Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa

George J. Veith

I. LỜI GIỚI THIỆU

Đối với Hoa Kỳ, sự bại trận của miền Nam Việt Nam, có thể nói đó là chính sách tồi tệ nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Một sự hiểu biết đầy đủ về đoạn kết ván cờ - từ ngày 27 tháng Giêng năm 1973 ký kết hiệp định Hòa Bình cho đến khi miền Nam Việt Nam đầu hàng ngày 30 tháng Tư năm 1975 - Mặc dầu đã có nhiều sách báo tài liệu giải thích về sự sụp đổ này trong thập niên 1980 với lời bình luận từ nhiều chuyên viên, phân tích gia, cấp chỉ huy quân đội, chính trị gia, phóng viên báo chí, và mới đây nhất tài liệu từ phía Việt Nam (Bắc Việt) và chính quyền Hoa Kỳ rất quan trọng cho các nhà nghiên cứu sử học.

Cuộc chiến Việt Nam kết thúc như thế nào cần được xem xét lại một cách có hệ thống, nguyên tắc. Để học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm, như trường hợp Iraq, Afghanistan và những trận chiến tranh trong tương lai, người Hoa Kỳ đưa một đơn vị cấp lớn sang tham chiến.

Bài viết này nói về sự cắt giảm viện trợ, và trả lời bốn câu hỏi quan trọng.Chuyện gì xẩy ra cho quân đội VNCH đưa đến việc xụp đổ trong vòng 55 ngày? Khi nào Bắc Việt quyết định tấn công trở lại và họ che dấu quyết định của họ như thế nào? Và họ đã xử dụng kết qủa trận tấn công bất ngờ Ban Mê Thuột ra sao? Quân đội VNCH có thực sự yếu kém về mặt cấp chỉ huy, không đủ khả năng theo như báo chí Hoa Kỳ. Tại sao Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân chủ lực trên vùng Cao Nguyên để khởi đầu cho sự sụp đổ?

Để tìm hiểu thêm sự sụp dổ của miển Nam Việt Nam, mà hầu hết người Hoa Kỳ cho rằng sự hủy diệt miền Nam trong vòng 55 ngày trong tháng Ba và Tư năm 1975 đã chứng minh, cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm lớn. Những người Hoa Kỳ “khuynh tả” (thiên cộng) đã từ lâu xem thường người bạn đồng minh (VNCH) là một chế độ tham nhũng, trấn áp nguyện vọng của đa số người dân muốn đất nước thống nhất. Cả hai nhóm phản chiến Hoa Kỳ và Tây phương đều sơn phết chính quyền Nam Việt Nam là một chế độ độc tài, quân phiệt, tham nhũng, thiếu khả năng, lãnh đạo kém, hoàn toàn lệ thuộc vào sự viện trợ, cố vấn, không trợ của người Hoa Kỳ. Các nhóm phản chiến cố tình làm hư hại sự yểm trợ cho VNCH cho rằng, chỉ có giải pháp chính trị… một chính phủ liên hiệp là giải pháp hợp lý để kết thúc chiến tranh. Ngoài ra, cộng sản miền Nam (Việt Cộng) đòi hỏi phải giải tán chính quyền dân cử VNCH, truớc khi đồng ý tham gia chính phủ liên hiệp. Điều này cả VNCH lẫn Hoa Kỳ không chấp nhận.

Sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền, quân đội Saigon cho thấy nhóm khuynh tả đúng. Hình ảnh quân đội VNCH hỗn loạn được chiếu trên các hệ thống truyền hình thế giới lúc Đà Nẵng thất thủ. Và những hình ảnh khác… trực thăng di tản trên nóc tòa đại sứ Hoa Kỳ, chiến xa T-54 Bắc Việt tiến vào bên trong sân dinh Độc Lập. Theo lập luận nhóm khuynh tả, chính quyền Saigon là một chế độ độc tài, đàn áp đảng phái, quân đội VNCH không hiệu qủa. Kết luận này gieo vào trong đầu người Hoa Kỳ, nhúng tay vào cuộc chiến này là một sai lầm lớn.

Cho rằng Nam Việt Nam thiếu khả năng là điều không đúng. Không đúng vì chưa tìm hiểu sâu xa nguyên nhân, chỉ là những tấm ảnh chụp vội vã nhất thời. Thí dụ, sự tan vỡ tuyến phòng thủ Đà Nẵng, không phải vì quân đội VNCH thiếu khả năng, mà vì tinh thần chiến đấu suy sụp, kết qủa có những hình ảnh xấu như kể trên, chỉ xẩy ra trong những ngày cuối cùng trước khi thành phố Đà Nẵng thất thủ.Ít người biết rằng, Quân Đội VNCH ngoài Quân Đoàn I đã chiến đấu rất tốt cho đến khi, tin di tản hỗn loạn trên Quân Đoàn II gửi về. Tiếp theo là những tin đồn thất thiệt đã thương thuyết “cắt đất” cho cộng sản (kể cả trên Kontum, Pleiku)… như vậy, chuyện đã rồi, không cần phải chiến đấu nữa… Cộng thêm vấn đề hàng triệu người dân tỵ nạn, hốt hoảng, khiếp sợ cộng sản làm cho binh sĩ xuống tinh thần, bỏ đơn vị lo đi tìm gia đình, vợ con trong sốđoàn người dân tỵ nạn, chạy giặc.

Quyển sách (công trình nghiên cứu) của tôi trình bầy những điều cáo buộc không đúng về quân đội VNCH, nhưng không che dấu, bào chữa cho những lỗi lầm, khuyết điểm của họ. Quân đội VNCH phải trả lời điều này, sự tham nhũng lan tràn trong chính quyền, quân đội VNCH, và hệ thống chỉ huy tập trung quyền hành. Sự sai lầm chính trong chiến lược năm 1975, không phải vì người lính VNCH hèn nhát, ông Thiệu không thích một hệ thống chỉ huy tập trung trong quân đội VNCH (Tổng TMT ngồi chơi xơi nước), bốn vị tư lệnh quân đoàn nắm toàn quyền trong vùng trách nhiệm của mình, khi bị quân đội Bắc Việt tấn công năm 1975, các Quân Đoàn VNCH thiếu sự phối hợp chống lại trận tấn công toàn diện, trên khắp bốn vùng chiến thuật của địch. Mỗi vùng chiến thuật phải tự mình đương đầu với một đạo quân trang bị hùng hậu, yểm trợ tiếp vận tốt, tấn công phối hợp.

Trên căn bản, có bốn lý do chính cho sự thất trận của miền Nam Việt Nam: Bắc Việt không tôn trọng Hiệp Định Hòa Binh Paris 1973, tình trạng kinh tế VNCH, Hoa Kỳ rút quân đội về nước và cắt bớt viện trợ, trước tình hình trở nên xấu, Tổng Thống Thiệu đã có những quyết định sai lầm về chiến lược quân sự. Hai yếu tố khác ảnh hưởng các hoạt động quân sự: thời tiết và điạ thế. Hai mùa nắng, mưa trong miền Nam ảnh hưởng các hoạt động quân sự cho cả đôi bên, cường độ của cuộc chiến. Về điạ dư, quân đội VNCH phải bảo vệ đướng biên giới phiá tây dài 800 dặm, núi rừng cao nguyên, dân cư thưa thớt, cây rối rậm rạp che dấu sự tập trung quân của địch. Ngoài ra phần còn lại chạy ra biển rất hẹp, khó ngăn chận đội hình chiến xa của địch từ vùng rừng núi hướng tây tấn công xuống.

Đối với một số ít người Hoa Kỳ vẫn còn lại trong khi Nam Việt Nam đang giẫy chết, Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ như một việc làm tàn ác … chặt đứt đôi chân VNCH đến đầu gối. Tài liệu Bắc Việt chiếm lợi thế vì quân ội VNCH ngày càng yếu đi vì sự cắt viện trợ, trong khi quân đội Bắc Việt đã phục hồi được những tổn thất sau trận tấn công lễ Phục Sinh năm 1972.       

Ngoài sự cắt giảm viện trợ từ năm 1973 - 1975, Quốc Hội Hoa Kỳ cũng giới hạn việc sử dụng sức mạnh quân đội, gây khó khăn cho các lãnh tụ chính trị. Sự kiện này càng hủy hoại quân đội VNCH nhanh chóng hơn.

Để thực hiện mục đích thống nhất đất nước, trong tháng Năm 1973 giới lãnh đạo cộng sản Hà Nội quyết định tấn công lớn trong miền Nam. Để làm “chánh nghĩa” trận tấn công, họ đổ lỗi người Hoa Kỳ, VNCH đã vi phạm hiệp định Paris nhiều lần.

II. HIỆP ĐỊNH HÒA BÌNH PARIS (28 tháng Giêng 1973)

Mặc dầu, niềm hy vọng rất lớn, hiệp định Hòa Bình Paris sẽ đem lại hòa bình lâu dài cho vùng Đông Dương. Bản hiệp định bị Bộ Chính Trị Bắc Việt xé nát, xử dụng võ lực để thống nhất đất nước, đối với miền Nam, bản hiệp định đem lại sự lo sợ hơn là chuyện hòa bình. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu xem bản thảo hiệp định như một sai lầm lớn, đe dọa sự sống còn của miền Nam Việt Nam. Để ông Thiệu an tâm, Tổng Tống Hoa Kỳ Richard M. Nixon hứa hẹn “trả đũa mạnh bạo” cho những điều vi phạm bản hiệp định, cả người Hoa Kỳ lẫn người dân miền Nam Việt Nam đều biết đó là những trận thả bom trừng phạt miền Bắc. Ông ta (Nixon) cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyèn VNCH tồn tại.

Đối với miền Nam Việt Nam, những điều Tổng Thống Nixon hứa hẹn bảo đảm sự sống còn của miền Nam Việt Nam. Quân đội Bắc Việt cho xâm nhập người, đồ trang bị tiếp liệu vào miền Nam hiển nhiên giữa ban ngày là một thử thách, nếu chính quyền Hoa Kỳ có trự trả đũa tương xứng cho sự vi phạm. Mặc dầu đã hứa hẹn với ông Thiệu trước đó, vụ bê bối Watergate nghe lén các buổi họp của đảng Dân Chủ và phong trào phản chiến trong Quốc Hội nhận chìm xuồng những điều hứa hẹn của Tổng Thống Nixon.

Vào đầu tháng Năm, Quốc Hội Hoa Kỳ thông quađạo luật Bổ Sung Quốc Phòng, không ngân khoản nào được xử dụng cho các hoạt động chiến đấu của Quân Đội Hoa Kỳ trong vùng Đông Dương. Tổng Thống Nixon phủ quyết đạo luật Case-Church nhưng Quc Hội vẫn thông qua không chấp thuận cho Tổng Thống xử dụng đơn vị tác chiến trong vùng Đông Dương. Đạo luật này được áp dụng kể từ ngày 7 tháng Mười Một năm 1973.

III. CHUẨN BỊ TẤN CÔNG

Miền Nam Việt Nam cần viện trợ khẩn cấp. Các quốc gia Ả Rập không bán dầu hỏa làm giá xăng tăng vọt lên, làm cho lạm phát tăng 67% trong năm 1973. Vấn đề này làm cho người lính VNCH càng nghèo hơn, nhưng huyền diệu thay, họ vẫn tiếp tục chiến đấu.

Vấn đề cắt giảm viện trợ trở nên nghiêm trọng hơn, người Hoa Kỳ phải viên trợ vũ khí khẩn cấp cho quân đội Do Thái trong trận Yom Kippur trong tháng Mười năm 1973. (Trận Yom Kippur, Do Thái bị Ai Cập, Syria tấn công trước, thiệt hại nặng trong tuần lễ đầu). Quân đội VNCH phải cắt giảm số lượng đạn dược tiêu thụ. Vấn đề xăng dầu cũng phải giới hạn, cả phi cơ và xe cộ quân sự. Một đạo quân theo binh thư Hoa Kỳ dựa vào hỏa lực và khả năng di động, phút chốc hai lợi điểm này biến mất (TT Thiệu, đánh giặc theo kiểu con nhà nghèo).

Quân đội VNCH tiếp tục chiến đấu, mặc dầu viện trợ đã giảm xuống chỉ còn 1,126 tỷđô la (giảm xuống từ 1,6 tỷ), tuy nhiên ngân khoản trên không cho phép mua phụ tùng thay thế cho xe cộ, tầu bè, phi cơ. Quan sát viên cho biết, với 900 triệu đô la viện trợ, khả năng di động, phòng thủ trong tam cá nguyệt thứ ba, thứ tưcho năm 1975 sẽ yếu đi nhiều. Với 750 triệu đô la, quân đội VNCH không đủ khả năng chống đỡ một trận tấn công quy mô của địch. Với 600 triệu đô la, Thiếu Tướng John E. Murray (trưởng Phòng Tùy Viên Quân Sự - DAO) nói rằng, Hoa Kỳ nên “khai tử VNCH, đầu tư vôích (hết thuốc chữa), và lời hứa lèo (TT Nixon).”

Đến cuối tháng Bẩy, lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ bỏ phiếu, cắt bớt viện trợ cho VNCH từ 1.126 tỷ xuống còn đúng 1 tỷ. Thượng Nghị Sĩ John Stennis quyết định gom tất cả tiền viện trợ cho VNCH vào chung một ngân khoản, gọi là “Viên Trợ Quốc Phòng cho Việt Nam” (DAV).

Đầu tháng Tám, vấn đề viện trợ cho VNCH trở nên xấu hơn, Hạ Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu rút số tiền viện trợ từ 1 tỷ xuống còn 700 triệu đô la. Tuy vậy, ngân khoản cho cơ quan DAO tính trong số tiền viện trợ cho VNCH, như vậy số tiền còn lại cho quân đội VNCH chỉ còn 500 triệu. Con số này đã xuống dưới con số ước tính của cơ quan DAO để cho quân đội VNCH có thể tự vệ. Saigon không có đủ đạn dược, nhiên liệu cần thiết cho trận tấn công cuối cùng của quân đội Bắc Việt. Cơ quan DAO tiên đoán, đến cuối tháng Sáu (30 tháng Sáu năm 1975), quân đội VNCH sẽ không còn nhiên liệu xăng dầu, và đạn dược chỉ còn đủ cho 30 ngày.

Tổng Thống Nixon từ chức đầu tháng Tám năm 1974, làm dễ dàng cho chiến lược của cộng sản. Ngày 9 tháng Tám năm 1974, Gerald R. Ford tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống. Trong bài diễn văn đầu tiên, ông ta ước muốn sự cảm thông trong quân chúng Hoa Kỳ (hai đảng đối lập) “Cơn ác mộng dài của quốc gia chấm dứt.” (chiến tranh Việt Nam). Trong tháng Chín, Tổng Thống Ford ân xá cho công dân Nixon. Ông Ford vẫn theo chính sách của Nixon “Hòa bình trong danh dự” cho Việt Nam.

Trong khi đó, Bắc Việt đang chuẩn bị cho một trận tấn công quy mô lớn để thử nhiệm sức kháng cự của quân đội VNCH. Nhiều phân tích gia cho rằng, trận tấn công chiếm tỉnh Phước Long là một thử nghiệm, để biết người Hoa Kỳ có trảđũa, yểm trợ cho quân đội VNCH hay không? Tướng Trần Văn Trà đi nước cờ xa hơn, mở các trận tấn công khác trong Quân Đoàn III trói chân quân đội VNCH.

Ngày 13 tháng Mười Hai, các đơn vị dưới quyền Tướng Trà gồm có hai trung đoàn bộ binh từ hai sư đoàn 303 và 7, đơn vị đặc công, pháo binh và công binh, tấn công bất ngờ Bù Đăng trong tỉnh Phước Long. Một tiểu đoàn làm nỗ lực phụ tấn công quận Bù Đốp, một tiểu đoàn khác tấn công Đồng Xoài (quận Đôn Luân).

Sau hơn một ngày chiến đấu, các đơn vị ĐPQ kiẹt quệ, quân cộng sản lấy được Bu Đăng, Bù Na. Như cơn lốc cuốn, quân đội Bắc Việt thanh toán các đồn bót ĐPQ trên quốc lộ 14. Đến ngày 17 tháng Mười Hai, quân cộng sản kiểm soát đoạn đường dài 50 dặm (80 cây số) trên quốc lộ 14. Quân cộng sản lấy được kho đạn chứa 6.400 đạn đại bác 105 ly và hai đại bác 105 ly.

Lê Đức Anh tư lệnh Mặt Trận B-2 (Quân Đoàn III VNCH), xử dụng một trung đoàn bộ binh, cùng đơn vị đặc công tấn công Bù Đốp, năm tiêu đoàn khác tấn công Đồng Xoài. Quân Đoàn III VNCH nhận thấy tình hình nghiêm trọng, không vận tiểu đoàn 2, trung đoàn 7, sư đoàn 5 BB VNCH vào phi trường Phước Bình, nằm án ngữ hai thành phố (Phước Long, Phước Bình). Phi cơ VNCH thả bom nhưng không hiệu qủa vì hỏa lực phòng không của địch. Đến ngày 31 tháng Mười Hai, Tướng Lê Đức Anh cho quân tấn công phòng tuyến VNCH bảo vệ Phươc Bình.

Ngày 2 tháng Giêng năm 1975, Tổng Thống Thiệu họp nội các về tình hình Phước Long. Lý do viên tỉnh trưởng vẫn lạc quan, bộ Tổng Tham Mưu không chắc chắn về tình hình chiến trường ở Phước Long. Mặc dầu Trung Tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh Quân Đoàn III xin thêm viện binh, đặc biệt sư đoàn Nhẩy Dù.Ông Thiệu không đồng ý, ra lệnh cho ông ta xử dụng quân cơ hữu Quân Đoàn. Cuối cùng ông Thiệu đồng ý cho tăng cường Phước Long với liên đoàn 81 Biệt Cách Dù khoảng 3.000 quân.

Trong thời gian đó, liên đoàn 81 Biệt Cách Dùđang cố gắng tái chiếm lại núi Bà Đen trong tỉnh Tây Ninh, cần thời gian để thâu hồi các toán biệt kích đang xâm nhập vào khu vực núi Bà Đen. Liên đoàn lúc đó có hai đại đội sẵn sàng đi trước vào Phước Long, phần còn lại sẽ vào sau. Sáng ngày 4 tháng Giêng, Đại Tá Phan Van Huấn liên đoàn trưởng 81 BCD cho lệnh Trung Tá Vũ Xuân Thông cùng hai đại đội trực thăng vận vào trước bắt tay với quân trú phòng.

Quân cộng sản tấn công với đơn vị đặc công cùng với chiến xa. Trước sức tấn công của địch, Trung Tá Vũ Xuân Thông cùng quân BCD phá vòng vây băng qua song, chạy thoát vào rừng. Chiến xa Bắc Vit chạy sâu vào trong thị xả Bình Long, viên Tỉnh Trưởng cùng với binh sĩ còn lại cũng tìm đường thoát băng qua sông … nhưng mất tích…

IV. TỔNG THỐNG FORD ĐỐI PHÓ

Sau khi Phước Long thất thủ, Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin lâp tức đánh điện cho Kissinger yêu cầu hành động: “Chúng tôi đã đến khúc quanh lịch sử của hiệp định Paris… Bắc Việt … cương quyết dùng sức mạnh quân đội để thôn tính miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ phải trảđũa miền Bắc để làm rõ chính sách Hoa Kỳ trong vùng Đông Dương.

Mặc dầu có sự khuyến cáo mạnh mẽ của Đại Sứ Martin, bộ Quốc Phòng quyết định chỉ xin 300 triệu đô la. Ngày 14 tháng Giêng, Tổng Thống Ford chọn giải pháp chỉ xin 300 triệu đô la. Hơn nữa, ông Ford không muốn đụng chạm tới Quốc Hội. Vị Tổng Thống Hoa Kỳ bị “đóng khung” không chỉ bị giới hạn về quân sự trong vùng Đông Dương, còn bị quần chúng Hoa Kỳ chống đối việc quay trở lại (xử dụng Không Lực trảđũa Bắc Việt vi phạm hiệp định). Tổng Thống Ford chỉ có thể đổ lỗi Quốc Hội nếu chính quyền Saigon, hay Phom Penh (Nam Vang) xụp đổ vì sự cắt giảm viện trợ.

Tuy vậy, Tổng Thống Ford vẫn cố gắng… Uy tín của ông ta đối với quần chúng Hoa Kỳ thấp (vì chuyện VN và Watergate từ thời Tổng Thống Nixon), Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng kinh tế xuống dốc (khủng hoảng), đa số người Hoa Kỳ không muốn viện trợ cho Việt Nam. Ông Ford tiếp tục yêu cầu “Cảm thấy tiền viện trợ rất cần thiết cho sự sống còn của miền Nam Việt Nam và Cambodia… Nếu thảm họa xảy ra (chính quyền VNCH và Cambodia sụp đổ), uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới sẽ bị tổn thương nặng nề.” Ngay tức khắc, yêu cầu của Tổng Thống Ford bị đa số dân biểu Quốc Hội chống đối.

Đối với VNCH, lúc đó đã qúa muộn để nhận được viện trợ. Quân đội của Tướng Giáp (Võ Nguyên Giáp) đã di chuyển bí mật đến khu vực phiá nam vùng cao nguyên và thành phố Ban Mê Thuột làm mục tiêu chính cho trận tấn công quy mô trong năm (1975). Ban Mê Thuột có vị trí chiến thuật, giao điểm của những trục giao thông chính trên vùng cao nguyên: đường 14 (lên Pleiku, Kontum) và đường 21 (về miền duyên hải Nha Trang). Lý do thứ hai là khu vực này quân đội VNCH phòng thủ kém, tập trung nơi hướng bắc phòng thủ hai thành phố Kontum và Pleiku. Nếu quân đội Bắc Việt kiểm soát được đường 14, cùng với quận Đức Lập (Quảng Đức), và tỉnh Phước Long vừa chiếm được, Hà Nội có thểđưa quân trừ bị từ miền Bắc vào thẳng đến cửa ngõ thủ đô Saigon.

 V. CHÚNG TA ĐÃ THẮNG MỘT TRẬN LỚN

Đúng 2 giờ 45 phút sáng ngày 10 tháng Ba 1975, ba đại đội thuộc trung đoàn 198 đặc công xâm nhập vào đồn điền sát hàng rào phi trường L-19 (nằm hướng bắc thành phố Ban mê Thuột). Một đơn vị đặc công khác 38 người, xâm nhập vào sát kho đạn Mai Hắc Đế nơi hướng tây nam thành phố.

Đúng 3 giờ sáng, một sĩ quan Bắc Việt nâng khẩu AK-47 lên bắn vỡ tan đèn phòng thủ quét qua lại quan sát. Đó cũng là tiếng súng lệnh, tiếp theo là những tiếng nổ bộc phá, tiếng nổ đạn súng cối của địch vào bên trong phi trường L-19. Một tiếng súng báo hiệu thứ hai, cho hỏa tiễn 122 ly, đại bác 130 ly rơi vào nhiều vị trí khác trong thành phố, bộ chỉ huy tiểu khu Darlac, bộ tư lệnh sưđoàn 23 Bộ Binh VNCH. Đơn vịđặc công tràn vào bên trong phi trường (L-19), tấn công đơn vị Điạ Phương Quân phòng thủ phi trường. Đến 6 giờ sang, đặc công chiếm đưọc một góc phi trường, một đại đội đặc công khác tiến vào chiếm đóng khu vực “Ngã Sáu” chính yếu của thành phố, đợi cho đoàn chiến xa và bộ binh trung đoàn 95B/BV tiến vào.

Một đơn vị đặc công khác tấn công phi trường Phụng Dực cách Ban Mê Thuột 5 dặm về hướng đông. Khu vực này có hai hậu cứ trung đoàn 44, 45 sư đoàn 23 BB/VNCH, lúc đó đang có tiểu đoàn 3, trung đoàn 53, sư đoàn 23 BB trấn giữ (nghỉ ngơi, dưỡng quân). Hậu cứ trung đoàn 44 lúc đó chỉ có thành phần yểm trợ bảo vệ, hai tiểu đoàn, trung đoàn đặc công 198 trong đó có tiểu đoàn “số 1” 27 tấn công.

Quân Bắc Việt tấn công từ lúc 3 giờ 20 phút đến 7 giờ sáng, chiếm được hậu cứ trung đoàn 44 BB, đài kiểm soát không lưu phi trường Phụng Dực. Hậu cứ trung đoàn 45 BB có tiểu đoàn 3, trung đoàn 53 BB trấn giữ, quân đội Bắc Việt mất thì giờ, tổn thất cao, cuối cùng trung đoàn 198 đặc công phải rút ra khỏi căn cứ, bao vây, cô lập tiểu đoàn 3/53 BB.

Đến 6 giờ 30 phút sáng, quân Bắc Việt ngừng pháo kích vào thị xã Ban Mê Thuột cho đoàn chiến xa T-54 của địch tiến vào tấn công. Từ hướng bắc theo đường 14 trung đoàn 95B cùng với chiến xa tiến vào thành phố, một nhánh tẽ ra vào chiếm đóng phi trường L-19, nhánh thứ hai vào trấn đóng khu vực Ngả Sáu trung tâm thành phố. Sau khi các đơn vị Điạ Phương Quân ở hai khu vực trên tan hàng, đoàn quân bộ binh, thiết giáp trung đoàn 95B BV tiến sâu vào tấn công bộ chỉ huy tiểu khu Darlac (từ Ngã Sáu theo đường Thống Nhất sẽ đến BCH/TK Darlac, đối diện bên kia đường là biệt điện Bảo Đại. Qua tiểu khu, đi tiếp sẽ đến bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB/VNCH cùng các đơn vị yểm trợ đóng rải rác xung quanh (quân Y, Công Binh, Quân Cụ…).

Quân đội VNCH, đại đội trinh sát sư đoàn 23 BB, đơn vị ĐPQ tiẻu khu chống trả quyết liệt bắn cháy mấy chiến xa T-54 của địch. Tuy nhiên trước hỏa lực mạnh mẽ của địch, các đơn vị VNCH phải rút lui ra xa, đến buổi tối quân đội Bắc Việt hoàn toàn kiểm soát khu vực bộ chỉ huy tiểu khu, tuy nhiên bộ tư lệnh sư đoàn23 BB vẫn tiếp tục kháng cự.   

Qua ngày hôm sau 11 tháng Ba, quân đội VNCH vẫn phải chiến đấu liên tục. Tướng Hoàng Minh Thảo tư lệnh Mặt Trận B-3 điều động thêm quân vào chiến trường: sư đoàn 10 BV (thường hoạt động trong tỉnh Kontum), sư đoàn 316 chính quy từ miền Bắc vào thẳng chiến trường Ban Mê Thuột cùng với trung đoàn 95B đã vào trước, được pháo binh yểm trợ mở các trận tấn công dữ dội vào bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB, hậu cứ trung đoàn 45, sư đoàn 23 BB trong khu vực phi trường Phụng Dực. Đến lúc đó, các đơn vị VNCH, kể cả tiểu đoàn 3/53 BB đã kiệt sức…

Vị tỉnh trường cùng với tư lệnh phó sư đoàn 23 BB chạy thoát ra đến ngoại ô thị xã Ban Mê Thuột, định tìm đường về Nha Trang. Vị tư lệnh phó bị bắt sau đó, ông tỉnh trưởng mấy ngày sau mới bị bắt. Trận Ban Mê Thuột coi như kết thúc…

 VI. QUYẾT ĐỊNH ĐƯA ĐẾN SỤP ĐỔ

Ban Mê Thuột Thất Thủ đưa ra một loạt quyết định, cuối cùng dẫn đến sự xụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong khoảng thời gian hơn 5 ngày, nhiều sự lựa chọn độc lập khác nhau ở Hà Nội, Saigon và Washington (Hoa Kỳ), phơi bầy ra những chiến lược được các tướng lãnh quân đội, chính trị gia của cả hai bên xử dụng từ hai thập niên qua.

Đại Tướng Cao Văn Viên TTMT quân đội VNCH tin rằng, trận đánh Ban Mê Thuột thành công như một “phản ứng hóa học trong đầu” Tổng Thống Thiệu” Ban Mê Thuột mất về tay địch quân, quân cộng sản tấn công khắp nơi trong miền Nam Việt Nam, Người Hoa Kỳ không xử dụng quân đội trả đũa cho những vi phạm hiệp định Hòa Bình Paris, Phước Long thất thủ, và có lẽ sẽ cắt viện trợ. Tất cả những chuyện đó làm cho ông Thiệu vộì vã thay đổi chiến lược căn bản của ông ta. Ông Thiệu đã chiến đấu từ năm 1973, theo lời hứa hẹn của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon, sẽ trả đũa mạnh mẽ (vi phạm của cộng sản) và tiếp tục viện trợ. Cả hai điều này đều không có, không thực hiện được và Tổng Thống Nixon đã phải từ chức về vụ Watergate.

Sự khác biệt không phải chỉ riêng viện trợ, người Hoa Kỷ sẽ không yểm trợ quân sự nữa. Trong năm 1972, Ông Thiệu có sự yêm trợ mạnh mẽ, hữu hiệu của Không, Hải Quân Hoa Kỳ, và khả năng di động (không vận), chống lại các trận tấn công của quân đội Bắc Việt / Việt Cộng. Ngay lúc này (đầu năm 1975), ông ta không có cả hai. Phước Long thất thủ chứng tỏ Không Quân Hoa Kỳ đã không quay trở lại. Phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ sang thăm Saigon trong tháng Balàm “hư hại” những hy vọng về sự viện trợ của Hoa Kỳ. Không còn hy vọng nơi người Hoa Kỳ, quân đội VNCH phải đương đầu trực diện với khoảng 20 sưđoàn Bắc Việt / Việt Cộng, vũ khi tối tân… thu gọn tuyến phòng thủ về những trọng điểm là giải pháp tốt đẹp nhất.

Ngày 14 tháng Ba, Tổng Thống Thiệugọi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II đến dự phiên họp trong vịnh Cam Ranh. Ông ta muốn biết kế hoạch phản công tái chiếm Ban Mê Thuột của Tướng Phú. Ông Phú đưa ra dự trù rút hết quân chủ lực còn lại trên Kontum, Pleiku (Biệt Động Quân, Thiết Giáp và mấy tiểu đoàn bộ binh sưđoàn 23) theo liên tỉnh lộ 7B về miền duyên hải (để có quân tái chiếm Ban Mê Thuột). Đường 7B là con đường duy nhất chưa bị địch quân cắt đứt, hai quốc lộ 19 từ Pleiku đi Qui Nhơn và quốc lộ 25 từ Ban Mê Thuột đi Nha Trang đã bị cắt tại nhiều nơi. Theo bản đồ, đường 7B sẽ tách ra từ quốc lộ 14 nơi phiá nam thành phố Pleiku, bang qua Cheo Reo thủ phủ tỉnh Phú Bổn, sau đó rẽ về hướng đông ra đến thành phố Tuy Hòa  thủ phủ tỉnh Phú Yên. Từđó, các đơn vị di tản về sẽ theo quốc lộ 1 về hướng nam đến quốc lộ 21, theo hướng tây tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột.

Tổng Thống Thiệu chấp thuận, ra lệnh cho Tướng Phú ba ngày phải hoàn tất việc rút quân.Các vị tướng lãnh khác không chống đối (Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng Văn Quang, cố vấn an ninh, Đại Tướng Cao Văn Viên TTMT). Nếu thành công, Tướng Phú có thể cho quân tiến lên hướng bắc, lấy lại Pleiku và Kontum.

Việc rút quân ra khỏi hai tỉnh phía bắc vùng cao nguyên Kontum, Pleiku, Ông Thiệu đang cố gắng rút lui trong lúc các đơn vị cấp lớn chính quy Bắc Việt đang ở … gần đó, và không có sự yểm trợ mạnh mẽ của Không Lực Hoa Kỳ. Đó là một việc làm đầy nguy hiểm. Ông Thiệu xem chừng không còn lựa chọn nào khác, quân đoàn II đã bị cắt đứt nơi phiá nam, hai sư đoàn chính quy Bắc Việt 10, và 316 vẫn còn nằm trong Ban Mê Thuột, và sẽ di chuyển lên tấn công Pleiku nếu không triệt thoái.

Việc chỉ huy rút lui qúa tồi tệđưa đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Tướng Phú không phải là vị tướng có khả năng chỉ huy cấp quân đoàn. Không một vị tướng thâm niên nào có mặt trong buổi họp ngày 14 tháng Ba trong vịnh Cam Ranh lên tiếng chống lại kế hoạch rút lui, hoặc đòi hỏi Tướng Phú phải cung cấp kế hoạch rút lui chi tiết, trước khi cho lệnh rút. Trong khi việt rút lui (hay di tản chiến thuật) làđiều hợp lý, nhưng không thể thực hiện được. Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho ba ngày phải hoàn tất việc rút quân, bỏ rơi người dân cùng chính quyền địa phương “Lệnh này cấp Tỉnh Trưởng không được biết” là một thảm họa. Tướng Phú chọn con đường bị hư hại, bỏ hoang từ nhiều năm qua, không ai đểý lấy yếu tố bất ngờ. Đó là một lỗi lầm về phương diện quân sự trên Quân Đoàn II VNCH.

Triệt Thoái Trên Vùng Cao Nguyên “Con Đường Máu và Nước Mắt” biến thành một vũng lầy hỗn loạn, nhiều đơn vị quân đội tan rã, thường dân và xe cộ không thể tự vệ đối với các cuộc phục kích của quân đội Bắc Việt chờ sẵn. Sư đoàn 320 (sư đoàn Thép) chính quy Bắc Việt bo cáo, sau ba ngày giao tranh đã giết được 755 địch quân (VNCH), bắt sống 5.590 quân nhân VNCH trong đó có 512 sĩ quan. Khoảng 7.225 binh sĩ “ra đầu hàng”, tổng cộng 13.570 người. Thêm vào đó, theo Tướng Đặng Vũ Hiệp, chính ủy mặt trận B-3 (cao nguyên), khoảng 20.000 thường dân vẫn còn trong thung thũng Cheo Reo, đã được cung cấp thục phẩm, phương tiện để trở về Pleiku, Kontum. Một số lớn thường dân đi thoát đến Cung Sơn (Phú Yên), thoát khỏi thung lũng tử thần Cheo Reo, nhưng rất nhiều quân nhân VNCH (Biệt Động Quân) vẫn còn kẹt lại (nhiều người ra hàng vì hết nước uống… mùa hè trên vùng cao nguyên). Chỉ có một phần ba xe cộ (chiến xa M-41, M-113) dưới quyền Đại Tá Đồng, tư lệnh lữ đoàn 2 Kỵ Binh đi thoát về đến Cung Sơn (quận Cung Sơn thuộc về tỉnh Phú Yên), do công của liên đoàn 7 Biệt Động Quân, đánh xuyên qua nút chặn của địch trên đèo Tu Na (Phú Bổn). Liên đoàn 7 BĐQ bị thiệt hại một tiểu đoàn trưởng tử trận (Th/Tá Võ Mộng Thủy TĐ32/BĐQ), một tiểu đoàn phó bị thương (Đ/Úy Hiệp TĐ 58 ‘tên cũ 41’/BĐQ).Phía Biệt Động Quân bị thiệt hại nặng, ngoài số vũ khí bị mất, BĐQ mất đi nhiều chiến binh can trường, huấn luyện đầy đủ. Các liên đoàn: 4, 22, 23 và 25 bị thiệt hại nặng lúc giao tranh với địch xung quanh thị trấn Cheo Reo. Lữđoàn 2 Kỵ Binh cùng các đơn vị pháo binh quân đoàn không còn khả năng tác chiến.

VII. QUÂN ĐOÀN I SỤP ĐỔ

Điạ thế vùng I chiến thuật đóng vai trò quan trọng nhất, lợi thế nghiêng về phiá địch. Rặng Trưòng Sơn chạy ra biển phân chia Huế, Đà Nẵng làm hai phần riêng biệt nơi đèo Hải Vân, ngọn đèo chiến lược rất quan trọng, chỉ cần một đơn vị nhỏ của địch chiếm đóng, có thể cắt đứt hai tỉnh điạ đầu giới tuyến Quảng Trị Thừa Thiên ra khỏi phần còn lại của vùng I chiến thuật: Quảng Nam, Quảng Tín, và Quảng Ngãi. Hướng tây là rung núi che phủ dẫy Trường Sơn, phần còn lại đồng bằng miền duyên hải rất hẹp.

Các đơn vị của Tướng Giáp ngoài vùng I sẽ tấn công trong hai giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng Ba cho đến đầu tháng Năm. Ngày tấn công sẽ không được chậm trễ hơn 5 tháng Ba.Thời gian có thể trùng hợp với trận tấn công trên Quân Đoàn II. Giai đoạn 2, sẽ kéo dài từ tháng Bẩy cho đến tháng Tám. Mỗi giai đoạn có hai kế hoạch (phương án), phần căn bản (những gì phải đạt được) và phần cơ hội (những điều kiện thuận lợi).

Cũng theo lệnh của Tướng Giáp, Mặt Trận B4 (Quân Khu Trị Thiên) đưa các đơn vị đặc công, cán bộ chính trị, và 5 tiểu đoàn chủ lực miền xâm nhập vùng duyên hải (các tỉnh Quảng Trị Thừa Thiên). Ngày 8 tháng Ba, các đơn vị điạ phương Việt Cộng mở một loạt các trận tấn công trong hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên. Quân điạ phương Việt Cộng thất bại ở Quảng Trị phải rút lên núi, tuy nhiên gây lo sợ cho dân chúng Quảng Trị, 100.000 người bỏ nhà cửa chạy về Huế.

Mặc dầu quân đi VNCH mất vài vị trí nơi hướng nam Huế, sau tuần lễ dâu tiên, Tướng Trưởng tự tin, cho rằng đã ngăn chận được quân đội Bắc Việt. Nhưng ngày 12 tháng Ba, bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH gửi công điện ra cho Tướng Trưởng, ra lệnh trả sư đoàn Dù về Saigon. Trước tình thế hai sư đoàn tổng trừ bị trói chân ngoài vùng I chiến thuật, bộ TTM cần thêm một sư đoàn để tái chiếm Ban Mê Thuột, đồng thời bảo vệ thủ đô Saigon. Trên thực tế, gần như Saigon không có tuyến phòng thủ thứ hai. Tổng Thống Thiệu, đặc biệt tin là quân cộng sản cố gắng đánh chiếm Tây Ninh làm thủ đô cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời (PRG-VC).

Tướng Trưởng cố gắng thuyết phục ông Thiệu… Lấy mất sưđoàn Dù số 1 sẽ tạo một khoảng trống lớn trong hệ thống phòng thủ của ông ta, làm quân dân vùng I chiến thuật xuống tinh thần. Lúc đó, vấn đề dân tỵ nạn từ Quảng Trị chạy vào Huế đã làm cho tình hình trở nên đáng lo ngại.

Tuy nhiên, ông Thiệu không dễ thuyết phục được, đặc biệt viện trợ Hoa Kỳ đã bị cắt và cũng không hy vọng được Không Lực Hoa Kỳ yểm trợ. Sự lựa chọn tốt nhất cho ông Thiệu lúc này là củng cố lực lượng, tiết kiệm đạn dược, đồ trang bị, tiếp vận, và cố gắng chống lại trận tấn công của quân đội Bắc Việt trong mùa khô. Tổng Thống Thiệu tuyên bố, thà mất một phần đất còn hơn phải liên hợp với cộng sản.

Buổi tối hôm đó, ngành tình báo Quân Đội Nhân Dân (BV) báo cáo cho Tướng Giáp, liên đoàn 14 Biệt Động Quân đã được gom lại trong Đà Nẵng (VNCH chuyển quân). Mặc dầu lúc đó ông Giáp đang tập trung trên vùng cao nguyên, sau khi nghiên cứu sự di chuyển của Biệt Động Quân, kết hợp với việc rút quân ra khỏi Pleiku, ông Giáp tin rằng VNCH sắp làm một chuyện gì tưong tự (như trên vùng cao nguyên). Ngay tức khắc, ông ta ra lệnh mở trận tấn công mới ngoài vùng I chiến thuật, không cho quân đội VNCH lập một túi phòng ngự tại Đà Nẵng. Ngày 17 tháng Ba, ớng Giáp gửi công điện cho Thiếu Tướng Nguyễn Hữu An, tư lệnh Quân Đoàn 2 chính quy Bắc Việt (ba sưđoàn 304, 324, và 325), lập tức tấn công giải phóng thành phố Huế, tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Trong hồi ký, ông ta viết “Tình thế phát triển nhanh chóng, cơ hội lớn đến nhanh chóng hơn chúng ta dự đoán.Địch quân (VNCH) bây giờ chỉ lo chống đỡ các trận tấn công của chúng ta… và lúc này lo di tản chiến thuật, tái phối trí. Quân Khu Trị Thiên phải nỗ lực tấn công trên khắp các mặt trận. Đặc biệt từ hướng tây, tấn công các đơn vị chủ lực của địch, cắt đường giao thông tiếp vận Huế – Đà Nẵng.

Việc tái phối trí các đơn vị TQLC ngoài Quảng Trị, đúng như Tướng Trưởng đã lo lắng. Dân chúng Quảng Trị tức khắc rời bỏ xóm làng xuôi về nam. Ngày 17 tháng Ba, một đợt sóng người chạy giặc về đến Huế đem theo nguồn tin tức chấn động, TQLC bất ngờ rút lui khỏi Quảng Trị. Trung Tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh tiền phương Quân Đoàn I ở Huế ghi lại “Việc rút các đơn vị TQLC ra khỏi tỉnh Quảng Trị làm các đơn vị Điạ Phương Quân xuống tinh thần. Tin đồn thương thuyết bí mật cắt vùng I chiến thuật cho cộng sản gây hoang mang dân chúng.

Ngày 19 tháng Ba lúc 3 giờ chiều, Quân Đội Nhân Dân mở trận tấn công dọc theo sông Thạch Hãn Quảng Trị. Hai tiểu đoàn Biệt Động Quân liên đoàn 14 vừa từ Đà Nẵng ra thay cho TQLC đã phải tận lực chiến đấu (liên đoàn 14 BĐQ tháng Tám năm trước ‘1974’ đã bị thiệt hại nặng trong trận Thường Đức ‘TĐ 79/BĐQ’). Rạng đông ngày hôm sau, một đơn vịđiạ phương Việt Cộng có 4 chiến xa T-54 lữ đoàn 203 Chiến Xa (BV) yểm trợ, di chuyển sâu về hướng nam dọc theo bờ biển, khoảng 6 dặm sau phòng tuyến VNCH. Một đại đội ĐPQ trông thấy, báo cáo rồi rút chạy, lúc đó khoảng 12 giờ trưa. Chuyện này xẩy ra cho tất cả các đơn vị ĐPQ còn lại ở Quảng Trị, sau khi TQLC rút đi, họ không còn tinh thần chiến đấu.

Trước tình hình suy sụp, Đại Tá Nguyễn Thành Trí tư lệnh phó sư đoàn TQLC, Trung Tướng Lâm Quang Thi tư lệnh tiền phương Quân Đoàn I ra lệnh cho liên đoàn 14 BĐQ, các đơn vị Điạ Phương Quân còn lại tỉnh Quảng Trị rút về lập phòng tuyến mới dọc theo bờ sông Mỹ Chánh. Ông Trí ra lệnh cho tiểu đoàn 7, lữ đoàn 258 TQLC đang đợi tầu Hải Quân nơi cửa Thuận An vào đón về Đà Nẵng, ngừng lại đợi lệnh. Tiểu đoàn (7) TQLC sẽ tăng cường tuyến phòng thủ Mỹ Chánh về phía đông quốc lộ 1.

Trên các ngọn đồi hướng nam thành phố Huế, sư đoàn 324, quân đoàn 2 chính quy Bắc Việt tấn công các vị trí quan trọng trên đồi 224, 303, núi Bông và núi Mỏ Tầu. Quân Bắc Việt lấy được đồi 224, nhưng khựng lại nơi đồi 303, quân đội VNCH (sư đoàn 1 BB, liên đoàn 15 BĐQ) chống trả quyết liệt. Trên núi Bông, một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 1, sư đoàn 1 BB bị thiệt hại nặng, nhưng một tiểu đoàn khác cùng trung đoàn (1BB) phản công lấy lại cao điểm. Hai bên tấn công qua lại trên núi Bông, đến buổi sáng ngày 22 tháng Ba, trung đoàn 1 BB hoàn toàn kiểm soát khu vực núi Bông. Trên núi Mỏ Tầu, trung đoàn 54 BB, sư đoàn 1 BB đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch.

Tướng Nguyễn Hữu An (Quân Đoàn 2 BV) ra lệnh pháo binh yểm trợ sưđoàn 325 (QĐ 2: 304, 324 và 325) bắn phá quốc lộ 1, không cho xe cộ VNCH di chuyển, làm cho xe cộ bị kẹt cứng trên quốc lộ 1. Nhiều xe thường dân trúng đạn, người chết vương vãi khắp nơi, nhiều người quay trở lại Huế. Chính quyền VNCH phải đưa dân ra cửa Thuận An đợi tầu Hải Quân vào đón đưa về Đà Nẵng. Vài tiếng đồng hồ sau, hiện tượng “gia đình” xảy ra ngoài Quân Đoàn I VNCH, nhiều binh sĩ sư đoàn 1 BB rã ngũ, bỏđơn vị đi tìm gia đình, vợ con. Các đơn vị Địa Phương Quân, đơn vị yểm trợ cũng bắt đầu tan rã.

Tiếp theo, Tưóng An ra lệnh cho sư đoàn 325 từ khu vực đồi núi, di chuyển ra cắt quốc lộ 1. Sư đoàn 325 ra lệnh cho ba tiểu đoàn di chuyển suốt đêm, trong cơn mưa lớn, vùng rừng núi ra đóng chốt trên quốc lộ 1. Sau khi đi vòng qua các vị trí ĐPQ/VNCH, ba tiểu đoàn Bắc Việt sư đoàn 325 ra đến quốc lộ 1 lúc rạng đông ngày 22 tháng Ba. Các đồn ĐPQ/VNCH trên quốc lộ bắn vào đơn vị địch, nhưng quân chính quy Bắc Việt nhanh chóng đuổi ĐPQ bỏ chạy, chiếm đóng một đoạn đường dài khoảng 2 dặm trên quốc lộ 1. Quân Đoàn 2 BV cho rằng việc cắt đứt quốc lộ 1 nơi hướng nam thành phố Huế là “cú đấm” hiệu qủa nhất (không cho quân đội VNCH  thoát chạy về Đà Nẵng).

Được báo cáo đồi 560 rơi vào tay địch quân, Trung Tướng Lâm Quang Thi ra lệnh cho Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm, tư lệnh sư đoàn 1 BB, mở trận tấn công nghi binh đỡ cho TQLC (phá chốt của địch trên quốc lộ 1). Sau đó xử dụng đơn vị trừ bị cuối cùng, TĐ 94, liên đoàn 15 BĐQ. TQLC cùng BĐQ phải lo phá các chốt trên quốc lộ 1, cho xe cộ di chuyển. Trận đánh kéo dài cả ngày vẫn không phá hết chốt.

Đến xế chiều, Tướng Trưởng (trong Đà Nẵng) nhận được một công điện khác từ bộ TTM. Tổng Thống Thiệu lại đổi ý, Đại Tướng Viên nói, Saigon chỉ có thể yểm trợ được một túi phòng ngự. “Do đó, bằng mọi phương tiện nhanh chóng nhất, nếu tình hình cho phép, thành lập một túi phòng ngự ở Đà Nẵng. Trong giai đoạn đầu, sư đoàn 1 BB, sư đoàn 3 BB, và sư đoàn TQLC sẽ rút về túi phòng ngự Đà Nẵng. Trong giai đoạn 2, sư đoàn 2 BB sẽ rút về túi phòng ngự Đà Nẵng. Khi sư đoàn 2 BB về đến túi phòng ngự, trả sư đoàn TQLC về Saigon.

Đó là lệnh cuối cùng cho Quân Đoàn I VNCH, Tướng Trưởng ra lệnh cho tiểu đoàn 8 TQLC ngừng phá chốt trên quốc lộ 1, di chuyển về gần đèo Hải Vân. Mặc dầu Tổng Tống Thiệu ra lệnh, phải khai thông quốc lộ 1 cho sư đoàn 1 BB rút vềĐà Nẵng. Ông Trưởng không thể làm được, hy vọng quốc lộ 1 bị cắt, sưđoàn 1 BB sẽ phải ở lại Huế chiến đấu, nhưng lầm to, quân nhân sư đoàn 1 BB cảm thấy bị bỏ rơi, tình trạng đào ngủ gia tăng, cấp chỉ huy không còn chỉ huy đơn vị, binh sĩ của mình được nữa…

Sau khi di tản khỏi Quảng Trị, Đại Tá Nguyễn Thành Trí, tái phối trí lực lượng dọc theo sông Mỹ Chánh. Liên đoàn 14 BĐQ cùng với phần còn lại ĐPQ, thêm tiểu đoàn 7 TQLC bảo vệ chiếc cầu trên quốc lộ 1 về hướng đông ra biển, một phòng tuyến dài 11 dặm mà không có đến 2.000 quân phòng thủ. Một đơn vị thuộc lữ đoàn 1 Kỵ Binh bố trí dọc theo quốc lộ 1 nhằm ngăn chận chiến xa T-54 Bắc Việt. Lữ đoàn 147 TQLC lập phòng tuyến từ chiếc cầu trên quốc lộ 1 về hướng tây đến chân dãy Trường Sơn, vòng xuống Huế. Sư đoàn 1 BB trải quân vể hướng tây thành phố Huế, vòng về hướng nam đến sông Truồi. Liên đoàn 15 Biệt Động Quân tiếp theo từ sông Truồi về đến Phú Lộc. Một đơn vị Điạ Phương Quân Thừa Thiên sẽ trấn giữ đèo Hải Vân. Bộ tư lệnh tiền phương Quân Đoàn I của Tướng Thi không còn quân trừ bị.

Khu vực phiá nam Vùng I Chiến Thuật cũng gia tăng cường độ, tình hình bắt đầu thay đổi. Mặt Trận B-1 bắt đầu chiến dịch, đánh chiếm căn cứ Tiên Phước (TĐ 77/BĐQ), rôi cơ hội mở ra làm cho địch tin có thể tiêu diệt cả sư đoàn 2 BB VNCH, lấy được toàn tỉnh Quảng Ngãi. Tinh tần binh sĩ VNCH suy sụp, tình hình tuyệt vọng ở Huế và vấn đề người dân tỵ nạn ở Đà Nẵng. Quân cộng sản bắt đầu tấn công thị xã Tam Kỳ ngày 24 tháng Ba, sư đoàn 2 BB VNCH phải rút ra đảo Lý Sơn, sau đó được tàu Hải Quân, đón đưa về Bình Tuy, quân cộng sản lấy được thành phố Quảng Ngãi, thêm dân tỵ nạn từ phia nam chạy lên thành phố Đà Nẵng.

 VIII. SỤP ĐỔ

Sau khi họp với các cấp chỉ huy ở Đà Nẵng, Tướng Trưởng ra lệnh cho Hải Quân cho việc di tản Huế (các đơn vị phiá bắc đèo Hải Vân). Chuyện xảy ra tiếp theo là một thảm họa lớn. Đêm 26 tháng Ba, Huế thất thủ. Một sốít TQLC thoát được, đa số bị bắt ngày hôm sau. Lữ đoàn 147 TQLC tan rã nơi bờ biển, tàu Hải Quân chỉ vào cứu được một phần tư (1/4). Con số tổn thất VNCH ở Huế do Quân Đội Nhân Dân đưa ra, bắt sống 30.000 quân, bao gồm Điạ Phương Quân, lữ đoàn 147 TQLC (lúc đó có 5 tiểu đoàn), sư đoàn 1 BB, liên đoàn 14, 15 Biệt Động Quân, lữ đoàn 1 Kỵ Binh, nhiều tiểu đoàn Pháo Binh. Quân cộng sản lấy được 140 chiến xa, thiết vận xa (M-113), 800 xe vận tải GMC, 10.000 tấn đạn dược.

Cảm thấy quân đội VNCH sắp xụp đổ, ngày 26 tháng Ba, ban tham mưu của Tướng Giáp ban hành lệnh cho tất cả các đơn vị tiến nhanh vào Đà Nẵng. Lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng Ba năm 1975, một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 18 Bắc Việt đánh chiếm đèo Hải Vân. Pháo Binh Bắc Việt bắt đầu bắn vào thành phố Đà Nẵng, 300 viên đạn rơi vào phi trường, và các kho tiếp liệu trong thành phố. Đạn pháo binh Bắc Việt trúng bộ tư lệnh Quân Đoàn I VNCH, Tướng Trưởng phải dời bộ chỉ huy sang căn cứ Hải Quân. Đường dây liên lạc với Saigon bị cắt và Tướng Trưởng quyết định bõ rơi thành phố Đà Nẵng, sau khi bộ TTM VNCH báo cho ông ta biết, quân cộng sản sẽ mở trận tấn công toàn diện vào 5 giờ sáng ngày hôm sau. Buổi tối hôm đó, Tướng Trưởng họp các cấp chỉ huy đơn vị trực thuộc … đưa quân ra bờ biển…

Các cánh quân Quân Đội Nhân Dân tiến vào thánh phố Đà Nẵng giữa buổi sáng ngày 29 tháng Ba. Họ treo cờ lên lúc 3 giờ chiều. Quân đoàn I VNCH tan rã, một sự bại trận rất đặc biệt trong quân sử hiện đại. Theo báo cáo của Bắc Việt, tổng kết chiến dịch, từ ngày 5 đến 29 tháng Ba “loại khỏi vòng chiến 120.000 trên chiến trường (quân đội VNCH chỉ thoát được 6.000 người). Trong số, 55.000 quân bị bắt trên chiến trường, phần còn lại đào ngũ, ra trình diện.” Quân cộng sản lấy được “129 phi cơ, 179 chiến xa, thiết vận xa, 327 đại bác, 47 tàu bè, 1.084 xe quân sự, số lượng lớn đạn dược, xăng dầu.”

 IX. CÁC TRẬN ĐÁNH NƠI THÀNH PHỐ BIỂN

Khi Tướng Phú nhận được lệnh của Tổng Thống Thiệu, ra lệnh cho các cấp chỉ huy quân đoàn phải bảo vệ các phần đất còn lại bằng mọi giá. Ông Phú phải bảo vệ phần đất còn lại dọc theo bờ biển thuộc qun đoàn II, từ Bình Định nơi hướng bắc tiếp giáp với vùng I chiến thuật, qua Tuy Hòa, đến Nha Trang trong tỉnh Khánh Hòa. Tuy vậy, các liên đoàn Biệt Động Quân của ông ta đã bị thiệt hại nặng sau cuộc di tản trên liên tỉnh lộ 7B. Quân đoàn II không còn quân cũng như vũ khí, đồ trang bị để làm nhiệm vụ (bảo vệ các thành phố duyên hải).

Trong khi đó bộ Chính Trị Hà Nội quyết định ra lệnh cho các cánh quân Bắc Việt tiếp tục tiến về miền duyên hải, trước khi tiến về Saigon vàđịnh mệnh quân đoàn II VNCH đã khép lại. Các thành phố dọc theo miền duyên hải: Phù Cát, Qui Nhơn, Tuy Hòa, Dục Mỹ, Ninh Hòa, và Nha Trang lần lượt rơi vào tay quân đội Bắc Việt nhanh chóng.

Buổi chiều ngày 31 tháng Ba, thành phố Nha Trang đầy dân tỵ nạn, hỗn loạn xẩy ra. Buổi sáng ngày 3 tháng Tư năm 1975, sư đoàn 10 Bắc Việt theo quốc lộ 1 tiến về hướng nam, tấn công Cam Ranh, đến 2 giờ chiều, sư đoàn 10 lấy được quân cảng lớn nhất trong miền nam. Sau đó, sư đoàn 10 được lệnh dừng quân (có lẽ để bổ sung, tái tiếp tế, sau trận đánh Quảng Đức, Ban Mê Thuột, Khánh Dương, Cam Ranh).

X. TẤN CÔNG PHAN RANG

Ngày 13 tháng Tư, đơn vị tiền phương cánh quân “duyên hải” tiến dọc theo bờ biển, lữ đoàn 203 chiến xa cùng với trung đoàn 101 sưđoàn 325 đến vịnh Cam Ranh. Thiếu Tướng Nguyễn Hữu An tư lệnh Quân Đoàn 2 BV yêu cầu Thượng Tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham Mưu Phó quân đội Bắc Việt được xử dụng hai đơn vị mới tăng cường, chiến xa, bộ binh làm mũi tấn công thọc sâu vào mục tiêu cho trận tấn công Phan Rang.

Trận tấn công Phan Rang xử dụng chiến xa lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Trận tấn công thực sự hợp đồng binh chủng giữa chiến xa, bộ binh, cho thấy bước tiến của quân đội Bắc Việt sau trận tấn công lễ Phục Sinh năm 1972. Họđã học hỏi sau trận tấn công An Lộc, chiên xa tấn công thiếu sự yểm trợ đầy đủ của bộ binh. Quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam chưa từng phải đối đầu với một trận tấn công phối hợp chiến xa, bộ binh như trận Phan Rang. Trong trận này, Bắc Việt xử dụng 40 chiến xa, hai trung đoàn bộ binh, trung đoàn pháo binh và đơn vị pháo binh phòng không tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang dài 10 dặm, trong đó có phi trường quân sự Phan Rang.

Được các phi tuần phản lực A-37 cất cánh từ phi trường Phan Rang yểm trợ, liên đoàn 31 Biệt Động Quân, lữ đoàn 2 Nhẩy Dù chống trả quyết liệt. Được đơn vị phòng không yểm trợ, mũi tấn công thọc sâu bộ binh, thiết giáp vào đến bên trong thành phố Phan Rang lúc 8 giờ sáng ngày hôm sau. Sau khi bàn giao thành phố cho đơn vị chủ lực điạ phương Việt Cộng, quân đoàn 2 BV tiến về phi trường quân sự Thành Sơn. Sử dụng chiến thuật bộ binh thiết giáp đánh thọc sâu, một tiểu đoàn bộ binh khác cùng với chiến xa chuyển hướng tấn công vào phi trường Thành Sơn. Đến 9 giờ 30 phút sáng, trung đoàn 101 sưđoàn 325 bắt tay trung đoàn 25 độc lập dưới chân đài kiểm soát không lưu. Phi trường Thành Sơn lọt vào tay địch quân.

Sau khi phòng tuyến Phan Rang thất thủ, quân đội VNCH mất thêm một sốđơn vị ưu tú: lữ đoàn 2 Nhảy Dù (từ Saigon ra), liên đoàn 31 Biệt Động Quân (rút ra từ An Lộc, bổ sung quân số rồi đưa ra thay lữ đoàn 2 ND), sư đoàn 2 BB (di tản từ Chu Lai về Bình Tuy tái tổ chức được hai trung đoàn), và sư đoàn 6 Không Quân. Phía cộng sản, sư đoàn 3 Sao Vàng (tăng phái cho cánh quân duyên hải) và trung đoàn 25 độc lập bị thiệt hại nặng. Từ Hà Nội, Tướng Giáp gửi công điện chúc mừng rồi ra lệnh cho Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy cánh quân duyên hải, tiến nhanh vào chiếm Bình Thuận, Bình Tuy, không cho quân đội VNCH có thời gian tổ chức các nút chặn, và phụ giúp trận tấn công thị xã Xuân Lộc, Long Khánh.

Quân đoàn 2 BV, thành phần chủ lực cánh quân duyên hải tiếp tục thẳng tiến về Saigon, sưđoàn 3 Sao Vàng được bổ sung, tái tiếp tế được lệnh tấn công Phan Thiết, tỉnh Phước Tuy và thành phố cảng Vũng Tầu.

Ngoài thành phố Vũng Tầu, tất cả các thành phố dọc theo miền duyên hải, từ Quảng Trị vào đến Bình Tuy đã rơi vào tay quân cộng sản. Đến 3 giờ sáng ngày 24 tháng Tư năm 1975, ngoại trừ một trung đoàn thuộc sưđoàn 3 Sao Vàng bị chậm trễ vì thiếu xe cộ chuyên chở, cả quân đoàn 2 BV vào đến điểm tập trung nơi phía nam thị xã Xuân Lộc. Tướng Nguyễn Hữu An tư lệnh Quân Đoàn 2 BV, đó là một thành qủa rất tốt đẹp, mà ông ta rất hãnh diện “Quân đoàn 2 BV dưới quyền Tướng An (tu nghiệp ở Nga Sô về nắm quyền tư lệnh) đã hành quân quân qua ba vùng chiến thuật VNCH, 11 tỉnh, 18 thành phố, quận lỵ. Mỗi ngày chúng tôi phải di chuyển 60 dặm đường, vừa di chuyển vừa tấn công. Quân đoàn 2 đã phối hợp với đơn vị chủ lực điạphương(sư đoàn 2, sưđoàn 3 Sao Vàng, trung đoàn 25 độc lập) đánh 5 trận lớn, ba trận cấp sư đoàn phối hợp với chiến xa, pháo binh. Tiêu diệt các đơn vị di tản, tuyến phòng thủ của địch trên quốc lộ 1 từ Huế vào đến cửa ngõ Saigon.

XI. XUÂN LỘC CHIẾN ĐẤU QUYẾT LIỆT

Xuân Lộc là điểm quan trọng đối với quân cộng sản vì vị trí chiến lược. thành phố nằm cách thủđô Saigon 37 dặm về huớng đông bắc, kiểm soát nút chặn quan trọng Ngả Ba Dầu Giây, giao điểm giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 20 (Saigon đi Đà Lạt), cả hai con đường về Saigon từ hướng đông. Sau khi hai quân đoàn I và II xụp đổ, Xuân Lột trở nên phòng tuyến cuối cùng ngăn chặn quân cộng sản tiến vào Saigon. Các phân tích gia quân sự hy vọng, phòng tuyến Xuân Lộc sẽ cho quân đội VNCH thêm thời gian củng cố, gom các đơn vị tan hàng từ vùng I, vùng II lại, tái tổ chức để chiến đấu. Vì sự quan trọng, Xuân Lộc là trận đánh lớn nhất trong suốt trận tấn công của quân đội Bắc Việt năm 1975, trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Cấp chỉ huy quân đội công sảng, Tướng Hoàng Cầm, tư lệnh Quân Đoàn 4 VC quyết định xử dụng chiến thuật đơn giản nhất, tấn công thẳng vào thị trấn Xuân Lộc, thủ phủ tỉnh Long Khánh. Đụng phải sức kháng cự quyết liệt của sư đoàn 18 Bộ Binh cùng Điạ Phương Quân tiểu khu Long Khánh. Theo tài liệu Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân “Phi cơđịch (VNCH) cất cánh từ phi trường Biên Hòa… dồn dập thả bom xuống Xuân Lộc. Trận đánh trở nên quyết liệt, tàn bạo. Các đơn vị của chúng ta (BV/VC) bị thiệt hại nặng… Đạn pháo binh của chúng ta gần hết, hơn một nửa chiến xa đã bị loại khỏi vòng chiến.”

Mặc dầu bị thiệt hại nặng trong ngày thứ hai của trận tấn công, cấp chỉ huy cộng sản ra lệnh tiếp tục tấn công.Kết qủa thảm hại về phía cộng sản, sư đoàn 18 Bộ Binh VNCH đẩy lùi hai mũi tấn công của hai sư đoàn địch, bắn cháy thêm mấy chiến xa, lấy lại phẩn đất bị địch chiếm. Tướng Hoàng Cầm viết (hồi ký) “Đây là trận đánh khốc liệt nhất, tôi đã từng tham dự. Theo nhận xét của tôi, sau ba ngày tấn công, và sau khi đã sử dụng quân trừ bị, tình hình chiến trường vẫn chưa được khả quan, chúng ta đã bị thiệt hại đáng kể.” Trong phần ghi chú, Tướng Cầm cho biết những con số tổn thất “Trong ba ngày đầu tiên, sư đoàn 7/VC bị tổn thất 300 người, sư đoàn 341/VC 1200 người… hầu hết các ổ súng cộng đồng 82 ly (súng cối), 57 ly (đại bác không dật) bị tiêu hủy.” Sư đoàn 18 Bộ Binh VNCH chỉ bị thiệt hại 100 binh sĩ chết, bị thương. Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo tổ chức phòng thủ tốt, được không quân yểm trợ hữu hiệu, và các cấp chỉ huy đơn vị tốt đã chận đứng các đợt tấn công của địch. Tướng Cầm ra lệnh tấn công hai lần nữa trong ngày 12 tháng Tư, biến Xuân Lộc trở thành tửđịa, nhưng cũng không thành công.

Thượng Tướng Trần Văn Trà (VC) đến bộ tư lệnh Quân Đoàn 4 (VC) ngày 13 tháng Tư 1975. Ông ta họp sĩ quan tham mưu. Sau khi duyệt xét tình hình, Tướng Trà cùng các cấp chỉ huy Quân Đội Nhân Dân quyết định “tập trung tấn công nơi (ngả ba) Dầu Giây từ hai hướng, và rút quân ra khỏi Xuân Lộc.”Ông Trà nhận xét, không quân VNCH từ phi trường Biên Hòa vẫn tiếp tục yểm trợ sư đoàn 18 BB hữu hiệu, không thể đánh chiếm Xuân Lộc. Ông ta ra lệnh đem pháo binh chiến lược, tầm xa 30 cây số vào gần để bắn phá phi trường Biên Hòa, không cho không quân yểm trợ cho sư đoàn 18 hữu hiệu.

Trời mờ sáng ngày 15 tháng Tư, đợt tấn công mới của cộng sản bắt đầu. Một đơn vị đặc công xâm nhập phi trường Biên Hòa, đặt chất nổ tung kho bom đạn chính trong phi trường. Tiếng nổ rung chuyển thành phố, vọng tới Saigon. Tiếp theo bốn khẩu đại bác 130 ly pháo kích vào phi trường, tạo những hố lớn, hư hại phi đạo, mấy phi cơ bị hư hại. Phi trường Biên Hòa mt nửa ngày sửa chữa mới hoạt động trở lại.

Trung đoàn 95B cùng với trung đoàn 33 sưđoàn 6 VC, phối hợp từ hai hướng bắc-nam tấn công trung đoàn 52, sưđoàn 18 BB nơi đồi Móng Ngựa. Trung đoàn 52 BB chiến đấu can đảm đẩy lui trận tấn công của địch. Tuy nhiên, quân đội VNCH vẫn chưa khai thông được quốc lộ 1, tiếp cứu sư đoàn 18 đang đóng trong khu vực Ngã Ba Dầu Giây.

Tướng Đảo được lệnh rút ra khỏi Xuân Lộc, ông ta đi bộ với binh sĩ làm cuộc di tản được êm xuôi, binh sĩ lên tinh thần. Kết qủa, các đơn vị thuộc sưđoàn 18, lữ đoàn 1 Nhẩy Dù, tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân băng qua các nút chặn của địch, rút ra đến các điểm tập trung gần như đầy đủ sáng sớm ngày 21 tháng Tư.

Ngày 22 tháng Tư, lữ đoàn 1 Nhảy Dù ra khỏi hệ thống chỉ huy sư đoàn 18 BB, nhận lệnh mới bảo vệ tỉnh Phước Tuy. Ngày 25 tháng Tư, lữđoàn 3 Kỵ Binh được lệnh trở về Biên Hòa dưỡng quân, bảo trì các chiến xa, xe cộ, lập tuyến phòng thủ bảo vệ thủ đô Saigon.

XII. SAIGON XỤP ĐỔ

Cambodia xụp đổ ngày 17 tháng Tư năm 1975 làm tăng lên sự lo âu cho chính quyền, dân chúng VNCH. Trước áp lực của người Hoa Kỳ, đảng phái đối lập trong nước, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21 tháng Tư. Trong bài diễn văn trên hệ thống truyền hình toàn quốc, ông Thiệu kết án người Hoa Kỳ phản bội, ép buộc ông ta ký kết hiệp định ngừng bắn Paris, đe dọa cắt viện trợ, và không giữ lời hứa sẽ can thiệp trường hợp VNCH bị Bắc Việt vi phạm hiệp định tấn công. Ông Thiệu nói rõ, người Hoa Kỳ coi ông ta là một trở ngại gây khó khăn cho việc thương thuyết với cộng sản, ép buộc ông phải từ chức. Ông Thiệu không bỏ cuộc chiến đấu với cộng sản, hèn nhát, đào ngũ… Theo hiến pháp VNCH, ông Thiệu từ chức và trao quyền lãnh đạo quốc gia cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.

Sau khi sư đoàn 18 BB rút ra khỏi Xuân Lộc. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn tư lệnh Quân Đoàn III VNCH, lập kế hoạch phng thủ Saigon. Theo ông ta, phải nới rộng chu vi tuyến phòng thủ, để thành phố Saigon ra khỏi tầm đạn pháo binh 130 ly (tầm bắn xa 30 cây số) của quân đội Bắc Việt. Để bảo vệ thủ đô Saigon, quân đội VNCH có 30.000 quân chủ lực, 50.000 Điạ Phương Quân, 5.000 cảnh sát quốc gia.

Cấp chỉ huy Quân Đội Nhân Dân vào trong miền Nam để chỉ huy, Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng băn khoăn với câu hỏi quân sự căn bản “Tấn công như thề nào để cho một đạo quân lớn của địch, mất tinh thần, tan rã?” Trận tấn công này, sẽ nhắm vào dây thần kinh tâm não của quân đội VNCH. Tướng Dũng không muốn tận dụng hỏa lực, chỉ đe dọa để làm mất tinh thần VNCH, tan rã nhanh chóng. Xung quanh Saigon, quân đội Bắc Việt có 5 quân đoàn gồm 14 sưđoàn, 10 trung đoàn, lữ đoàn độc lập (như lữ đoàn 203 Chiến Xa), chưa kể mấy đơn vị đặc công Mặt Trận B-2 (vùng III chiến thuật VNCH). Trong khi đó, quân đội VNCH tìm đủ mọi cách, gom các đơn vị di tản từ vùng I, vùng II chiến thuật, trám vào tuyến phòng thủ Saigon cũng không đến 110.000 quân. Theo tài liệu Quân Đội Nhân Dân (BV) “Tổng cộng các đơn vị tác chiến của chúng ta (BV) lên đến 270.000 người (250.000 chính quy, 20.000 điạ phương) và 180.000 người thuộc các đơn vị yểm trợ, tiếp vận, hậu cần”

Về chiến thuật quân đội Bắc Việt, chiến xa sẽ là trọng tâm của các mũi dùi tấn công (đi đầu cùng với 1 trung đoàn bộ binh tùng thiết ‘ngồi trên chiến xa’). Tuy nhiên, trước khi phóng ra trận tấn công, quân đội Bắc Việt phải chiếm giữ 14 chiếc cầu để tiến vào thành phố Saigon, đặc biệt cho chiến xa T-54. Đó là điều rất quan trọng đối với Tướng Dũng, thành phố Saigon bao quanh nhiều sông rạch, khu vực đồng lầy. Không chiếm được các cây cầu, ưu thế chiến xa và pháo binh của quân đội Bắc Việt không thể xử dụng được. Tướng Dũng ra lệnh xử dụng các đơn vị đặc công dánh chiếm và bảo vệ các chiếc cầu ra vào thành phố Saigon. Yếu tố thời gian rất quan trọng, nếu họ tấn công quá sớm, quân của ta (BV) không vào kịp, đơn vị đặc công sẽ bị địch (VNCH) tiêu diệt vì ít người. Nếu qúa chậm, địch sẽ phá hủy các chiếc cầu trước khi quân ta tới.

XIII. CÁC CỐ GẮNG CUỐI CÙNG

Sau khi từ chức, Tổng Thống Thiệu cùng Thủ Tướng Khiêm rời Việt Nam buổi tối ngày 25 tháng Tư. Phe cộng sản vẫn không chịu… người của chế độ Tổng Thống Thiệu. Trước áp lực của người Hoa Kỳ và cả người Pháp, Tổng Thống Trần Văn Hương từ chức, Quốc Hội VNCH bầu Tướng Dương Văn Minh vào chức vụ Tổng Thống ngày 28 tháng Tư năm 1975. Theo người Pháp, ông Minh là ngời duy nhất phiá cộng sản sẽ nói chuyện ngừng bắn. Mục đích khẩn cấp đối với ông Minh là dàn xếp ngừng bắn với cộng sản phương nam (Việt Cộng). Ông ta tin rằng Hà Nội chưa muốn hoàn toàn thống trị miền Nam Việt Nam và Việt Cộng độc lập đối với miền Bắc. Ông ta mơ mộng hão huyền liên lạc với “phiá bên kia” Việt Cộng.

Trước khi nhậm chức, ông Minh yêu cầu Đại Tướng Cao Văn Viên gặp ông ta để bàn tình hình quân sự. Ông Viên lịch sự từ chối, trả lời mình rất bận rộn. Ít lâu khi ông Hương nhậm chức Tổng Thống, ký chấp thuận cho ông Viên giải ngũ. Vài tiếng đồng hồ sau, ông Viên lên trực thăng bay ra hạm đội Hoa Kỳ đang lảng vảng ngoài khơi Vũng tàu. Tiếp theo, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng Tham Mưu Phó Tiếp Vận cũng ra đi. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội VNCH sụp đổ… tan rã.

Trong bài diễn văn nhậm chức rất ngắn, ông Minh tuyên bố muốn thương thuyết với Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời (PRG - Việt Cộng), hứa hẹn sẽ trả tự do tù chính trị, báo chí chống đối và chính quyền của ông ta sẽ gồm tất cả các thành phần (chống đối, đảng phái). Về phiá quân đội, ông ta ra lệnh cho các tướng lãnh phải giữ vững phần đất còn lại. Trong lúc ông Minh đọc diễn văn nhậm chức, một phi cơ Bắc Việt (lấy được của VNCH) thả bom phi trường Tân Sơn Nhất làm hư hại 11 phi cơ. Đó là câu trả lời của Tướng Văn Tiến Dũng (Bắc Việt), sẽ gây ảnh hưởng tâm lý sâu rộng.

Để chứng minh ước muốn thương thuyết, ông Minh gửi thư cho Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin, yêu cầu tất cả nhân viên Phòng Tùy Viên Quân Sự (DAO) phải ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ đồng hồ. Đại Sứ Martin làm theo lời yêu cầu, nhân viên DAO còn lại đi theo các chuyến bay di tản nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhât. Để tái lập lại hệ thống chỉ huy quân đội VNCH, ông Minh đề cử Trung Tướng Vĩnh Lộc, cựu tư lệnh Quân Đoàn II VNCH lên thay Đại Tướng Cao Văn Viên. Ông ta nói với Tướng Lộc, cố gắng cầm cự hai ngày đểông ta thương lượng ngừng bắn với Phía Bên Kia.

Tướng Vĩnh Lộc gọi điện thoại liên lạc với các tướng lãnh VNCH vẫn còn chỉ huy đơn vị, yêu cầu báo cáo tình hình chiến trường. Ông ta không thể liên lạc với Tướng Toàn tư lệnh Quân Đoàn III VNCH, chỉ gọi được Tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh Quân Đoàn IV. Ông Nam tuân lệnh, chuẩn bị thành phố Cần Thơ làm thành trì cuối cùng khi Saigon sụp đổ.

Ông Mình cũng đưa Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đã từng làm tư lệnh Biệt Khu 44, nghỉ hưu từ đầu năm 1974, sống dưới đồng bằng sông Cửu Long lên giúp Tướng Vĩnh Lộc. Trong khi đó, nơi hướng đông, cánh quân Duyên Hải dưới quyền Tướng Lê Trọng Tấn, tung ra các đơn vị đặc công thuộc Mặt Trận B-2, vàđơn vị pháo binh bắt đầu tấn công, bắn phá. Mục tiêu của Tướng Tấn, đánh chiếm năm (5) chiếc cầu quan trọng nằm giữa các đơn vị của ông ta và thành phố Saigon. Đơn vị đặc công tăng phái cho Quân Đoàn 4 (VC) được trao nhiệm vụ đánh chiếm hai chiếc cầu bắc qua sông Đồng Nai, hướng tây thành phố Biên Hòa. Các đơn vị đặc công tăng cường cho Quân Đoàn 2 (BV) đánh chiếm chiếc cầu bắc qua sông Đồng Nai nơi hướng tây căn cứ Long Bình, và hai chiếc cầu khác trên xa lộ Saigon-Biên Hòa vào Saigon.

Khi tiếng súng pháo binh Bắc Việt bắt đầu bắn phủ đầu, các đơn vị đặc công đánh chiếm ba chiếc cầu bắc qua sông Đồng Nai lúc đóđang được tiểu đoàn 5 Nhảy Dù bảo vệ. Đặc công không chiếm được cầu Tân Cảng, nhưng đến sáng ngày 27 tháng Tư, họ lấy được cầu Ghềnh, và chiếc cầu trên xa lộ Saigon-Biên Hòa. Nhưng sau đó quân Dù phản công lấy lại các chiếc cầu.

Tại mặt trận hướng tây Saigon, mặc dầu địa thế đồng lầy khó khăn, lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng Tư, đặc công (VC) lấy được cầu Bông, và cầu Sáng trên quốc lộ 1 và quốc lộ 15. Khi chiếm được hai chiếc cầu, sư đoàn 10 (quân đoàn 3 BV: 10, 316, 320. Sư đoàn 10 đánh quận Đức Lập. Ban Mê Thuột, Khánh Dương, Nha Trang, Cam Ranh trước khi tiến công về Saigon) tiến công nhanh với hai mũi dùi thọc sâu (bộ binh, thiết giáp). Đó là mũi tấn công mạnh nhất với hai mũi dùi đâm sâu vào phòng tuyến địch trong lịch sử sư đoàn 10 và Quân Đội Nhân Dân.Đến 5 giờ sáng, đơn vị tiền phương mũi tấn công thứ nhất trên quốc lộ 1 đến giao lộ Bà Quẹo cạnh phi trường Tân Sơn Nhất. Cánh tay dài nhất (mũi tấn công xa nhất) của Tướng Văn Tiến Dũng (BV) đã vào đến Saigon. 

Mũi dùi thứ hai được lệnh tiến công trên quốc lộ 15 vào trong phi trường, chiếm bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH. Đến buổi trưa, mũi tấn công này gồm trung đoàn 28 cùng với chiến xa đền cầu Sáng, chỉ còn cách phi trường Tân Sơn Nhất 8 dặm. Khi chiếc T-54 thứ ba tiến lên, chiếc cầu bị xập, làm mũi tấn công này chậm lại. Nhờ vậy số người Hoa Kỳ cuối cùng mới kịp thời di tản, nếu không họđã bị trung doàn 28, chiến xa sư đoàn 10 bắt.

Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn tư lệnh Quân Đoàn III VNCH ra lệnh cho Tướng Lê Minh Đảo sư đoàn 18 phòng thủ căn cứ Long Bình, Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi lữ đoàn 3 Kỵ Binh bảo vệ thành phố Biên Hòa. Hai lữ đoàn TQLC bỏ tuyến phòng thủ, tăng phái cho hai Tướng Đảo, Khôi. Sau khi ban lệnh xong, ông Toàn lên trực thăng bay ra hạm đội Hoa Kỳ. Hệ thống chỉ huy quân đoàn III tan rã. Các đơn vị VNCH còn lại không còn nhận đưọc lệnh nữa, chiến đấu trong cô đơn… cho đến khi được quân cộng sản kêu gọi đầu hàng, cho biết chính quyền VNCH đã đầu hàng khoảng 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Lúc 7 giờ 15 phút sáng ngày 30 thng Tư năm 1975, Thiếu Tướng Vũ Lăng tư lệnh Quân Đoàn 3 (BV) ra lệnh nổ súng tấn công. Đạn đại bác 130 ly rơi vào trong phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp theo chiến xa cùng bộ binh trung đoàn 24 di chuyển ngang qua Bà Quẹo đến Ngã Tư Bảy Hiền, gần cổng chính phi trường Tân Sơn Nhất. Đơn vị Nhảy Dù chống trả bắn cháy hai chiến xa đi đầu, nhưng đến 8 giờ 45 phút sáng, đơn vị Dù phải rút đi nơi khác vì quân số đông đảo của địch.

Chiến xa, bộ binh sư đoàn 10 tiếp tục chạy vào phi trường. Quân liên đoàn 81 Biệt Cách Dù chống trả bắn cháy 6 chiến xa T-54 nằm rải rác, tuy nhiên, đến 11:30 phút sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc chiến Việt Nam được xem như kết thúc.

Sáng sớm ngày 30 tháng Tư, Dương Văn Minh biết quân cộng sản không chấp nhận thương thuyết… Có gì để thương thuyết (trao đổi)? Quân đội cũng không còn! Ông ta triệu tập nội các trong dinh Độc Lập… để cứu thành phố Saigon không bị tàn phá, điều duy nhất có thể làm là đầu hàng…

Trong khu vực trách nhiệm quân đoàn 2 (BV. Đơn vị tấn công Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, và Phan Rang), quân đội VNCH chiến đấu quyết liệt nơi căn cứ Nước Trong, trường Thiết Giáp cho đến khi quân đội VNCH được lệnh rút lui về lập tuyến phòng thủ mới. Trong khi quân đoàn 4 (VC, đánh trận Xuân Lộc) bị cầm chân ở Biên Hòa, Tướng Lê Trọng Tấn ra lệnh cho Tướng Nguyễn Hữu An tư lệnh quân đoàn 2 tiến thẳng vào dinh Độc Lập, kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Tướng An ra lệnh cho mũi tấn công thọc sâu gồm lữ đoàn 203 chiến xa, trung đoàn 66, sư đoàn 304, một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn pháo binh phòng không, được trung đoàn 28 sư đoàn 325 làm trừ bị. Đoàn chiến xa, xe cộ quân đoàn 2 (BV) rầm rộ tiến về Saigon. Đến 4 giờ sáng ngày 30 tháng Tư, đoàn xe quân đội Bắc Việt hơn 400 chiếc đến căn cứ Long Bình. Lữ đoàn 203 chiến xa phối hợp với đặc công giữ cầu, lên chiến xa chỉ đường tiến về hướng dinh Độc Lập. Đúng 6 giờ sáng, chiến xa T-54 đầu tiên băng qua cầu, đơn vị tiền phương quân đoàn 2 (BV) chỉ còn cách dinh Độc Lập 12 dặm. Khi đoàn chiến xa, quân đội Bắc Việt tiến trên quốc lộ 1, sư đoàn 18 BB của Tướng Lê Minh Đảo đã bị tổn thất nặng trận Xuân Lộc, không còn khả năng chiến đấu. Chỉ có các sinh viên sĩ quan trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức chống cự bắn cháy 1 chiến xa T-54 trước khi được lệnh buông súng. Tiểu đoàn 12 Nhảy Dù nơi cầu Tân Cảng chống cự cho đến khi nghe Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên máy radio. Đại đội 4, tiểu đoàn 4, lữđoàn 203 chiến xa (BV) làđơn vị đầu tiên vào đến dinh Độc Lập… 

XIV. KẾT LUẬN

Cuộc chiến Việt Nam dài hơn 20 năm kết, nhiều tài liệu viết mừng cho kẻ chiến thắng miền Bắc Việt Nam. Ngược lại, có thể nói gần như không có tài liệu nào viết để bênh vực quân đội VNCH. “Kẻ chiến thắng có 10.000 người cha, kẻ chiến bại là … con mồ côi!” Buổi sáng “định mệnh” (30 tháng Tư năm 1975) đó, nhiều hình ảnh đau thương xảy ra khắp nơi trong thành phố Saigon. Tướng Lê Minh Đảo, sau khi sư đoàn 18 BB đã chiến đấu anh dũng trong trận Xuân Lộc, gặp khó khăn tổ chức tuyến phòng thủ mới dọc theo xa lộ Saigon-Biên Hòa. Khi được tin đầu hàng, ông ta cho đơn vị tan hàng, thay quần áo dân sự, định chạy xuống vùng IV chiến thuật. Đại Tá Nguyễn Thành Trí tư lệnh phó sư đoàn TQLC rút về căn cứ Sóng Thần, cho đơn vị tan hàng rồi đi đến nhà một người bà con gần đó. Sưđoàn 5 BB VNCH bị cô lập, đầu hàng tập thể. Sưđoàn 25 BB cùng với hai liên đoàn Biệt Động Quân tân lập 8, 9 bị tiêu diệt. Liên đoàn 8 BĐQ chiến đấu trong tuyệt vọng đến 1 giờ chiều mới buông súng. Đa số các đơn vị VNCH dưới vùng IV đầu hàng hay tan hàng trong ngày.

Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù VNCH có lẽ tạo được một ấn tượng đẹp nhất cho quân đội VNCH. Trong buổi sáng ngày định mệnh 30 tháng Tư, Đại Tá Phan Văn Huấn tập họp đơn vị lại, tuyên bố những lời cuối cùng… “Chúng ta được sinh ra trong miền Nam Việt Nam, do đó chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ miền Nam. Bây giờ chúng ta đã thua trận, và cay đắng phải tuân lệnh Tổng Thống Minh giao nộp vũ khí cho quân địch. Các anh em, chiến hữu của tôi… chúng ta đã sát cánh chiến đấu bên nhau từ nhiều năm qua. Tại thời điểm lịch sử này, chúng ta phải chứng tỏ là một đơn vị kỷ luật… (chúng ta) sẽ xếp hàng đi bộ vào Saigon để gặp đơn vị địch, giao nộp vũ khí. Sau đó chúng ta tan hàng về với gia đình. Tôi muốn tất cả các bạn ghi nhớ rằng, các bạn không phạm tội lỗi nào cả, bởi vì các bạn làm theo lệnh của tôi. Tôi sẵn sàng nhận tội và sẽđi đầu hàng quân. Nếu kẻ địch bắn vào đoàn quân chúng ta, tôi sẽ là người trúng đạn đầu tiên.”

Vài sĩ quan cao cấp quân đội VNCH chọn hướng đi khác. Tư lệnh sư đoàn 5 BB, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 7 BB, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai tự sát. Hai vị tư lệnh quân đoàn II, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, quân đoàn IV, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát. Tư lệnh phó quân đoàn IV, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng tự sát.

Binh chủng Biệt Động Quân, không một cấp chỉ huy tiểu đoàn trưởng, liên đoàn trưởng, bỏ đơn vị, bỏ binh sĩ để đi thoát. Kết qủa trong các trại cải tạo, sĩ quan Biệt Động Quân đông nhất. Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai vị chỉ huy trưởng cuối cùng của binh chủng… không cần phải đi trình diện, bị bắt tại nhà đưa vào giam nhà tù Chí Hòa, sau đó đưa ra trại cải tạo nơi miền Bắc Việt Nam. Ông ta cũng lả một trong những người cuối cùng được trả tự do sau 17 năm.

Theo tài liệu:

George J. Veith, “The Fall of Republic of Vietnam”, Radix Press 1975. Pages: 65-110

Dallas, TX. 13 December. 2023

vđh

Previous
Previous

Cognac

Next
Next

Bác sĩ khuyến nghị bài tập 60 giây giúp giảm huyết áp