Tình hình năm 1970
MACV Command History, 1970
I. LỜI GIỚI THIỆU
Biến cố quan trọng nhất trong năm 1970 là cuộc hành quân đánh qua đất Cambodia (Miên) do liên quân Việt-Mỹđảm trách. Đồng thời, không kém phần quan trọng là chương trình Việt Nam Hóa và chương trình bình định, chính quyền và quân đội VNCH cố gắng xây dựng nền an ninh lâu dài cho quốc gia. Đối với người Hoa Kỳ, năm 1970 tiếp tục chương trình Việt Nam Hóa, giảm thiểu số tổn thất và rút quân đội về Hoa Kỳđúng chương trình, đồng thời tiếp tục thương thuyết chấm dứt chiến tranh. Trong khi các đơn vị tác chiến Hoa Kỳ bàn giao khu vực trách nhiệm, quân đội VNCH đã chứng tỏ có thểđảm nhận vai trò rộng lớn hơn.
Điều quan trọng nhất, sự thành công chương trình Việt Nam Hóa làm cho Hoa Kỳđi đúng theo “học thuyết” Nixon, sẽ làm nhẹ gánh vai trò của Hoa Kỳ trên trường Quốc Tế, chỉ viện trợ kinh tế vàđóng vai trò cố vấn quân sự, cung cấp quân dụng cho các quốc gia khác để họ tự giải quyếtvấn đề nội bộ. Rõ ràng trong năm 1970, Hoa Kỳđã thành công với chiến lược, cung cấp vấn đềan ninh cho chính quyền VNCH trong các chương trình bình định (lãnh thổ).
Năm tiếp theo, sẽ là thời gian thử nghiệm cho biết chính quyền VNCH đã có gốc rễ bám chắc vào đất (dân) chưa.Lòng trung thành, sự yểm trợ của người dân bảo đảm sự lớn mạnh hệ thống chính trị VNCH. Mục tiêu cho năm 1971, vẫn cần củng cốnền kinh tế, nhu cầu tiếp tục bảo vệ nền an ninh, bình an cho vùng thôn quê rất cần thiết cho sự “hiện hữu”, tồn tại của chính quyền VNCH.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 1970
II. 1. Các hoạt động quân sự trong năm 1970
Các hoạt dộng quân sự trong năm 1970 nhằm gia tăng chương trình Việt Nam Hóa và Bình Định, Phát Triển. Ngoài các cuộc hành quân đánh sang đất Miên, quân đội VNCH mở các cuộc hành quân vào các căn cứ của Việt Cộng trong miền Nam Việt Nam trong các tỉnh Kiến Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, và rừng U Minh dưới vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết qủa quân đội, chính quyền VNCH nới rộng các khu vực kiểm soát.
Quân đội VNCH và Đồng Minh tạo áp lực lên các căn cứđiạ làm cho Việt Cộng phải thay đổi chiến thuật trở lại chiến tranh du kích, “tiết kiệm” như Nghị Quyết số 9 và 14 do Trung Ương Cục Miền Nam đưa ra. Để phá hoại chương trình Bình Định Phát Triển, Việt Cộng tấn công các đơn vịĐiạ Phương Quân, Nghĩa Quân VNCH bằng chiến thuật du kích và khủng bố dân lành vô tội trong các khu vực xa xôi, hẻo lánh.
“Cú đấm” mạnh nhất vào hệ thần kinh của Việt Cộng (trong miền Nam) là trận liên quân Việt-Mỹđánh sang đất Miên. Quân đội VNCH, Hoa Kỳ tiêu hủy các căn cứ dưỡng quân, khám phá các kho vũ khí, đạn dược, đồ tiếp liệu của địch, tịch thâu đem về miền Nam Việt Nam, hoặc phá hủy trường hợp qúa nhiều. Ngoài những tổn thất, mất mát về nhân lực, quân dụng, quân cộng sản còn bịảnh hưởng trên khía cạnh tâm lý.Cán binh cộng sản xuống tinh thần, nhiều người đào ngũ, rời bỏ hàng ngũ cộng sản, kể các cán bộ chính trị viên.
Trận đánh qua đất Miên ảnh hưởng đến các hoạt động của Không Quân (nhất là Không Quân Hoa Kỳ). Hệ thống tiếp vận vào miền Nam Việt Nam bị hư hại, mất mát do trận tấn công sang đất Miên. Hải cảng Sihanoukville ở Kompong Som bịđóng cửa, do đó phải dựa vào con đường huyết mạch HCM đểđưa người, chiến cụ vào miền nam, qua đất Lào và phiá bắc Cambodia. Trong tháng Mười năm 1970, liên quân Việt Mỹđịnh phóng ra cuộc hành quân vào một số khu vực trên nước Lào, tuy nhiên nhiều trận mưa lớn làm kế hoạch phải hoãn lại.
Đề ngăn chận Bắc Việt đưa vũ khí, quân dụng xâm nhập vào miền nam bằng đường biển, Hải Quân Hoa Kỳ mở chiến dịch Market Time, tầu chiến Hoa Kỳ tuần tiễu dọc theo hải phận miền Nam Việt Nam. Các hoạt động của Hải Quân trong năm 1970, đồng thời tập trung ngăn cản quân đội Bắc Việt / Việt Cộng (NVA/VC) xâm nhập vào Vùng III, IV Chiến Thuật xử dụng máy dòđiện tử, các trạm canh gác nổi trên sông, và tầu tuần tiễu trên sông ngòi.
Tóm lại, các hoạt động trong vùng Đông Nam Á châu làm gia tăng an ninh cho miền Nam Việt Nam, dễ dàng cho chương trình Bình Định, Phát Triển hoạt động.
Trong khi các cuộc hành quân được soạn thảo tấn công các căn cứ dưỡng quân, tiếp vận của địch, chương trình Bình Định tìm cách ngăn cản, không cho địch tiếp xúc với dân chúng. Điều này phải có nền an ninh nội bộ chắc chắn. Chương trình Bình Định Phát Triển năm 1970, được phát triển dựa trên kết qủa năm 1969. Để gia tăng vấn đềan ninh nội bộ, cần phải siết chặt chương trình Phượng Hoàng (tiêu diệt hạ tầng cơ sở của Việt Cộng) và củng cố ngành Cảnh Sát Quốc Gia.
Vấn đềan ninh quốc gia được đánh giá bằng nhiều cách. Hệ Thống Đánh Giá Xóm Làng (HES) phân loại ABC tùy theo mức độ an ninh. Trong tháng Giêng năm 1970 vấn đềan ninh ABC xóm làng trong miền nam ở mức độ 87.9%, đến cuối năm (cuối tháng Mười Hai) tăng lên 95.1%. Loại AB tăng từ 69.5% lên 84.6%. Với những con số kể trên, HES phỏng đoán VC chỉ kiểm soát được 103 xã trong tổng số 37.800 xã, với dân số 37.800 người, 0.2% tổng số làng xa, dân chúng trên toàn miền Nam Việt Nam.
Sự gia tăng quân số (sức mạnh) của các đơn vịĐiạ Phương Quân, Nghĩa Quân cũng là dấu hiệu gia tăng an ninh khu vực. Đến cuối tháng Mười Hai, quân sốĐiạ Phương Quân tăng lên 283.106 và Nghĩa Quân 250.889.Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ lên tới 3.878.498 người, trong đó2.894.881 người đã đưc huấn luyện quân sự.Đến tháng Mười Hai, 444.537 vũ khí cá nhân đã được cấp phát cho Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệđẻ họ tự bảo vệ xóm làng.
II. 2. Chương Trình Phượng Hoàng
Chương trình Phượng Hoàng do cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA thảo ra và phối hợp quân đội Hoa Kỳ, Australia và VNCH bắt đầu từ năm 1967 kéo dài đến năm 1972. Năm 1972, CIA bàn giao cho cơ quan CORDS (Các Hoạt Động Dân Sự Vụ Yểm Trợ Cách Mạng Phát Triển). Chương trình Phượng Hoàng có nhiệm vụ: nhận diện, tiêu diệt hạ tầng cơ sở của Việt Cộng bằng cách: ám sát, thủ tiêu, tra tấn, bắt giữ, chống khủng bố và tra khảo. (theo Internet: https://en.wikipedia.org/wiki/Phoenix_Program. vđh).
Chương trình Phượng Hoàng thực sựđã“làm quá” hơn con số chỉ tiêu khởi thủy, “vô hiệu hóa” 18.000 cán bộ hạ tầng cơ sở Việt Cộng. Đến cuối năm, tổng cộng 21.700 Việt Cộng bị cầm tù, hoặc giết chết.
Các vấn đềan ninh quốc gia vẫn còn đó, mặc dầu chương trình Phượng Hoàng rất thành công. Quân Việt Cộng dựa vào chiến thuật khủng bố theo thời gian trôi qua, đặc biệt trên Vùng II Chiến Thuật. Khác với Vùng III và IV Chiến Thuật, không chịu ảnh hưởng bởi trận tấn công sang đất Miên do liên quân Việt Mỹđảm trách.
III. QUÂN ĐỘI VNCH TRONG NĂM 1970
Qua chương trình Cải Tiến Hiện Đại Hóa (I&M), quân đội VNCH trong năm 1970 được tổ chức lên tới 986.360 quân.Đến năm 1973, quân số dự trù sẽ lên đến 1.1 triệu quân.Đó là một tỷ lệ rất cao đối với một quốc gia chỉ có 18 triệu người dân.
Trong năm 1970, các trung tâm huấn luyện (quân đội) VNCH đã cung cấp hơn nửa triệu quân nhân cho các đơn vị tác chiến, trong khi các trường quân sự huấn luyện ngành chuyên môn cung cấp 87.000 người cho quân đội VNCH.
Để giúp đỡ gia tăng hiệu năng chiến đấu, các đơn vị Hoa Kỳ sắp về nước được lệnh bàn giao nhanh chóng vũ khí, quân dụng, đồ trang bị tiếp liệu cho quân đội VNCH, đặc biệt cho Hải Quân Việt Nam (VNCH). Bắt đầu từ năm 1968, tất cả những tầu chiến nhỏ chạy trên sông, trên biển được lệnh bàn giao cho Hải Quân Việt Nam đến cuối năm 1970.Các cố vấn Hoa Kỳ quay trở lại với vai trò cố vấn cho Hải Quân VNCH.Nhiệm vụ của Hải Quân Hoa Kỳ là cố vấn và yểm trợ tiếp vận cho Hải Quân Việt Nam.
Trong chương trình Việt Nam Hóa, Không Quân VNCH đã nhanh chóng đáp ứng chương trình. Đến cuối năm, Không Quân VNCH đãđảm nhận 50% số phi vụ tác chiến trong miền Nam Việt Nam, năm trước đó 1969, tỷ lệ là 18%
Trên bộ, chương trình Việt Nam Hóa gặp khó khăn, các đơn vị lớn Hoa Kỳ rút quân làm ba lần trong năm 1970. Đến ngày 15 tháng Tư năm 1970, sưđoàn 1 BB (Anh CảĐỏ - Big Red One), trung đoàn 26 TQLC/HK, lữđoàn 3 sưđoàn 4 BB, và không đoàn 12 Không Quân Chiến Thuật lên đường về nước. Đến ngày 15 tháng Mười, lữđoàn 3 sưđoàn 9 BB/HK, lữđoàn 199 BB độc lập, trungđoàn 7 TQLC/HK và ba tiểu đoàn Công Binh Lưu Động (7, 10, 121) Hải Quân Hoa Kỳ rời Việt Nam. Đến cuối tháng Mười Hai, sưđoàn 4 BB, và sưđoàn 25 BB/HK (Phần còn lại) về Hoa Kỳ.
IV. QUÂN ĐỘI VNCH GÁNH VÁC TRÁCH NHIỆM
Quân đội VNCH gia tăng gánh vác trách nhiệm trên khắp bốn vùng chiến thuật. Ngoài Vùng I Chiến Thuật, quân đội VNCH (sưđoàn 3 BB tân lập) chịu trách nhiệm hoạt động trong khu vực hướng tây tỉnh Quảng Trị (trước đó do TQLC/HK đảm trách). Sưđoàn 3 BB nhận bàn giao các căn cứ hỏa lực rất rộng lớn do TQLC/HK để lại, dọc theo vùng phi quân sự, và hướng tây nam tỉnh Quảng Trị, và hướng tây tỉnh Thừa Thiên (sưđoàn 1 BB/VN).
Trên vùng cao nguyên (vùng II Chiến Thuật), sưđoàn 4 BB/HK trên Kontum rút về nước trong tháng Mười, Mười Một, quân đội VNCH trên quân đoàn II phải gánh vác thêm trách nhiệm, bằng cách bỏ bớt vài khu vực trong năm tỉnh dọc theo miền duyên hải (trao cho ĐPQ/NQ đảm trách).
Trong vùng III Chiến Thuật, quân đội VNCH chịu trách nhiệm hoạt động trong các khu vực dọc theo đường biên giới Miên-Việt, sau khi sưđoàn 25 BB/HK (Tia Chớp Nhiệt Đới) rút về nước. Nhiệm vụ bảo vệ thủđô Saigon đãđược bàn giao cho quân đội VNCH trong tháng Mười năm 1969 (lữđoàn 199 BB Hoa Kỳ bàn giao cho liên đoàn 5 BĐQ).Dưới vùng IV Chiến Thuật, quân đội VNCH hoàn toàn đảm trách sau khi sưđoàn 9 BB/HK (căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho) rút về nước.
Ngoài việc bàn giao quân dụng cho các đơn vị VNCH, Hoa Kỷ cũng bàn giao các căn cứ (tiếp vận, đóng quân, căn cứ hỏa lực). Đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 1970, Hoa Kỳ bàn giao 77 căn cứ cho quân đội VNCH, từ căn cứ hỏa lực ngoài chiến trường… Tổng cộng, quân đội Hoa Kỳ bàn giao cho quân dội VNCH quân dụng trị giá 14 triệu USD (đôla).
Theo tài liệu:
MACV Command History, 1970, “The Situation in 1970”, Radix Press 1970, pages: 5 – 13
Dallas, Texas 5 October, 2023
vđh