Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ không phải là nơi Đảng Cộng Hòa đấu với Đảng Dân Chủ

Sự khác biệt về quan điểm giữa các thẩm phán không phải là sự khác biệt về nguyên tắc Hiến Pháp. Bản thân Pháp viện nên được tôn vinh.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn hôm 20/06/2024. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã được các thành viên khác nhau như Chánh án phái bảo tồn truyền thống William Rehnquist và Thẩm phán phái tự do Ruth Bader Ginsburg ca ngợi là “viên ngọc quý” của Hiến Pháp với quyền lực xét xử tư pháp.

Tối cao Pháp viện nên được tôn kính không phải vì sự ngẫu nhiên về nhân cách hay sự thuyết phục về hệ tư tưởng mà vì vai trò thể chế quan trọng của tòa án này trong hệ thống phân quyền của Hiến Pháp, trong việc ngăn sự lạm quyền của chính phủ và tôn vinh tự do như là một điều vẻ vang của Hoa Kỳ.

Ông James Madison, người khai sinh ra Hiến Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền, đã giải thích, “Các tòa án tư pháp độc lập sẽ tự coi mình là những người bảo vệ đặc biệt cho các quyền đó; họ sẽ là một thành lũy bất khả xâm phạm trước mọi vị trí quyền lực trong các cơ quan lập pháp hoặc hành pháp; theo lẽ tự nhiên, họ sẽ được dẫn dắt để chống lại mọi hành vi xâm phạm các quyền được quy định rõ ràng trong Hiến Pháp qua tuyên ngôn nhân quyền.”

Không giống như Quốc hội hay Tòa Bạch Ốc, các thẩm phán được bổ nhiệm chứ không phải được bầu chọn dựa trên những lời hứa hẹn mang tính cơ hội trong chiến dịch vận động được thúc đẩy bởi những khoản đóng góp hào phóng cho chiến dịch tranh cử. Các thẩm phán sẽ phục vụ suốt đời. Họ bước vào Tối cao Pháp viện mà không có bất kỳ lời cam kết tranh cử nào.

Previous
Previous

Tổng thống Biden cân nhắc rời cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc?

Next
Next

Tòa Bạch Ốc bác bỏ những khẳng định nói TT Biden thảo luận tương lai chiến dịch tranh cử với gia đình