Những mẫu chuyện không quên - TRỐN TRẠI!…
Chuyện dài người tù “cải tạo” sau cuộc chiến, cũng tuỳ thuộc từng vùng miền cũng như cảm tính của bên thắng cuộc, nhất là thời gian mấy năm đầu bi coi là “ngụy”, ngành cảnh sát và hành chánh gọi là “ ngụy quyền “ giao cho công an quản lý còn có chút quy ước, cấp đại tá và tướng thì bị đưa thẳng ra Bắc, hàng trung tá trở xuống trong đó chỉ duy nhất ở Huế là có cả chuẩn uý, SVSQ đang còn trong quân trường, ngay cả B trưởng nghĩa quân , NDTV ( nhân dân tự vệ) không có cấp bậc đều bị tập trung “ cải tạo”, và có người bị tù tới 13 năm ( nghĩa quân Lê Thê làng An Hạ ) , thành phần bị coi là “ ngụy quân” do bộ đội quản lý thì tuỳ hứng, bọn họ coi cái chết của người tù như gà vịt, hận thù sâu đậm thì nổ súng đằng sau lưng rồi cho là tù bỏ trốn ( Tr/u Sang, Th/u Minh ở Cồn Tiên) bác sĩ mà lại bị trúng gió đành chết không cứu được!? ( Tr/u Võ Đức Giang ở Ái Tử), đau ruột thừa , kiết lỵ, ăn cóc, ăn củ sắn bị say cũng chịu chết ( đại úy Lực),treo cổ tự tử thì cho là luyến tiếc đời sống phồn vinh giả tạo không chịu nổi nên tự tử v.v (chuẩn úy Bùi băng Bim), đi lao động Cả đoàn tù lội qua hồ bị vọt bẻ kéo lên bờ còn tươi rói cũng bó tay ( Tr/úy Nguyễn Di lòng hồ sông mực ). Tôi lại nghỉ tới đất nước Hoa Kỳ, nạn nhân bị vùi trong tuyết, dìm dưới tảng băng lạnh, thân người gần như đông đá vẫn được cứu sống, vậy con người số mệnh nằm ở đâu !?
Ngoài cảnh bi ai còn có những tình huống cười ra nước mắt mà kêu Trời chẳng thấu ! Một thằng giử trâu được trở thành cán bộ vệ binh lăm le cây súng, mà chúng tôi đặt cho cái tên “ Trần sùng “ ( nhân vật thằng khùng Thạch Sùng ác độc trong phim vc, thật ra tên nó là Trần Chính) hắn dùng roi đánh tù binh như con cái rồi bắt ngồi viết kiểm điểm, trung uý già Quân lực VNCH Nguyễn v Bá đã có vợ và 4 con phải viết tới lần thứ ba vì “ thưa cán bộ mà dám xưng tôi không xưng Em “ và quên hứa với thằng giử trâu, từ nay rút kinh nghiệm xuống suối tắm không ở truồng, tên này còn tập họp anh em rồi lên lớp, gào thét “con trâu còn có cái đuôi để che, lũ tụi bây còn thua nó!” Trời ơi Trời !... một bác Th/tá ( Hồ Thục) lớn tuổi hơn cha mình, hắn chỉ tay vô cây đàn bảo (bác mang theo như giấy mời kêu gọi) thằng này !... thằng này !... đàn thử bài tao nghe coi ! đúng là dân Mường mán còn thua kém xa !
Tôi còn nhớ mấy ngày đầu lên trại 1, ở chung tổ với đa số là cấp trung tá thiếu tá, các anh khá lớn tuổi quen lội rừng nên dễ an phận, còn tôi hay tựa cửa sổ vách đất ngồi nhìn Trời đêm rồi hát nghêu ngao
- ôi ! Ta buồn ta đi lang thang bởi vì ai !... ( thật ra lúc đó tôi chỉ thuộc một câu mà không biết bản nhạc chi nữa )
Vậy là một tên vệ binh nấp đâu bên ngoài ập vào bắt tại trận .
- đi đâu? hả! đất nước hoà bình rồi anh định trốn đi đâu hả !?
Chiều hôm sau tôi bị kêu lên khung ( bộ chỉ huy trại) trước khi đi các anh dặn dò đủ điều tôi mới biết đó là bản nhạc chuyện”trầu cau”. Cũng may là gần hai tháng sau khi Đà Nẵng mất, tôi ra Huế ở với xóm Thượng thành hiền từ , tuổi trẻ chóng quên ăn ngủ điều độ nên nhìn tôi mảnh mai như thư sinh, chứ lúc còn ở phi đoàn đi bay, cũng căng thẳng mau già lắm! Phải nhào lộn hằng ngày, mỗi lần kéo chiếc F5 lên, sức ly tâm cọng sức hút quả đất trì người xuống, hai chân nặng chịch, máu không lên được mặt méo xẹo có khi “ black out” không còn thấy chi hết, cái mask thở oxy ấn sâu vô má đi bay về tháo ra thấy mà gớm không dám soi gương, nói tóm lại lúc bấy giờ tôi trông rất dễ thương hiền lành vô tư , nên mấy cha cọng dù là sắc máu nhưng có người cũng hiểu đối xử nhẹ nhàng với tôi, không thì cũng như đòn thù.
Trong suốt thời gian hơn 3 năm quân đội quản lý, người tù lao động theo mức khoán mỗi ngày , và cán bộ quản giáo cũng tuỳ hứng tuỳ người, nên dù vất vả còn có chút tự do dễ thở, ra đồng đi rừng không có vệ binh ôm súng đi theo, nên ngay cả các niên trưởng trung tá cũng yên phận chờ đợi ngày về, không một ai nghỉ tới chuyện trốn trại mà đi đâu bây giờ!? Cán bộ việt cọng trên khung cũng đánh giá thấy được điều đó.
Nào ngờ sau đúng ba năm, khoảng 1/3 thì được thả về , những ai còn ở lại bị tống hết qua công an, lúc này vệ binh mới bám sát nút , mang súng kè kè sau lưng, hàng rào kẽm gai dựng nhiều lớp bao quanh , có chòi canh và vệ binh đi tuần tra 24/24 , đi tiểu tiện ban đêm người tù phải tự la lớn như thằng điên “ báo cáo cán bộ tôi đi đái!” lúc bấy giờ hiểu ra thì đã muộn ! Có một bạn tù (Trần Hạ ) chỉ mới dự tính leo qua và bị phát giác vụt bỏ chạy, rớt ra cái ví củ rích có hình vợ con, vậy là chịu số phận nằm nhà “ri” liền mấy năm.
Trở lại chuyện Trại tù Ái Tử lúc còn do quân đội quản lý, Bây giờ ngồi nghỉ lại tôi mới thấy minh quá ngu xuẫn ! và càng hiểu rõ hơn bộ mặt tàn ác của chế độ cọng sản nói chung và bản chất từng con người nói riêng, ấn tượng hận thù đã biến họ tản ác còn hơn loài lang thú. cũng chỉ do nổi nhớ thương cha mẹ già, vợ trẻ con thơ, bọn họ thua biết chúng tôi dù trốn trại cũng chi để được nhìn người thân trong thoáng chốc, mà hầu hết lớp trẻ không tự chủ được nên trốn trại , chỉ để về thăm nhìn chút cho thỏa lòng, nhưng nếu không may bị bắt hoặc “ăn ten” chỉ điểm Trại biết được thì hậu quả vô cùng khốn nạn, bị đánh đập “ tứ trụ” hành hạ bỏ đói, nhốt nhà “ri” hằng năm ! ( chuẩn úy Huỳnh Ngọc Sĩ) Ấy vậy mà vẫn không ngăn được niềm khao khát của không ít người tù trẻ “ cải tạo “ trong đó có tôi, tuổi trẻ thật đáng thương! và đầu óc cs lớp già ngu muội lúc bấy giờ thật đáng nguyền rủa !
Thời gian ở trên trại tù “ cải tạo” được khoảng gần nửa năm sau mới có nơi ở ổn định, 50 con người chung một nhà thảnh một đội, chứ không rãi rác 5 láng như trước đây, người tù nằm sát nhau trên những tấm “ri” sắt có lằn dọc, đêm về vừa đau lưng vừa lạnh thấu xương ! Lúc bấy giờ đã khai hoang đất đai trồng trọt mênh mông , tạo nên nhiều rừng khoai sắn bát ngàn thừa sức nuôi tù. Chúng tôi bắt đầu có ngày nghĩ chủ Nhật, lao động bây giờ chủ yếu là vô rừng đốn củi tiêu chuẩn ngày một gánh Trại bán lấy tiền, dưới phố xe tải lên chở về mỗi ngày, lao động đồng áng thì theo kẻng, trưa về được nghĩ ngơi 2 tiếng, người tù lớn tuổi thường nằm nhắm mắt dù không ngủ, riêng tôi cứ mon men ra ngoài lang thang ở mấy đồi sim, nhất là gặp mùa có trái chín cũng ấm bụng thích thú , khi thì tìm hái rau má ăn độn khoai sắn, để cảm thấy căng bụng hơn là nằm dài, và rồi tư tưởng trốn trại nhen nhúm để về thăm nhà bắt đầu khởi sự từ đây...
Nhớ lần trốn trại đầu tiên là một ngày chủ nhật được nghỉ, lúc đó đã tới giờ phát cơm trưa, không hiểu sao tôi nổi cơn thèm nghe tiếng xe chạy, thấy cảnh người đông đúc qua lại, và chỉ vậy mà sự khao khát thôi thúc không cưỡng lại được! tôi thay bộ đồ thường lén ra ngã đồi phía sau ( Khung Trại cán bộ nằm bên phải cách khoảng xa ) bẻ ra đường cái nhắm hướng chợ Đông Hà, cuốc bộ nhanh cũng mất hơn bốn tiếng vừa đi vừa về, và chỉ có tối đa một tiếng đi lơ ngơ coi thiên hạ chợ búa vậy mới khùng chứ!, có một chị bạn hàng nhìn sửng tôi và luôn miệng khen khôi ngô tuấn tú, chị chạy mua cho phần cơm có miếng thịt heo, ăn xong chị biểu tôi viết thư tay để chị nhờ người mang tới nhà trên Huế ( thời điểm đó nếu để giữa đường đi làm dấu ghi địa chỉ, cũng có người nhặt giúp đem tới nơi ) Báo hại sau đó mẹ tôi vi quá thương nhớ , đã ra chợ Đông Hà đợi cả ngày hy vọng gặp con, chị bạn hàng nhận ra hai bên ngồi trò chuyện về tôi, mẹ đã nhiều lần quệt nước mắt ! ( sau này cho thăm nuôi mẹ tôi kể lại ) Lần đó về tôi mệt rã người và chỉ thấy nhớ, thấy buồn thêm !
Lần thứ hai dự tính trốn trại cũng ngày chủ nhật, Tôi dậy đi từ sớm và chỉ cho thằng bạn tín cẩn sq Đà Lạt Nguyễn Nông biết và nhờ lãnh giùm phần ăn trưa, chuyến này là vô Huế, để chắc ăn tôi ghé Lò gạch xã Triệu Ái nơi làm việc của thằng Huỳnh Tư ở trong xóm, ngày trước hay gọi tôi là đại ca, nó ở sát nhà bà xã tôi và mê chiếc A37 khi miền Nam đang còn, tôi hay bay ra Huế liệng sát nóc nhà bà xã tôi và cả nóc nhà nó... Tôi thay bộ đồ màu xanh dương và đội luôn mũ công nhân của Tư để ra bển xe Quãng Trị - Huế, không biết là xui hay hên khi ra tới đường cái, tôi nhìn thấy đằng trước bộ đội đứng đông qúa lại có đeo băng đỏ trật tự, Tôi cứ chần chừ nhưng cuối cùng không dám vượt qua, Trở lại lò gạch thằng Tư mới nói cho tôi biết nể anh lắm! chứ qúa lo, anh vừa bước ra là tim em đập thình thịch ! mà đúng như vậy hôm đó nếu tôi liều mạng có thể đã xẩy chuyện lớn, tôi mà bị bắt với tang vật bộ áo quần giả dạng công nhân thì hậu quả thật khó lường, hú hồn!
Trở về trại tôi lại bắt đầu tính kế khác, vừa buồn vừa sợ quên cả đói, Hôm đó ai xui khiến nhờ Trời Phật che chở ngăn cản , chứ tôi bước đi tiếp sẽ bị bắt là chuyện chắc !
Mấy ngày sau đó vô rừng chặt củi, được nhận phần cơm từ đầu hôm , tôi dậy đi sớm hơn bó xong phần khoán trong ngày, tôi chặt thêm một ít cất dấu và cứ thế bốn ngày liên tiếp đủ một gánh để dành, mọi công tác hằng ngày được Tổ trưởng phân công từ đầu hôm, vậy là tôi được ăn luôn hai phần cơm tương đối ấm bụng cho hành trình trốn trại, ba giờ sáng là khởi sự ( lẽ dĩ nhiên đêm đó không ngủ được, phần bồn chồn phần sợ ngũ quên) Tôi phải băng đường rừng vì giữa khuya đi một mình dễ bị dân phòng tóm cổ, ra được tới bến xe thì Trời cũng vừa hừng sáng, nếu có đủ tiền để đi Taxon ( xe 10 chổ ngồi) thì an toàn hơn, vì qua trạm gác tài xế thường đến nói nhỏ với công an và cho xe chạy chứ không xét, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chưa có kinh nghiệm nên đi xe hàng và một chuyện đã xảy ra khiến tôi sợ muốn đứng tim ! Xe dừng trước trạm kiểm soát, công an bắt mọi người xuống xe đi hàng một trình giấy tờ, may lúc đó chỉ có một thằng đứng kiểm soát, đành liều mạng thôi ! đợi tên này vừa cúi xuống coi giấy CMND tôi lòn ra đi sau lưng nhập toán đã xét rồi, thoát nạn ! cám ơn Trời đã phù hộ
Đến được Huế, tôi đi xe ôm về nhà chị tôi chứ đâu dám về nhà mình, anh rễ tôi nhờ ai đó đi báo tin, thế là cả ba mẹ tôi, vợ và con gái hối hả đến gặp tôi, sau đó còn có mấy đứa em vợ nghe tin cũng tìm đến níu chặt hai bàn tay tôi, vẫn còn nhớ cô bé Tường Vi 16 tuổi miệng cười tươi mà nước mắt chảy đầm đià ! tôi lúc đó thật sự như người rừng về mất hết cả ngôn ngữ ! một thằng em con chú bác ruột ở ngoài Bắc nghe tin cũng cố tới thăm cho biết mặt, thấy nón cối và áo quần xanh lục bộ đội tôi định vùng chạy, mẹ tôi ứa nước mắt bảo tôi “thằng Bình con chú Phùng đó con ơi đừng sợ ! tội nghiệp nó hỏi con hoài, còn đòi lên thăm con nữa đó !” Tôi nghe giọng Nghệ An Hà Tịnh nặng chịch nhưng âm điệu thân thương chứ không như cán bộ trại, tình máu mũ ít nhiều cũng có khác !...
Lần trốn trại đáng nhớ ghi dấu mãi một hình bóng là một ngày cuối tháng chạp âm lịch tính theo dương lịch là đã qua năm 1976. Tổ cắt cử tôi đi rừng chặt lá “ đon” về cho trại gói bánh chưng.Tôi đã không lên rừng mà đi ngược trở vô Huế, cũng ghé nhà chị tôi và tức khắc có người ra chợ mua cho tôi số lá đon đúng như tiêu chuẩn trại đề ra để cho tôi được yên tâm, hôm đó cả nhà đủ mặt quây quần quanh mâm cơm ai cũng hả hê chỉ riêng mình ba tôi là không thấy vui và đó cũng là lần cuối cùng tôi được trò chuyện với ba tôi. Đúng 12 ngày sau thì ông vĩnh viễn rời bỏ thế gian, ba tôi gục chết không một lời trăn trối khi đôi tay còn ôm chặt đứa cháu nội, con gái đầu lòng của tôi khi sanh ra thì ba đang ở trên núi và lúc bấy giờ mới 7 tháng tuổi, nó trố mắt ngây thơ nhìn ông nội ra đi lúc 8 giờ tối ngày mồng mười Tết năm Bính Thìn 1976!...
PHIEU LE