Học thuyết kinh tế của ông Biden đang thất bại trong ‘cuộc cạnh tranh’ với Trung Cộng

Đại diện Thương mại Katherine Tai làm chứng trước Ủy ban Tài chính Thượng viện trên Đồi Capitol ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 12/05/2021. (Ảnh: Susan Walsh/Pool/AFP qua Getty Images)

Đại diện Thương mại Katherine Tai làm chứng trước Ủy ban Tài chính Thượng viện trên Đồi Capitol ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 12/05/2021. (Ảnh: Susan Walsh/Pool/AFP qua Getty Images)

Chính phủ của Tổng thống Biden là là hiện thân của sự kém cỏi về chính sách ngoại giao yếu ớt trước các hoạt động thương mại săn mồi liên tục của Bắc Kinh.

Ông Biden đã không đạt được tiến bộ nào đối với các hoạt động thương mại mang tính săn mồi của Bắc Kinh, như đã được minh chứng trong các bình luận công khai gần đây của đại diện thương mại của ông. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai gần đây cho biết, trong một số cuộc họp, bà không muốn thổi phồng “sự cạnh tranh” với Trung Cộng, mong muốn được tham gia cùng với các đối tác Trung Cộng và rằng các nhượng bộ của Hoa Kỳ, dưới hình thức có nhiều loại trừ thuế quan hơn, đang được xem xét.

Nói cách khác, Tổng thống Biden đang nắm lấy củ cà rốt của sự xoa dịu để đưa Bắc Kinh trở lại bàn thương lượng, nơi Trung Cộng mạnh nhất. Trên thực tế, Trung Cộng mạnh đến mức thậm chí còn chưa thèm hạ cố đồng ý [tham gia] một cuộc họp, mặc dù Trung Cộng thường hoan nghênh trò chơi “vừa lấy vừa nói” (“take-and-talk”), nơi các chính trị gia Hoa Kỳ có vẻ đạt được tiến bộ thông qua các cuộc đàm phán, trong khi Bắc Kinh thì thay đổi sự thật trên thực tế để có lợi cho họ. Những thay đổi gia tăng mà ông Biden đang chậm chạp theo đuổi đã mang lại rất ít hiệu quả. Hơn một năm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông và các chiến lược khoe khoang tập trung vào đồng minh được hầu như không làm được gì để xoay chuyển các vấn đề thương mại Trung Cộng. Pháp và Đức không hợp tác. Bắc Kinh thậm chí còn không gặp đại diện thương mại của ông Biden, chứ chưa nói gì đến thực hiện các cam kết đã có với ông Trump.

Các mức thuế quan mới chủ yếu chấm dứt vào tháng 06/2019 sau khi ông Trump áp đặt mức thuế tổng thể, trong hai năm, đối với hơn 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế quan đối với hơn 110 tỷ USD hàng hóa của Hoa Kỳ.

Vào năm 2019, tác động thương mại dự kiến ​​của thuế quan cuối cùng đã thành thục. Cán cân thương mại âm của Hoa Kỳ giảm từ mức trước khi có thuế quan năm 2017 là 375 tỷ USD xuống mức sau thuế quan là 344 tỷ USD. Khoản chênh lệch 31 tỷ USD có thể sẽ được tạo ra từ việc gia tăng mua hàng của Hoa Kỳ từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Sự thay đổi này cũng có thể đã cải tổ dòng chảy thương mại toàn cầu để các quốc gia khác sẽ mua khoảng 31 tỷ USD tương tự từ Trung Quốc, nhưng có thể ở mức giá thấp hơn một chút so với mức giá mà chúng ta đã trả.

Việc buộc thương mại của Hoa Kỳ rời khỏi Trung Quốc có thể làm tăng giá cả của chúng ta một chút, nhưng việc này cũng có khả năng làm tiền lương và thu nhập chịu thuế ở Hoa Kỳ và các quốc gia mà chúng ta mới nhập cảng, [đây là] chưa kể đến việc cải thiện nguồn thu của chính phủ Hoa Kỳ có thể được sử dụng để giảm thuế hoặc thâm hụt ngân sách. Và việc dịch chuyển thương mại ra khỏi Trung Quốc, nếu thương mại đó là các mặt hàng chiến lược như thép và máy thông gió, khiến chúng ta ít phụ thuộc vào Bắc Kinh hơn trong tình huống khẩn cấp tiếp theo, và làm giảm doanh thu mà Bắc Kinh có thể sử dụng chống lại chúng ta hoặc các đồng minh của chúng ta nếu họ muốn thực hiện thông qua nhiều mối đe dọa chiến tranh, bao gồm chống lại Hoa Kỳ, Úc, Đài Loan, và Philippines.

Năm 2020, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 310 tỷ USD. Điều này, cùng với những lo ngại ngày càng tăng của các nhà đầu tư phương Tây về nền kinh tế Trung Quốc, có thể đã tác động đến Trung Quốc đủ mạnh để gây ra những rạn nứt cấu trúc trong nền kinh tế của nước này, dẫn đến các vụ vỡ nợ lớn như khủng hoảng Evergrande và mất điện, cả trong vài tuần qua.

Một công nhân đi trước trụ sở của Evergrande ở Thâm Quyến, đông nam Trung Cộng, hôm 26/09/2021. (Ảnh: Noel Celis/AFP qua Getty Images)

Một công nhân đi trước trụ sở của Evergrande ở Thâm Quyến, đông nam Trung Cộng, hôm 26/09/2021. (Ảnh: Noel Celis/AFP qua Getty Images)

Suy thoái kinh tế ở Trung Quốc có thể giúp buộc Trung Cộng tới bàn thương lượng, nhưng sự suy thoái này cũng có thể lây nhiễm cho các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu đã đầu tư đáng kể vào Trung Quốc. Các công ty này, và các công ty phương Tây có xuất cảng nhiều sang Trung Quốc, đang vận động hành lang ở Hoa Thịnh Đốn để rút lại thuế quan trước khi chúng có thể có tác động lớn hơn nữa.

Điểm tốt cho ông Biden, cho đến nay, là vẫn chưa loại bỏ thuế quan của Tổng thống Trump. Nhưng ông cũng không đổi mới dựa trên các chiến lược của ông Trump, chẳng hạn như thông qua vận động hành lang thành công các thủ đô Âu Châu để cùng Hoa Kỳ toàn cầu hóa thuế quan của Trung Quốc, và do đó đóng cửa các lối thoát kinh tế của Bắc Kinh. Thay vào đó, ông Biden dường như đang sử dụng thuế quan như một con bài mặc cả, điều này chứng tỏ rằng thuế quan là cái gai đối với Bắc Kinh chứ không chỉ là “thuế đánh vào người tiêu dùng Mỹ.”

Cái gai đó sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu Trung Quốc phải trải qua sự phối hợp đóng cửa quyền tiếp cận thị trường ở Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, và Anh, những thị trường xuất cảng lớn nhất của họ. Liên minh các quốc gia này sau đó sẽ có đòn bẩy thương lượng thực sự đối với Bắc Kinh về một loạt vấn đề, bao gồm chủ nghĩa bành trướng quân sự ở Biển Đông, mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Đài Loan, dự kiến ​​gia tăng phát thải khí nhà kính cho đến năm 2030, và tất nhiên là việc họ không tuân thủ thỏa thuận thương mại với ông Trump. Tại thời điểm đó, sẽ là ông Tập Cận Bình phải cầu xin các cuộc đàm phán thương mại, chứ không phải bà Katherine Tai.

Nhưng chiến lược đó của ông Biden, nếu còn tồn tại, rõ ràng là đang thất bại. Cho đến nay, Bắc Kinh [vẫn] đang đổi mới và tiếp tục các hoạt động săn mồi của mình. Để đối lại, ông Biden nên tăng thuế quan.

Nhưng không đạt được một liên minh thống nhất về thương mại, ông Biden thay vào đó đang báo hiệu thất bại bằng cách yêu cầu các cuộc đàm phán thương mại. Ông Biden đang nắm lấy củ cà rốt của việc giảm thuế quan để đạt được các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, điều sẽ chỉ có thể mang lại những nhượng bộ tượng trưng, ​​nếu có.

Và Tổng thống Biden đang có kế hoạch chi 2 ngàn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, đây có thể là một liều hỗ trợ cần thiết đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Nhưng Bắc Kinh cũng có thể hưởng lợi, ví dụ, thông qua việc bán thép và bê tông được nhà nước trợ cấp cho các nhà xây dựng Hoa Kỳ.

Cho đến nay, học thuyết kinh tế của ông Biden (Bidenomics) đã hoạt động không hiệu quả và có nguy cơ làm đảo ngược các tiến bộ của chính phủ của Tổng thống Trump đối với Trung Cộng. Sẽ không có hồi kết khi Bắc Kinh tiếp tục các chính sách thương mại săn mồi và tăng trưởng kinh tế do nhà nước lãnh đạo. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ, vốn đã bị phá hủy ngày càng nhiều do bị đặt vào tình thế thương mại Trung Quốc được trợ cấp từ những năm 1970, cần phải nhanh chóng hành động để giữ được thị phần ít ỏi mà họ đang có.

Previous
Previous

Donald Trump rớt khỏi danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes

Next
Next

Mỹ liệu có rơi vào 'khủng hoảng tài chính lịch sử' do nợ công?