Trại họp mặt “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn”, thành phố Denton, Texas
Denton, TX.- Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt lần đầu tiên tổ chức buổi họp mặt “ Nối Vòng Tay Tỵ nạn” lần đầu tiên tại thành phố Denton, tiều bang Texas trong 3 ngày từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 năm 2024.
Những người tỵ nạn vừa vui cười nhày múa dưới ánh nắng ấm áp mùa thu vào tháng 10 của Texas. Họ là những người chưa từng quen biết nhau đã gác lại cuộc sống bon chen trở về đây bằng phương tiện hàng không hay lái xe từ khắp nước Mỹ để họp mặt chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt tay trong tay thắt chặt mối liên hệ vô hình kết nối cuộc đời họ với nhau. Tuyệt đại đa số những người đến trại “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn” là những thuyền nhân Việt Nam đã từng sống trong các trại tỵ nạn khắp vùng Đông Nam Á trong những năm vào thập niên 1970, 1980 và 1990 khi chiến tranh Việt nam vừa chấm dứt. Từ đó, đưa đến làn sóng vượt biển, vượt biên rời bỏ đất nước, quê hương xứ sở lánh nạn Cộng sản. Nhưng cũng không biết bao nhiêu những người xấu số vùi sâu dưới lòng đại dương mênh mông hay trong rừng sâu nước độc. Những người may mắn sống sót được các Chiến hạm ngoài khơi cứu vớt đưa đi tạm trú các trại tỵ nạn ở Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Hồng Kông v.v…trước khi được định cư nước thứ ba. Đối với những người tham dự “Nối Vòng Tay Tỵ nạn” là một trải nghiệm không bao giờ quên đối với người tỵ nạn.
Cảm tưởng chung khi tham dự trại “Nối Vòng Tay Tỵ nạn là kéo họ về khoảng thời gian và không gian nào đó đề họ nhớ lại một phần nào đó như địa điểm, thời gian những cái tên như Bidon, Galang hay Palawan được nhắc lại trong lúc gặp nhau trò chuyện, làm quen tại trại “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn”. Trong trường hợp bà Lâm Kim Phương vượt biền bằng thuyền đến Mã Lai năm 1978, bà được đưa đến trại Bidon và sống ở đó một năm trước khi định cư tại Hoa Kỳ. Bà dán một miếng giấy nhỏ trên sơ đồ triển lãm của trại cho biết nơi bà đã đến Mã Lai với cử chỉ và lời nói thật xúc động.
Theo ban tổ chức cho biết cuối cùng đã trở thành hiện thực sau 4 năm đình hoãn vì đại dịch Vũ Hán. Mục đích tổ chức trại “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn” không ngoài mục đích giới thiệu về lịch sử người Việt tỵ nạn. Chương trình chính là tìm hiểu về hoạt động của Viện Bào Tàng Thuyền Nhân – Một sự khởi đầu cho một công tác lâu dài và chương trình văn nghệ và lửa trại không thể thiếu của trại “nối Vòng Tay Tỵ Nạn”. Tuy trong lần này số người trẻ không nhiều nhưng qua mục đích và ý nghĩa của “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn” giúp cho thế hệ sau này một cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử mà họ ít được nghe và đặc biệt với những thế hệ lớn lên tại Việt nam. Có một em từ Việt Nam, tên Thủy Tiên tham dự bày tỏ ý kiến của mình: “ Thật cảm động và cảm thất thương cho những người phải rời bỏ quê nhà, rời bỏ gia đình để tìm lẽ sống riêng cho mình.”. Một em trẻ khác, rất trẻ tên Najorae Trang- Kwina nó rằng nên tiếp tục kể lại chuyện tỵ nạn đề các em thế hệ tiếp nối gắn kết với cội nguồn. Một lời bày tỏ với sự xúc động của anh Nguyễn Phước Quý Đức đến từ Orange County: “Không cần biết anh ở giai cấp nào trong xã hội, cuối cùng anh là người tỵ nạn. Mình sẽ tìm những sự đồng cảm để chia sẻ chân tình cũng không cần biết anh từ đâu đến. Anh Steve Lê mong các trại “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn” tiếp tục để có thêm bạn mới
Đã 50 năm vấn đề vẫn còn đó di sản phải truyền thụ cho con cháu, bắt chước người Do Thái không bao giờ bị mất văn hóa và truyền thống dù có nhiều khi bị mất nước. Tất cả mọi người dự trại “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn” đều nhìn ra nhu cầu phải giữ gìn di sản tỵ nạn nếu không thì con cái sẽ suy thoái giống như người bản xứ, sa đà vào trụy lạc và hưởng thụ vật chất rồi mất đi tinh thần tranh đấu, sống còn của di dân vốn là sức mạnh cốt lõi của Hoa Kỳ.
Tinh thần bền bĩ này được minh họa bằng các câu chuyện của Doanh Nhân thành đạt nhất Hoa Kỳ, Giáo Sư ĐH Yale, và các đại học Y Khoa, ĐH Kỹ Thuật, … Trại có sự hiện diện của các ân nhân của thuyền nhân: 3 mục sư người Mỹ đã sát cánh với Việt Tộc trong suốt 50 năm qua.
Dân Tỵ Nạn bằng thuyền thật là hăng hái, can đảm và đều có những chấn thương ít hay nhiều từ chuyến hải hành tìm cái sống trong gian nguy, chết chóc gặp lại nhau…
Không gì cảm động hơn khi nhớ lại những dòng lệ chập chùng trong đêm lửa trại. Những người Việt tỵ nạn đã kể cho nhau nghe cuộc đời tỵ nạn và cầu nguyện cho những người tỵ nạn đã nằm xuống dưới lòng Đại dương hay nơi rừng sâu!
Trại “Nối Vòng tay Tỵ Nạn” thật tuyệt vời, khi chia tay mọi người đều lưu luyến … thôi thì hẹn đến sang năm ở Washington DC hay là một tiểu bang nào đó !!!
Khi cuộc hẹn còn dang dở!
Kim Dinh ghi lại