người một. Cảm ơn sự văn minh của loài ngoài, cảm ơn sự văn minh của nhân loại đã cho chúng ta những cái đẹp nhất, tốt nhất mà cũng cho chúng ta những điều hại vô cùng hại. Ngày xưa chiến tranh hoàn toàn khác với bây giờ, gần như Tết Mậu Thân của chúng ta chỉ có một góc tàn phá nào thôi, bom đạn rớt ở nơi nào đó thì mới ảnh hưởng và bây giờ hoàn toàn khác hẳn như chiến tranh Ukraine vừa thấy đó trở thành bình địa. Vô cùng nguy hiểm, thành thử tôi nhìn thấy chiến tranh ở Ukraine, Trung Đông Dãi Gaza, nhân loại ghê gớm quá, tàn sát người một cách tinh vi. Súng đạn chỉ bấm nhẹ nhẹ mà thôi nhưng vô cùng ghê gớm có thể bay khắp nơi. Bây giờ chỉ có biết cầu ơn Trên Thượng Đế ban cho tất cả mọi người trên trái đất này bình an mà thôi! Mà chỉ có thể cầu ơn Trên “dẹp mẹ súng đạn” và làm sao thế giới nào có thể chế loại súng nào có thể “control” súng đạn bắn không nổ và tôi tin sẽ tới ngày đó… Những gì có chất nổ sẽ không nổ được trong tương lai không xa…

Một điều bất ngờ với mọi người nhưng với anh Frank Vũ (Tín) đã chuẩn bị cho ca sĩ Chế Linh một chiếc bánh sinh nhật lần thứ 82 đã làm cho ông xúc động: “Hôm nay Tín đã bất ngờ đem đến cho tôi sự cảm động và ngày sinh nhật của Chế Linh năm nay, bên các nước tổ chức sinh nhật mà không có Chế Linh như ở Hà Nội, Saigon và các nơi khác. Thật sự ngày mai mới đúng ngày sinh nhật, hôm nay cho sinh sớm… Cảm ơn Tín và cảm ơn các bạn rất nhiều…”.

Ca sĩ Chế Linh thổi chiếc bánh sinh nhật của Frank Vũ tặng.

Chế Linh là ai? Tại sao người nam danh ca này lại có mặt trong “đêm tiền sinh nhật” của mình tại Kiều Trang Club, một dấu ấn đặc biệt cuộc đời lưu diễn của mình:

Chế Linh lúc còn trẻ

“Nam danh ca Chế Linh được xem là một huyền thoại của dòng nhạc vàng, là một trong những ca sĩ đầu tiên hát nhạc vàng phổ thông thịnh hành và được yêu thích cho đến ngày nay. Ông bắt đầu nổi tiếng từ thập niên 1960, sau đó cùng với các ca sĩ – nhạc sĩ Duy Khánh, Hùng Cường và Nhật Trường được xưng tụng là “tứ trụ nhạc vàng”, và trong bộ tứ này hiện nay chỉ còn lại duy nhất ca sĩ Chế Linh, 3 người còn lại đã tạ thế được nhiều năm. Click để nghe tuyển tập nhạc Chế Linh thu âm trước 1975 Ca sĩ Chế Linh tên thật là Jamlen (Trà – len), là người gốc Chăm tại vùng đất Phan Rang – Ninh Thuận. Ông còn có tên tiếng Việt Là Lưu Văn Liên, sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942 trong một gia đình có 3 anh em. Dù gia cảnh khó khăn, cha mất sớm khi mới 4 tuổi, nhưng Chế Linh may mắn được học hành đầy đủ. Lúc nhỏ, khi theo học chương trình tiểu học Pháp tại trường làng, ông được các linh mục người Pháp dạy thêm về nhạc lý căn bản. Lớn lên, Chế Linh theo học trung học tại trường Bồ Đề Phan Rang. Năm 1958, Chế Linh bỏ làng, rời mảnh đất quê hương quanh năm khô cằn nắng cháy để một mình vào Sài Gòn. Gần đây, trong một lần tự kể về cuộc đời, ông đã kể lý do của việc bỏ làng ra đi này là do làng của ông ở quê với làng kế bên thường xuyên xảy ra xích mích, ẩu đả nhiều lần, ông lúc đó dù còn nhỏ nhưng bị vạ lây, bị thương vài lần. Ngoài ra khi đó vẫn còn sự kỳ thị về sắc tộc giữa các làng với nhau. Sự việc này, cộng với lý do trước đó từng được Chế Linh kể lại là ông cũng muốn được mở mang tầm mắt, tìm kiếm tương lai tươi sáng hơn và không muốn an phận ở quê nhà. Năm 16 tuổi, Chế Linh trốn gia đình, không cho ai biết, nhờ hai người bạn thân chở tới một trạm xe lửa nhỏ. Ông kể lại: Xem bài khác Văn Cao – Một tinh cầu giá lạnh (tùy bút Tạ Tỵ) Nhạc sĩ Viễn Chinh – Tác giả của “Mùa Xuân Trong Thư Em” đã nằm lại trong một mùa Xuân “Tôi leo lên xe lửa chỉ với một chồng bánh tráng, một bộ đồ, phía đó không có một người quen biết nào cả, nhưng tôi đã nghĩ chỗ nào cũng là con người, rồi sẽ có tình thương, bao cậu bé đánh giày cũng sống được cơ mà. Khi ấy tôi thậm chí chưa nói thông thạo được tiếng Kinh, chưa biết chữ nên việc đầu tiên là tôi lo kiếm việc để sống chứ chưa có ý thức sẽ học nhạc. Đến Sài Gòn, ba ngày đầu tôi chẳng có nơi ngủ, chẳng có gì ăn ngoài bánh tráng. Đến ngày thứ tư một ông xích lô đã chở tôi đến gặp gia đình người Tàu để nhận trông con giúp. Ban ngày trông trẻ, buổi tối tôi tự học nhưng không dám thắp đèn của chủ, mà tự mua đèn dầu để học. Thấy tôi như vậy, họ sợ cháy nhà và thương tôi nên đã mua bàn, mua đèn neon cho tôi học. Từ đó gia đình coi tôi như con, ông bà cho tôi đi học.” Tuy được gia đình người Hoa đối xử rất tốt, được cho ăn học đàng hoàng, nhưng việc làm thuê như vậy không thể giúp tiến thân, không phải là mục đích khi quyết định rời xa quê, nên Chế Linh muốn tìm hướng đi khác cho cuộc đời. Thời điểm này Chế Linh chỉ biết tiếng Pháp và tiếng Chăm, thường hát nhạc Pháp và nghe cổ nhạc chứ không nghe tân nhạc Việt. Tuy nhiên vào năm 1960, ông quyết tâm bước chân vào làng nhạc với suy nghĩ rằng chỉ có âm nhạc mới có thể giúp hoà đồng được với cuộc sống ở vùng đất mới. Năm 1962, khi tròn 20 tuổi, Chế Linh có may mắn tình cờ gặp lại vị linh mục người Pháp lúc nhỏ đã dạy nhạc cho mình. Vị linh mục tốt bụng đã nhận nuôi và động viên ông tiếp tục đi học. Cũng trong năm này, đoàn văn nghệ Biệt Chính tổ chức cuộc thi tuyển lựa ca sĩ để bổ sung cho đoàn, Chế Linh đăng ký tham gia, xuất sắc giành được giải nhất và trở thành ca sĩ của Biệt Chính Đoàn, được làm việc chung với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng là Trúc Phương, Bằng Giang, Châu Kỳ,… Từ đó Chế Linh đã có thu nhập tương đối để tự nuôi sống bản thân mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai nữa. Chế Linh (đeo kiếng đen) trong Biệt Chính Đoàn Tuy nhiên, đoàn Văn nghệ Biệt Chính chỉ hoạt động được khoảng 2 năm thì giải tán. Các nghệ sĩ đã có sẵn tên tuổi trong đoàn như Châu Kỳ, Trúc Phương,.. đều trở về Sài Gòn, riêng Chế Linh và Bằng Giang thì ở lại Biên Hòa. Vì chưa có tên tuổi, Chế Linh đã nghĩ rằng nếu có trở lại Sài Gòn thời điểm đó cũng khó để có thể cạnh tranh với những giọng hát đã thành danh nên đã cùng người bạn là Bằng Giang đến vùng núi Bửu Long để làm tài xế chở đá thuê. Tuy nhiên Chế Linh cũng xác định đó chỉ là công việc tạm bợ, nên ngoài giờ làm việc, ông dành toàn bộ thời gian rảnh để luyện thanh, đồng thời tìm kiếm một con đường mới cho sự nghiệp, rèn luyện một phong cách riêng biệt, đó chính là cách hát thủ thỉ và nức nở, hát như là tâm sự. Ông đã cùng với người bạn là Bằng Giang hợp soạn những bài hát phù hợp với cách hát đó, với mong muốn là sẽ dễ dàng tiếp cận được đa số đại chúng nghe nhạc, đó là các bài hát Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, Bài Ca Kỷ Niệm… Khi sáng tác những ca khúc đầu tay này, Chế Linh chọn cho mình bút danh là Tú Nhi, với ý nghĩa là một đứa bé khôi ngô tuấn tú. Thời gian đó nhạc sĩ Bằng Giang là người luôn ở bên cạnh, biết rõ ý định của Chế Linh nên khi cảm thấy bạn mình đã đủ khả năng thì khuyên sớm trở lại Sài Gòn. Trong lúc Chế Linh vẫn còn đang lưỡng lự thì 2 nhạc sĩ Châu Kỳ và Trúc Phương từ Sài Gòn đã quay lại tìm Chế Linh để khuyên ông sớm gia nhập làng nhạc. Theo yêu cầu của Chế Linh, 2 nhạc sĩ tên tuổi này cũng sáng tác một số bài hát mang tính đại chúng, dễ nghe và dễ tiếp cận với phần đông khán giả, phù hợp với cách hát mà Chế Linh đã chọn. Trở lại Sài Gòn với giọng hát gần gũi, tràn đầy tình cảm trong các bài hát được sáng tác riêng cho giọng hát của mình, Chế Linh nhanh chóng trở thành một hiện tượng. Cuối năm 1964, hãng đĩa Việt Nam ký hợp đồng với tiếng hát Chế Linh trong nhiều năm. Từ đó ông chính thức tham gia vào làng nhạc và dần trở thành nam ca sĩ được yêu thích nhất của dòng nhạc vàng. Những năm tháng luyện giọng ở trên núi Bửu Long đã giúp Chế Linh khai phá ra một trường phái riêng biệt, giọng hát có nhiều ảnh hưởng đến các giọng ca nam hát nhạc vàng thế hệ sau này. Năm 1967, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, giám đốc hãng Continental đề nghị Chế Linh song ca cùng với học trò của ông là nữ ca sĩ Thanh Tuyền nhằm tạo ra sự mới mẻ. Giọng hát trầm mềm mại của Chế Linh kết hợp với giọng ca cao vút, thanh mảnh của Thanh Tuyền đã tạo ra một đôi song ca ăn ý, hoà quyện trong các nhạc phẩm viết về tình yêu đôi lứa, được khán giả chào đón nồng nhiệt. Bài hát đầu tiên mà đôi song ca này thể hiện là Hái Hoa Rừng Cho Em của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, và khi dĩa hát có bài này được tung ra thị trường đã trở nên ăn khách ngoài mong đợi. Từ đó đến nay Chế Linh và Thanh Tuyền cũng được xem là đôi song ca nhạc vàng thành công nhất và được yêu thích nhất. Những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970 đã đánh dấu thời kỳ hoàng kim của tên tuổi Chế Linh.

Đặc biệt là năm 1972, ông được nhật báo Trắng Đen trao giải Kim Khánh cho nam ca sĩ được yêu thích nhất. Tuy nhiên, cũng trong năm này, các hoạt động âm nhạc của Chế Linh bị chính quyền bắt đầu kiểm soát, bị cấm hát ở nhiều nơi đặc biệt trên đài phát thanh và truyền hình, với lý do giọng hát của ông gây ảnh hưởng xấu cho tâm lý người lính. Sau 1975, Chế Linh bị chính quyền mới cấm hát hoàn toàn. Năm 1978, ông bị khép tội phản động, bị bắt và biệt giam 18 tháng. Chế Linh khoảng năm 1978 Năm 1980, Chế Linh vượt biên đến Canada và định cư ở đó đến nay. Tại Canada, ngoài việc ca hát, thu âm, đi lưu diễn ở nhiều nước có người Việt Chế Linh còn kinh doanh và mở phòng thu. Năm 1984, Chế Linh cộng tác với trường đại học Sorbonner của Pháp thực hiện một dự án về văn hoá Chăm. Ông cũng từng ở Pháp suốt 2 năm để nghiên cứu về âm nhạc Chăm. Năm 2007, Chế Linh trở về nước theo đoàn văn hoá của UNESCO. Tuy nhiên, ông chỉ tham gia biểu diễn giao lưu tại một chương trình riêng dành cho cộng đồng người Chăm, chứ không được cấp phép biểu diễn. Mãi đến năm 2011, Chế Linh mới được cấp phép biểu diễn trong nước cho đến nay. Hiện nay ở tuổi tròn 80, Chế Linh vẫn chưa giải nghệ và còn đi hát. Có thể xem ông là một trong những ca sĩ lớn tuổi nhất thế giới vẫn còn hoạt động văn nghệ ở thời điểm hiện tại. Để giữ được giọng hát trong thời gian suốt 60 năm qua như vậy, Chế Linh đã tự đặt ra những nguyên tắc khắt khe cho chính mình, đó là không bao giờ nói chuyện với ai trước mỗi đêm diễn, thậm chí không nói chuyện cả với vợ. Ngoài ra, danh ca Chế Linh cũng là người rất nghiêm túc và có bản lĩnh trong nghệ thuật. Ông là ca sĩ hiếm hoi nói không với hát nhép trong suốt sự nghiệp của mình, ngoại trừ một số chương trình buộc phải diễn để thu DVD và công khai cho khán giả biết ca sĩ hát nhép (Như trên Paris By Night hay Asia..). Ông chia sẻ: “Tôi không thích hát nhép, chương trình nào có Chế Linh tham gia, tôi cũng bảo ban tổ chức là: Cho Chế Linh hát live, bởi nhiều khán giả chờ đợi mình cả năm trời để nghe nghệ sĩ hát mà nhép thì tội lắm”. Về cuộc sống gia đình, Chế Linh là ca sĩ nhạc vàng có nhiều vợ (chính thức) và nhiều con nhất với 4 người vợ và 14 người con. Năm 21 tuổi, Chế Linh lấy người vợ đầu tiên. Họ sống với nhau trong 4 năm và có 5 người con. Sau khi chia tay người vợ đầu, ông cưới người vợ thứ hai năm 1967, có với nhau 4 người con sau 4 năm. Điều đặc biệt là 2 người vợ này là 2 chị em ruột, rất thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Khi sáng tác ca khúc nổi tiếng Mai Lỡ Mình Xa Nhau, Chế Linh đã lấy bút danh Lưu Trần Lê, trong đó Lưu là họ trong tiếng Việt của ông, còn Lê là họ của người vợ đầu, Trần là họ của người vợ 2 (là chị em ruột nhưng 1 người mang họ cha, 1 người mang họ mẹ). Sau khi chia tay người vợ thứ 2 năm 1971, chỉ một năm sau đó ông cưới người vợ thứ ba là Thúy Hằng, lúc đó mới 17 tuổi. Mặc gia đình ngăn cấm, Thúy Hằng vẫn làm vợ Chế Linh có với nhau 2 người con sau 3 năm chung sống. Chế Linh và người vợ thứ 4 Cuối năm 1975, Chế Linh tổ chức đám cưới lần thứ 4 và có thêm 3 đứa con. Người vợ thứ 4 này là bà Vương Nga, vẫn gắn bó với Chế Linh cho đến ngày nay.”.

Ca sĩ Chế Linh và người vợ thứ tư hiện tại

Ca sĩ Chế Linh đã đến Dallas một cách âm thầm rồi ra đi lặng lẽ như chiếc lá rơi rụng trái mùa và cũng như “Thói đời” in đậm những con người lãng tử.

Kim Dinh

Previous
Previous

Tôi tin đạo nhưng không tin người có đạo

Next
Next

Bản Tường Trình của Ủy Ban Thúc Đẩy, Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ (Thank You America) Tại Thành Phố San Jose.