Quyết định từ miền bắc 1964
Tác giả Joe De Santos, Jr.
I. LỜI GIỚI THIỆU
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu sự gia tăng nhúng tay của người Hoa Kỳ trong Trận Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai (Thứ Nhất chống lại người Pháp). Các kế hoạch, ý định của gới lãnh đạo miền Bắc trong thời gian chiến tranh, dưới tầm mắt của họ vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và thẩm định bởi các nhà học giả, nghiên cứu. Vài nghiên cứu mới đây của các học giả, lấy ra từ trung tâm lưu trữ hồ sơ Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam (DRV - Bắc Việt), rất thuyết phục cho rằng, bắt đầu từ cuối năm 1963, giới lãnh đạo Hà Nội đã soạn thảo chiến lược gia tăng chiến tranh trong miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa – RVN). Quyết định “thống nhất” đất nước, bằng đường lối kết hợp chính trị quân sự.
Bản tuyên ngôn phát động chiến tranh được đưa ra từ Nghị Quyết số 9 của Trung Ương Đảng Lao Động (Workers’ Party) - Cộng Sản) trong tháng Mười Hai năm 1963, khoảng tám tháng trước khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Quyết Định Vịnh Bắc Bộ (tầu Maddox). Chuyện này được nhiều người coi là một dấu ấn quan trọng trong việc leo thang chiến tranh. Nghị Quyết số 9 của đảng Lao Động (CS), rõ ràng chứng minh chính quyền cộng sản miền Bắc đã gia tăng mức độ chiến tranh trước khi xẩy ra biến cố Vịnh Bắc Bộ trong tháng Tám năm 1964.
Trong quyển sách của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Liên Hằng “Cuộc Chiến Của Hà Nội: Câu Chuyện Lịch Sử Quốc Tế về Chiến Tranh cho Hòa Bình tại Việt Nam”, bà ta viết rằng, sau trận Ấp Bắc trong tháng Giêng năm 1963, giới lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam trở nên cương quyết hơn, tin tưởng sẽ đánh bại quân đội VNCH sau khi nhận xét về khả năng của quân đội miền Nam áp dụng chiến thuật của Hoa Kỳ.
Kết qủa, giới lãnh đạo nồng cốt của đảng Lao Động bắt đầu tiến vào cuộc chiến và Nghị Quyết số 9 được ban hành.
Ngoài trận Ấp Bắc, các biến cố quan trọng (xẩy ra) trong tháng Mười Một (đảo chính 1/11/1963), giết chết Tổng Tống VNCH Ngô Đình Diệm và ám sát chết Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, đưa đẩy Tổng Bí Thư Lê Duẫn đi theo con đường leo thang chiến tranh, giải pháp quân sự thay vì thương thuyết chính trị. Lê Duẫn đặt nhiều hy vọng một chiến thắng lớn đối với quân đội VNCH, trước khi Hoa Kỳ đưa quân sang tham chiến trong miền Nam Việt Nam, và có thể lan rộng ra miền Bắc. Cho đến khi trận chiến Việt Nam kết thúc, Nghị Quyết số 9 bao hàm ý nghĩa quan trọng “Động viên cả nước làm hậu thuẫn cho chiến tranh, gia tăng mức độ đưa vũ khí, quân dụng và binh sĩ vào miền Nam.”
Trong tác phẩm “Con Đường của Hà Nội trong Chiến Tranh Việt Nam 1954-1965”. Giáo sư Tiến Sĩ Pierre Asselin viết về Nghị Quyết số 9:
Cũng như “Giải Pháp Vịnh Bắc Bộ” chấp thuận chính quyền Johnson đưa quân đội sang tham chiến ở Đông Dương, đồng thời Nghị Quyết số 9 cho phép chế độ Lê Duẫn bắt đầu “các hoạt động quân sự” dưới vĩ tuyến 17. Bộ Chính Trị Hà Nội đã quyết định chiến tranh vài tháng trước chính quyền Johnson.
Trong mùa hè năm 1964, Tiến Sĩ Asselin viết “chuyện căng thẳng với Hoa Kỳ vẫn chưa xẩy ra; kết qủa phần lớn từ quyết định của Ủy Viên Trung Ương Đảng, tiến hành trận chiến tranh đánh bại chế độ Saigon và các lực lượng hậu thuẫn (Hoa Kỳ) trong miền Nam.”
II. NỀN TẢNG CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 9
Nghị Quyết số 9 được thi hành, con người cứng rắn Lê Duẫn viễn tưởng đến một chiến dịch quân sự nhanh chóng, xách động quần chúng (miền Nam) nổi dậy chống lại chính quyền, đánh bại quân đội VNCH, dành quyền kiểm soát phần còn lại của một quốc gia bị chia đôi (miền Nam Việt Nam), trước khi người Hoa Kỳ có thể can thiệp một cách hiệu qủa. Ông ta gọi chiến lược này là “Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa”, Tiến Sĩ Nguyễn (Thị Liên Hằng) cho rằng:
Kết qủa, chiến lược của Lê Duẫn bỏ qua quán niệm chiến thắng miền Nam bằng chiến tranh du kích lâu dài, đặc biệt trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm của các cuộc nổi loạn. Thay vào đó, Nghị Quyết số 9 ra lệnh xây dựng lực lượng quân sự lớn cho chiến tranh quy ước (diện điạ), trên vùng Cao Nguyên Trung Phần (Quân Đoàn II VNCH), và khu vực hướng tây bắc Saigon để kết thúc cuộc chiến nhanh chóng.
Tiến Sĩ Asselin cho rằng “Đối với giới quân nhân, lúc đó là những người duy nhất ra lệnh (quyết định) ở Hà Nội. (Nghị Quyết số 9 về các hoạt động quân sự) tượng trưng cho “Con đường đúng, duy nhất để tiến tới giải phóng.”
III. ẢNH HƯỞNG NGA-TẦU VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 9
Trước khi ban hành Nghị Quyêt số 9, giới lãnh đạo trong đảng Lao Động (CS) “chia rẽ”, vài người theo khuôn mẫu Nga Sô Marxist-Leninist, nhóm khác có Lê Duẫn vẫn bám theo chủ nghĩa Mao (Trung Cộng). Sau Nghị Quyết số 9, Lê Duẫn bắt đầu thanh toán (loại bỏ) nhóm “thân Nga”, Tiến Sĩ Nguyễn viết như sau:
Chiến dịch loại trừ nhóm “Xét Lại” trong năm 1964, đưa đến việc thanh trừng đầu tiên, giam lỏng tại nhà các sĩ quan cao cấp trong quân đội đã được người Nga huấn luyện. Tiếp theo là những người “thân Nga” trong đảng Lao Động (CS), nhân vật cao cấp, sinh viên du học (Nga Sô), những người có trình độ kiến thức cao, và giới báo chí.”
Những người có quan điểm (bị chụp mũ) “Xét Lại”, lừng khừng, chưa ngả theo phe nào, học chưa được “học tập” (nhồi sọ) về lý thuyết mới của đảng – ngả theo Trung Cộng, cũng bị loại bỏ, thay thế, hoăc cho “về hưu” (về vườn)
Chính sách đảng (Lao Động) sau khi đưa ra Nghị Quyết số 9 thân Trung Cộng vì Lê Duẫn và người theo (phe cánh) ông ta được Mao Chủ Tịch tâng bốc đã gia tăng chiến tranh và Mao sẵn sàng yểm trợ quân sự trong cuộc chiến nơi miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, người Nga không hứng thú việc gia tăng quân đội hay chiến tranh. Nhưng, trên thực tế, đảng Lao Động (CS) VN rất khó khăn khi phải làm quyết định… ngả theo bên nào (Nga-Tầu).
Đảng Lao Động Việt Nam đứng giữa trong mối quan hệ Nga-Tầu rất êm thắm, không theo lý thuyết của Nga Sô, trong khi nghiêng theo khuôn mẫu Trung Cộng để “thống nhất” đất nước qua đường lối võ trang, bạo lực. Đảng Lao Động Việt Nam không hoàn toàn ngả theo bên nào trước sự rạn nứt của Nga Sô – Trung Cộng. Trước sự lãnh đạo của Lê Duẫn, Bắc Việt không hoàn toàn theo phe nào, chỉ tạm thời để đạt mục đích (nhận viện trợ) của họ khi cần. Mặc dầu theo khuynh hướng Trung Cộng, Hà Nội chưa bao giờ công khai chỉ trích Nga Sô… biết đâu, sẽ có lúc cần đến vũ khí của Nga Sô.
Công trình nghiên cứu của Tiến Sĩ Asselin đồng ý với sự phân tích của Tiến Sĩ Nguyễn trên quan điểm này. Theo ông ta (Asselin), đảng Lao Động Việt Nam rất tính toán, tiến hành (đối phó) như thế nào đối với cả Nga Sô lẫn Hoa Kỳ để được an toàn. Lê Duẫn tin rằng, trường hợp Hoa Kỳ đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam, rồi làm lu mờ vai trò quân đội VNCH. Rất có thể Hoa Kỳ sẽ tấn công ra miền Bắc, lúc đó Nga Sô không thể ngồi yên được.
Nhưng, Hoa Kỳ tránh né việc tấn công ra miền Bắc là điều cần thiết, vì Nga Sô cho biết sẽ không đối đầu với Hoa Kỳ trên khiá cạnh quân sự vì vấn đề Việt Nam. Lê Duẫn cũng như cấp chỉ huy quân đội Bắc Việt trách người Nga Sô thờ ơ đối với Bắc Việt, nhưng biết rằng vẫn cần vũ khí Nga Sô để chiến thắng miền Nam Việt Nam.
Như sự nhận xét của Tiến Sĩ Asselin, đảng Lao Động (CS Bắc Việt) rất khôn ngoan, o bế chân lý chiến tranh cách mạng của Trung Cộng, trong khi vẫn không làm mất lòng Nga Sô, để được viện trợ vũ khí tối tân của Nga Sô khi cần. “Mọi chuyện đều tốt đẹp”, Tiến Sĩ Asselin viết tiêp “Trận chiến trong miền Nam sẽ đưa lại kết qủa hùy diệt quân đội Saigon trước khi Washington hiểu được chuyện gì đã xẩy ra và Moscow trừng phạt Hà Nội vì không tuân lệnh đàn anh (đu dây gữa hai đàn anh Trung Cộng – Nga Sô)”
Với chiến lược mới (Nghị Quyết số 9), đảng Lao Động miền Bắc phải đi từng bước thận trọng. Mắc dầu khả năng lúc đó, Quân Đội Nhân Dân (Bắc Việt) có thể đưa đơn vị lớn cùng với quân dụng, đồ trang bị tiếp liệu vào chiến trường miền Nam, nhưng họ vẫn cẩn thận chia thành từng bộ phận nhỏ.
Theo mức độ xâm nhập kể trên, quân đội Bắc Việt sẽ từ từ lớn mạnh không quá lộ diện để người Hoa Kỳ không đưa quân ồ ạt vào miền Nam một cách nhanh chóng. Đảng Lao Động cũng tính toán rất kỹ nguy cơ việc người Hoa Kỳ cho quân đội xâm lăng miền Bắc. Họ cũng tính toán luôn “dư luận Quốc Tế lên án họ (Bắc Việt) vi phạm hiệp định Geneva, đưa quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam.”
Đảng Lao Động cũng biết rằng, nếu họ bị “nhận diện” là kẻ xâm lăng, danh nghĩa “cách mạng” trong miền Nam sẽ bị sứt mẻ (hư hại). Thế giới sẽ “lên án” Bắc Việt trực tiếp tham chiến trong miền Nam, người Hoa Kỳ sẽ không đồng ý vai trò của miền Bắc trong “Chiến Tranh Nhân Dân” và họ sẽ có lý mở rộng chiến tranh (ra miền Bắc).
Nhiều bằng chứng cấp lãnh đạo tối cao Bắc Việt đưa chiến tranh vào miền Nam. Một số “dung hòa” khác cho rằng có thể thống nhất đất nước qua đường lối thương thuyết, hoặc giải pháp chính trị. Nhưng cánh cực đoan bác bỏ ý kiến của họ.
Trong tạp chí “Học Tâp” (cơ quan ngôn luận của đảng), đảng Lao Động nhấn mạnh:
Các đồng chí Phương Nam của chúng ta không thể hy vọng “Ước nguyện hòa bình” chân thành của kẻ thù hung hãn Hoa Kỳ, và cũng không thể chờ đợi 15 hay 20 năm – khi chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủ nghĩa tư bản trên vấn đề kính tế - Để giải quyết vấn đề thống nhất Việt Nam… “họ phải nổi dậy.” bằng bạo lực, như người dân Trung Quốc đã nổi dậy dưới sự chỉ đạo của Mao (Mao Trạch Đông) trong thập niên 1940s.
Điều nêu trên đã dứt bỏ giải pháp chính trị, bằng chứng cho giai đoạn xâm nhập bằng đường biển (sẽ viết ở phần sau).
Sau đó, đảng Lao Động quyết tâm phát triển vấn đề tuyên truyền, thúc đẩy thay đổi chính trị, đồng thời mở rộng chiến tranh trong miền Nam. Theo lý thuyết căn bản (trọng tâm), người dân miền Nam Việt Nam phải chờ đợi một thời gian cho giải pháp chính trị nhiệm mầu. Điều này tương tự như lý thuyết của Trung Cộng.
Hiển nhiên, Lê Duẫn và những người thân tín xung quanh ông ta “ban phát” những điều cần thiết cho chiến tranh để giải quyết vấn đề (thống nhất đất nước) của họ. “Hệ thống tin tưởng” của Hà Nội tạm thời bỏ quên đàn anh Nga Sô. Đảng Lao Động Việt Nam lúc đó phát ngôn lớn tiếng, dùng danh từ mạnh bạo: “Áp bức”, “Đè nén”, “giải phóng” dân tộc, “cách mạng” và “đánh bại chủ nghĩa tư bản.”
Đảng Lao Động Việt Nam đã không màng đến đàn anh Nga Sô, không theo giáo điều Marxist-Leninìst, nhưng họ … không từ chối viện trợ của Nga Sô.
Sau biến cố vịnh Bắc Bộ, tháng Tám năm 1964, chính sách Nga Sô về Bắc Việt thay đổi do sự đối đầu trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt. Nga Sô viện trợ cho Bắc Việt do tình anh em giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa… cấp lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam ngừng chỉ trích Nga Sô.
Tiến Sĩ Asselin vạch rõ, trong khi giới lãnh đạo đảng được Trung Cộng khuyến khích đẩy mạnh chiến tranh vào miền Nam, họ vẫn đứng giữa (trung lập) sự chia rẽ giữa hai đàn anh đứng đầu khối cộng sản Nga Sô và Trung Cộng.
Nga Sô vẫn không chấp nhận Bắc Việt xử dụng quân đội trong miền Nam, Trung Cộng chấp nhận Nghị Quyết số 9 của đảng Lao Động Việt Nam, dựa trên chiến tranh cách mạng của họ. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) ngả theo Trung Cộng thay vì Nga Sô mặc dầu thừa biết rằng, Trung Cộng rất có thể làm bá chủ khu vực Đông Nam Á châu.
Lê Duẫn biết rằng, mặc dầu Trung Cộng rất sốt sắng giúp đỡ, viện trợ quân sự cho miền Bắc, nhưng họ vẫn không có những quân dụng, vũ khí tối tân như của Nga Sô. Điều không thực tế nếu hoàn toàn tin tưởng Trung Cộng có thể giúp đỡ lâu dài, do đó giới lãnh đạo Hà Nội vẫn phải đứng giữa hai đàn anh “vĩ đại” trong các nước xã hội chủ nghĩa.
IV. TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM (COSVN)
Một phương thức khác Lê Duẫn củng cố quyền lực theo khuôn mẫu Trung Cộng phát động chiến tranh vào miền Nam bằng cách thành lập Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) và đưa một cấp chỉ huy quân sự, chính trị vào trực tiếp chỉ huy. Trong mùa hè năm 1964, Lê Duẫn tiến cử Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh (Chính Ùy Toàn Quân), một trong hai vị Đại Tướng quân đội Bắc Việt thời điểm đó vào miền Nam làm cấp chỉ huy tối cao Trung Ương Cục Miền Nam. Tiến Sĩ Nguyễn viết:
Khi Phạm Hùng chính thức đi theo Tướng Thanh vào trong nam… chuyện này đánh dấu sự chấm dứt trách nhiệm quân sự do miền Nam đảm trách. Tướng Nguyễn Chí Thanh là nguời trong Quân Đội Nhân Dân đáp ứng nhu cầu (chính trị, quân sự) cho đảng Lao Động miền Bắc vào miền Nam chỉ huy tổng quát sự kết hợp giữa Mặt Trận Giải Phóng (NLF) và Quân Giải Phóng (PLAF) đặt dưới sự chỉ huy thống nhất Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN).
Theo tinh thần Nghị Quyết số 9, vẫn tiếp tục được Tổng Bí Thư Lê Duẫn điều hành, trực tiếp chỉ huy, điều khiển bộ máy chiến tranh trong miền Nam. Ông ta đã thực hiện xong một bước tiến, thống nhất nỗ lực cho cuộc chiến cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam.
Theo Merle Pribbenow, dịch quyển quân sử chính thức về Quân Đội Nhân Dân, “Chiến Thắng ở Việt Nam: Quân Sử Chính Thức của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, 1954-1975”. Sự thành lập Trung Ương Cục Miền Nam (COSVN) có dấu chân từ mùa thu năm 1963, với sự thành lập Quân Ủy Đảng và Bộ Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền Nam (Hệ thống chỉ huy quân đội miền Bắc (CS) kết hợp chính trị (chính ủy), quân sự).
Cấp chỉ huy đầu não đảng Lao Động, cấp chỉ huy quân sự, chính trị (chính ủy) Quân Đội Nhân Dân lẽ dĩ nhiên được đưa vào nắm những chức vụ quan trọng, then chốt trong Trung Ương Cục Miền Nam, cả quân sự lẫn chính trị.
Quân sử Quân Đội Nhân Dân chứng minh không có gì nghi ngờ, đảng Lao Động muốn kiểm soát hoàn toàn cuộc chiến trong miền Nam Việt Nam.
Trong miền nam, bộ Chính Trị trong Ủy Viên Trung Ương và Quân Ủy Trung Ương đưa ra một số tiêu chuẩn nhằm gia tăng hiệu qủa trong hệ thống lãnh đạo chỉ huy, kiện toàn vấn đề chiến thuật, xây dựng các đơn vị tác chiến di động trong quân đội cho các khu chiến thuật.
V. BẮC VIỆT VÀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CHUẨN BỊ CHIẾN TRƯỜNG
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) lúc đó đã sẵn sàng chiến đấu, qua bằng chứng thành lập Trung Ương Cục Miền Nam, và đưa các đơn vị cấp trung đoàn Quân Đội Nhân Dân vào chiến trường miền Nam (xuống dưới vĩ tuyến 17). “Miền Bắc trở thành một ‘hậu phương lớn’. Các nhà máy, cơ xưởng, kho hàng, trạm sửa chữa, và bệnh viện được xây dựng cho các nỗ lực chiến tranh.”
Quân sử Quân Đội Nhân Dân ghi lại:
Dân chúng cùng các đơn vị quân đội nơi miền Bắc phải tăng gia kinh tế và khả năng quốc phòng lên các mức độ cao hơn, cung cấp tất cả mọi nhu cầu cho miền Nam (chiến trường miền Nam), và nhanh chóng chuẩn bị đánh bại mọi cố gắng của địch, hung hãn mở rộng chiến tranh.
Theo Pribbenow dịch từ Quân Sử Quân Đội Nhân Dân, việc chuẩn bị gia tăng chiến tranh được thi hành ngay sau khi Nghị Quyết số 9 được phê chuẩn, thông qua. Miền Bắc dự trù gia tăng quân tại ngũ (hiện dịch) lên đến 300.000 quân vào cuối năm 1964. Trước đó đã có nhiều bằng chứng Quân Đội Nhân Dân đã đưa cán bộ vào miền Nam trước khi Nghị Quyết số 9 ra đời. Nhưng đó chỉ là những cố gắng tượng trưng. Sau Nghị Quyết số 9, Quân Đội Nhân Dân đưa vào chiến trường miền Nam nhiều đơn vị chính quy trang bị đầy đủ.
Chiến sử Quân Đội Nhân Dân giải thích:
Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho tất cả các đơn vị, huấn luyện cam go, sẵn sàng khi có lệnh lên đường (vào chiến trường miền Nam) cả tiểu đoàn hay cả trung đoàn, với quân số đầy đủ cùng vũ khí trang bị. Ba trung đoàn 101, 95, và 18 thuộc sư đoàn 325 là các trung đoàn đầu tiên di chuyển cả trung đoàn vào miền Nam chiến đấu.
Đoàn 559, được trao nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ, bảo trì đường mòn Hồ Chí Minh cũng được nâng cấp, cơ giới, cơ khí hóa, hoạt động hữu hiệu trong hai năm 1963-1964, “kết qủa năm 1964, số lượng quân dụng đưa vào miền Nam tăng gấp bốn lần so với năm 1963.”
Ngay cả Hải Quân Bắc Việt cũng đã góp phần đưa người, vũ khí, quân dụng vào miền Nam trước khi Nghị Quyết số 9 được ban ra. Thí dụ, đoàn Hải Quân 125 thường xuyên vận chuyển đờng xâm nhập biển, đồ tiếp liệu quân dụng vào miền Nam, và:
Trong năm 1964, xử dụng 20 tầu sắt, tầu gỗ, cán bộ, thủy thủ đoàn 125 chuyển vận 83 chuyến chở vũ khí, tổng cộng 4000 tấn vào chiến trường Liên Khu 5, trung phần. Nhiều loại vũ khí lớn (cộng đồng) được đưa xâm nhập bằng đường biển, đã làm tăng hỏa lực cho các đơn vị chủ lực điạ phương (liên khu 5: Nam, Ngãi, Bình, Phú)
Không Quân Bắc Việt cũng được canh tân và bắt đầu giai đoạn chuẩn bị bảo vệ miền Bắc trước các trận thả bom, không tập của Hoa Kỳ “Sau biến cố vịnh Bắc Bộ”. Tiến Sĩ Asselin viết:
Như một chứng tỏ sự đoàn kết (trong các quốc gia cộng sản) và để người Hoa Kỳ nghĩ lại về vấn đề tấn công miền Bắc, Bắc Kinh (Trung Cộng) viện trợ cho Bắc Việt 51 phản lực Mig, và huấn luyện phi công Bắc Việt. Trung Cộng xây phi trường “căn cứ” cho Không Quân Bắc Việt nơi phiá nam Trung Cộng.
Quân sử Quân Đội Nhân Dân sau đó báo cáo “Đến cuối tháng Bẩy năm 1964, mọi việc chuẩn bị chiến đấu trong quân đội nơi miền Bắc Việt Nam, đặc biệt các quân chủng Phòng Không, Không Quân, và Hải Quân có thể nói đã hoàn tất.”
VI. KHÔNG LÙI BƯỚC (TRỞ LẠI)
Nhìn sơ qua các thành qủa của đảng Lao Động Việt Nam trong năm 1964, có thể thấy được qua sự tìm hiểu Hoa Kỳ qua trung gian người Canada muốn thương thuyết hòa bình với Bắc Việt vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè năm 1964. Hoa Kỳ muốn mở một “tần số đen” liên lạc với Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam để thương thuyết trên quan điểm ngoại giao. Ông Blair Seaborn, quốc tịch Canada trong Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tê (ICSC) ở Việt Nam được trao nhiêm vụ thiết lập đường giây liên lạc.
Seaborn chuyển tiếp (công điện) cho đại diện miền Bắc, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Công điện nói rằng, người Hoa Kỳ tin rằng Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam (Bắc Việt) hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những chuyện xẩy ra trong miền Nam, và người Hoa Kỳ rất quan tâm theo dõi tình hình. Hơn nữa, Seaborn nói với đại diện chính quyền miền Bắc rằng người Hoa Kỳ sẵn sàng nói chuyện hòa bình qua sự thương lượng.
Điều rõ ràng, người Hoa Kỳ ám chỉ có thể nhúng tay vào nếu Bắc Việt mở rộng chiến tranh trong miền Nam Việt Nam.
Những hành động này người Hoa Kỳ vẫn thất bại (không hiệu qủa) làm thay đổi đường lối, chủ trương của các lãnh tụ Bắc Việt. Thực ra, họ rất tính toán, rất tin tưởng chiến thắng đối với miền Nam Việt Nam, do đó không có lý do để thương thuyết với người Hoa Kỳ. Tiến Sĩ Asselin dẫn chứng:
Vài sử gia (quốc tế) tin rằng, mặc dầu thời gian đã chậm trễ, cấp lãnh đạo miền Bắc vẫn có thể bị thuyết phục với những lời hứa hẹn. Những điều miền Bắc đồng ý nói chuyện, nhưng không phải để thương thuyết (họ đã nhất quyết chiếm miền Nam bằng giải pháp quân sự).
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không tìm một lối đi dễ dàng, rộng rãi để thương thuyết, Tiến Sĩ Asselin nói, bởi vì họ (Bắc Việt) không tin tưởng nơi người Hoa Kỳ. Họ rất nghi ngờ chuyện thương thuyết, sợ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam sẽ chuẩn bị tốt hơn cho trận chiến tranh trong miền Nam. Ngoài ra, đảng Lao Động sợ rằng, việc thương thuyết sẽ gây khó khăn thi hành Nghị Quyết số 9. Lê Duẫn cùng cấp lãnh đạo miền Bắc vẫn tin tưởng sẽ thống nhất đất nước bằng võ lực, không phải thương thuyết cho hòa bình.
VII. CHIẾN TRANH ĐƯỢC KẾT HỢP
Khi hệ thống quân sự, chính trị miền Bắc thống nhất đẩy mạnh trận chiến trong miền Nam Việt Nam, dường như Hoa Kỳ vẫn chưa biết rõ ý định của chính quyền Hà Nội cũng như Nghị Quyết số 9 của bộ Chính Trị của đảng Lao Động. Bắt đầu trong tháng Giêng năm 1964, các trận tấn công trong miền Nam Việt Nam do các đơn vị quân Giải Phóng / Việt Cộng (PLA/VC) đảm trách, gia tăng cường độ, cho các đơn vị chính quy Bắc Việt có thêm thời gian huấn luyện, trang bị, và di chuyển vào miền nam.
“Trong vòng mấy tuần lễ” theo Tiến Sĩ Asselin, “Việt Cộng gia tăng hoạt động lên 40%, các trận tấn công cũng tăng 75%. Quân Giải Phóng (VC miền nam) tấn công thay vì bị tấn công, đẩy quân đội VNCH vào thế phòng thủ.” Hiệu năng chiến đấu của quân Giải Phóng gia tăng trong khoảng thời gian này, được đảng Lao Động miền Bắc giúp đỡ.
Chuyên viên phân tích không ảnh báo cáo, Bắc Việt gia tăng đưa chiến cụ, đồ trang bị, tiếp vận vào miền nam ngang qua đất Lào. Người Hoa Kỳ nhanh chóng kết luận, “Bắc Việt gia tăng mức độ quân sự trên đất Lào và miền Nam Việt Nam, với mục đích gây chiến tranh phía dưới vĩ tuyến 17.”
Tiến Sĩ Asselin dựa trên những tài liệu trong trung tâm lưu trữ hồ sơ miền Bắc, chứng minh rõ ràng Băc Việt tìm cách “đánh què” Quân Đội VNCH để thống nhất đất nước bằng giải pháp quân sự, và họ tin tưởng sẽ chiến thắng sớm hơn (nhanh chóng). Tiến Sĩ Asselin nói thêm, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có lẽ hy vọng chiến thắng “trong vòng hai năm, đủ thời gian trước khi Washington đưa quân đội sang Việt Nam tham chiến cùng với vũ khí, trang bị, tiếp vận, để có thể đánh bại quân cách mạng.”
Tài liệu miền Bắc ghi nhận đơn giản sự gia tăng chiến tranh và thi hành Nghị Quyêt số 9. Sau khi mất nhiều thời gian xây dựng lực lượng võ trang điạ phương (VC) trong miền Nam, Bắc Việt quyết định thay đổi, nắm quyền chỉ huy tổng quát.
Theo bản dịch của Merle Pribbenow quân sử Quân Đội Nhân Dân, Bắc Việt viết:
Về vấn đề xây dựng các đơn vị chiến đấu, trên căn bản phát triển quân địa phương du kích, chúng ta có thể phát triển các đơn vị chính quy của chúng ta. Về tác chiến, chúng ta huấn luyện kỹ thuật tấn công lưu động trong những khu vực chiến lược, đê tiêu diệt quân chính quy bù nhìn.
Như đã trình bầy ở phần trên, Lê Duẫn tháu cáy phóng ra một trận tấn công toàn diện (tổng tấn công) do Hà Nội chỉ huy để kết thúc trận nội chiến dựa trên sự kìện, phải chiến thắng trước khi người Hoa Kỳ trở thành vấn đề quân sự.
Tuy nhiên, Tiến Sĩ cho rằng, đảng Lao Động (CS) mới đầu hy vọng qúa nhiều về các biến cố trong miền nam (các tướng lãnh đảo chánh lẫn nhau). Đảng Lao Động tin chắc rằng, các cuộc đảo chánh liên tục trong Saigon, làm xuống tinh thần chiến đấu các đơn vị VNCH, tôn giáo xách động quần chúng xuống đường biểu tình chống chính quyền, người dân nghiêng về phiá Mặt Trận Giải Phóng (NLF – VC). Nhiều nguồn tin quốc tế cho rằng, chiến tranh (Việt Nam) sẽ kết thúc sớm, trước khi người Hoa Kỳ phản ứng.
Tiến Sĩ Asselin cho rằng:
Giới lãnh đạo đảng Lao Động tin tưởng, tình huynh đệ gắn bó trong các nước xã hội chủ nghĩa và niềm tin Nga Sô, Trung Cộng sẽ nhúng tay vào trong trận chiến Hoa Kỳ hoá (được Hoa Kỳ chỉ đạo, yểm trợ), mọi quyết định từ Washington sẽ mất yếu tố thời gian, để đưa các đơn vị chiến đấu Hoa Kỳ sang tham chiến, hy vọng Quân Giải Phóng đủ thời gian nghiền nát các đơn vị quân đội VNCH.
Điều đó gần như chắc chắn, người Hoa Kỳ cho rằng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (Trung Cộng) và Nga Sô sẽ đáp lại bằng quân sự trường hợp Hoa Kỳ đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Nhưng cấp lãnh đạo Hà Nội vẫn tin tình huynh đệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa đủ thuyết phục Hoa Kỳ không nên nhúng tay vào (kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên).
VIII. KẾT LUẬN
Cuối cùng, kế hoạch “lớn” của Lê Duẫn, chiến thắng hoàn toàn trong năm 1964 không thể thực hiện được. Biến cố vịnh Bắc Bộ, cùng với sự kiện Quân Đội Nhân Dân, Quân Giải Phóng (VC), cùng thế đứng chính trị không thể thắng được VNCH cho đến cuối năm 1964. Tiến Sĩ Asselin viết:
Sau biến cố vịnh Bắc Bộ, cảm thấy thời cơ đã đến, bộ Chính Trị Hà Nội quyết định ra lệnh cho một đơn vị chính quy Bắc Việt đầu tiên di chuyển vào miền Nam chiến đấu. Đến cuối năm, Washington (Hoa Kỳ) vẫn chưa đưa một đơn vị chiến đấu nào đến miền Nam Việt Nam, nhưng trận chiến Việt Nam đã bắt đầu.
Kết qủa những nhận thức, chuẩn bị của Lê Duẫn cho năm 1964 vẫn chưa đủ. Tuy vậy, Hoa Kỳ bắt dầu đưa quân đội vào chiến trường Việt Nam để bảo vệ phi trường Hoa Kỳ (chứa phi cơ quân sự Hoa Kỳ). Bắc Việt đã bắt đầu cho một cuộc chiến, xâm lăng miền Nam Việt Nam. Đảng Lao Động (CS) không muốn giải pháp chính trị, trước cũng như sau biến cố vịnh Bắc Bộ. Họ thi hành Nghị Quyết số 9 đưa chiến tranh vào trong miền Nam Việt Nam.
Nhưng trước khi Quân Đội Nhân Dân, Quân Giải Phóng có thể nghiền nát quân đội VNCH, quân đội Hoa Kỳ (Hải, Không quân) bắt đầu thả bom miền Bắc. Tiếp theo, trong mùa xuân năm 1965, Lữ đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (TQLC/HK), (hành quân) Hải Ngoại cùng với ữ đoàn 173 Nhẩy Dù Hoa Kỳ đã đến bảo vệ phi trường Đà Nẵng và Biên Hòa. Các sư đoàn bộ binh Hoa Kỳ sẽ lần lượt theo sau.
Theo tài liệu: Joe De Santos, Jr., “Indochina in The Year of the Dragon -1964” Radix Press, 2014, pages: 5-19
Dallas, TX. 13 March, 2023
VĐH