Đức Bênêđíctô XVI nói về việc ngài từ chức, chuyến đi Iraq của Đức Phanxicô và Joe Biden

23.jpg

Theo tạp chí CruxNow, tám năm kể từ ngày chính thức để Tòa Phêrô trống ngôi, Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô XVI vẫn phải nhắc lại rằng “chỉ có một vị giáo hoàng”, quyết định từ chức của ngài được đưa ra một cách hoàn toàn tự do, và không phải vì nhóm vận động hành lang đồng tính ở Vatican.

Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai, ngài cũng đề cập đến chuyến đi sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Iraq và đến Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Đức Bênêđíctô nói với tờ Corriere della Sera, một tờ báo của Ý, vào ngày 28 tháng 2, kỷ niệm năm thứ tám ngày việc từ chức của ngài có hiệu lực, “Đó là một quyết định khó khăn. Nhưng tôi đã thực hiện nó một cách hoàn toàn có ý thức, và tôi nghĩ mình đã làm đúng. Một số người bạn hơi ‘cuồng tín’ của tôi vẫn còn tức giận, họ không muốn chấp nhận sự lựa chọn của tôi”.

Ngài nói thêm, “Tôi nghĩ tới các thuyết âm mưu theo sau nó: Có những người nói rằng đó là vì vụ tai tiếng Vatileaks, một số cho là do âm mưu của nhóm vận động hành lang đồng tính, một số cho là vì nhà thần học của nhóm Lefèbve bảo thủ, Richard Williamson. Họ không muốn tin vào một sự lựa chọn có ý thức. Nhưng lương tâm tôi yên ổn”.

Tai tiếng Vatileaks có ý nói đến vụ quản gia của Đức Giáo Hoàng rò rỉ tài liệu mật, những tài liệu tiết lộ nhiều chi tiết về tham nhũng, hối lộ và tranh giành quyền lực nhằm ngăn cản các cố gắng của Đức Bênêđíctô trong việc thực hiện tính minh bạch tài chính nhiều hơn. Các tài liệu bị rò rỉ bao gồm một bức thư nặc danh đe dọa tính mạng của Đức Bênêđíctô.

Nhóm vận động hành lang đồng tính, tức nhóm mà sự hiện hữu đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận trong cuộc họp báo năm 2013 trên chuyến máy bay trở về Rôma từ chuyến tông du Brazil, từ lâu được đồn đại là nguyên nhân khiến vị Giáo hoàng người Đức từ chức. Trong những ngày dẫn đến thông báo bất ngờ vào ngày 11 tháng 2 của ngài, truyền thông Ý đã đưa ra một số báo cáo không có nguồn gốc về các giáo sĩ đồng tính ở Vatican cùng nhau cố gắng thúc đẩy lợi ích cá nhân của họ và khiến Tòa thánh dễ bị tống tiền.

Cuối cùng, vấn đề Williamson liên quan đến vụ tai tiếng trong việc Đức Bênêđíctô "phục hồi" bốn giám mục đã được tấn phong vào năm 1988 bởi Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefèbvre, người sáng lập Hội Piô X duy truyền thống, mà vì vậy họ bị vạ tuyệt thông tiền kết. Năm 2009, Đức Giáo Hoàng đã quyết định dỡ bỏ những vạ tuyệt thông đó, và ngay sau khi vụ tai tiếng nổ ra: Williamson đã xuất hiện trên một cuộc phỏng vấn truyền hình được ghi sẵn để bác bỏ biến cố Diệt chủng người Do Thái, một tội ác có thể bị trừng phạt đến 5 năm ở Đức. Các chế tài theo giáo luật đối với các vị này đã được lập lại và Đức Bênêđíctô phải công khai xin lỗi về những gì đã xảy ra.

Theo Corriere, giọng nói của Đức Bênêđíctô “mỏng như hơi thở” và trong một số đoạn của cuộc phỏng vấn, hầu như nghe không ra tiếng. Thư ký riêng của ngài, Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein cũng có mặt tại cuộc phỏng vấn, và trong một số đoạn hiếm hoi, đã lặp lại và “phiên dịch” trong khi Đức Bênêđíctô gật đầu đồng ý.

Nhà báo gặp Đức Giáo Hoàng hưu trí, viết “Trí óc vẫn minh mẫn, nhanh nhẹn như đôi mắt, tỉnh táo và hoạt bát. Mái tóc trắng hơi dài, dưới chiếc mũ chỏm của Đức Giáo Hoàng cũng trắng như áo choàng của ngài. Hai cổ tay rất gầy nhô ra từ tay áo của ngài, làm nổi bật hình ảnh của sự mong manh về thể chất. Ratzinger đeo một chiếc đồng hồ trên cổ tay trái và bên phải của ngài có một bộ phận kỳ lạ trông giống như một chiếc đồng hồ khác nhưng thực ra là một máy báo động sẵn sàng kêu nếu điều gì đó xảy ra với ngài.

Sau cuộc thảo luận ngắn về chính trị Ý và đại dịch COVID-19, cuộc trò chuyện chuyển sang chuyến tông du Iraq ngày 5-8 tháng 3 sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ở đây, nhà báo cho rằng, phát biểu của Đức Bênêđíctô "trở nên nghiêm trọng, lo lắng".

Đức Bênêđíctô nói, “Tôi nghĩ đó là một hành trình rất quan trọng. Thật không may, nó rơi vào một thời điểm rất khó khăn khiến nó trở thành một chuyến đi nguy hiểm: Vì lý do an ninh và vì COVID. Và rồi còn tình hình bất ổn của Iraq. Tôi sẽ đồng hành với Đức Phanxicô bằng lời cầu nguyện của tôi”.

Đức Bênêđíctô cũng nhận xét về Joe Biden, tổng thống Công Giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ: “Đúng thật, ông ấy là người Công Giáo và giữ đạo. Và bản thân ông ấy chống lại việc phá thai. Nhưng với tư cách là một tổng thống, ông ấy có xu hướng trình bầy mình trong đường lối liên tục của Đảng Dân chủ… Còn về chính trị phái tính, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ lập trường của ông ấy là gì 

Vũ Văn An

Previous
Previous

Châu Âu "xoay trục”: Đức nối gót Anh và Pháp cho chiến hạm tiến vào Biển Đông

Next
Next

Thịt bò Úc sẽ biến mất khỏi thực đơn trên toàn thế giới vì … Úc không còn bò?