Ông Vương Nghị trở lại làm Ngoại trưởng thay ông Tần Cương là do đấu đá nội bộ?
Ngày 25/7, Trung Cộng miễn nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao mới được bổ nhiệm Tần Cương, chấm dứt những đồn đoán về tương lai của ông này sau một tháng vắng mặt không rõ nguyên nhân.
Theo cơ quan truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã, nhà ngoại giao hàng đầu Vương Nghị đã kế nhiệm ông Tần làm Ngoại trưởng Trung Cộng.
Ông Vương Nghị từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng trong hơn một thập kỷ trước khi được đề bạt vào Ủy ban Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một vị trí cao hơn vị trí Bộ trưởng trong cơ cấu chính trị mờ đục của chế độ này.
Ông Tần Cương bị cách chức đột ngột sau thời gian vắng bóng đầy biến động. Ông Tần (phần lớn được coi là học trò cưng của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình) được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 12 năm ngoái, khiến ông trở thành một trong những quan chức trẻ nhất của nước này trên cương vị Ngoại trưởng. Trong cuộc cải tổ chính trị lớn vào tháng 3, ông Tần được bổ nhiệm làm Ủy viên hội đồng nhà nước.
Thông báo của ĐCSTQ không giải thích về việc miễn nhiệm ông Tần Cương.
Kể từ ngày 25/7, ông Tần Cương hoàn toàn biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng trong một tháng. Lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng là vào ngày 25/6, sau khi tiếp đón các Đại sứ đến từ Nga, Sri Lanka và Việt Nam. Kể từ đó, ông đã bỏ lỡ nhiều cuộc họp quan trọng, trong đó có cuộc họp cấp Ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Indonesia hồi đầu tháng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Vương Văn Bân giải thích rằng ông Tần "có vấn đề về sức khỏe".
Trong khi đó, chính phủ ĐCSTQ không có hành động nào, điều này chỉ đơn thuần làm dấy lên nghi ngờ. Các nguồn tin truyền thông ở Hong Kong và Đài Loan cho biết, sự biến mất của ông Tần là do ông ngoại tình với bà Phó Hiểu Điền - từng là người dẫn chương trình của đài truyền hình Phoenix (một cơ quan truyền thông của ĐCSTQ đăng ký tại Hong Kong).
Trong khi đó, các nhà phân tích chỉ ra rằng sự biến mất của ông Tần là do ông Vương Nghị không hài lòng với những nỗ lực của ông Tần.
Trước đó, ngày 25/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh một lần nữa lại bị chất vấn về ông Tần Cương trong cuộc họp giao ban hàng ngày.
Bà nói với các phóng viên: “Tôi không có thông tin để cung cấp. Các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc vẫn diễn ra như thường lệ”.
Trong thời gian đảm nhiệm vai trò phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng từ năm 2005 đến 2010 và một lần nữa từ năm 2011 đến 2014, ông Tần Cương, 57 tuổi, đã nổi tiếng nhờ tài hùng biện sắc bén khi đáp trả những chỉ trích của phương Tây đối với ĐCSTQ.
Năm 2009, trước câu hỏi tại sao YouTube bị chặn ở Trung Cộng, ông Tần Cương nói với các phóng viên rằng Internet ở Trung Cộng đã “mở cửa hoàn toàn”.
Ông nói, về việc người dân có thể và không thể xem những gì, thì họ nên xem những gì có thể và ngược lại.
Ông Tần từng là Đại sứ Trung Cộng tại Mỹ trước khi được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng. Ông Tần trước đây là một trong 9 Thứ trưởng ngoại giao của Trung Cộng nhiệm kỳ 2018 - 2021. Kể từ khi gia nhập Bộ ngoại giao năm 1988, ông Tần đã dần dần thăng tiến từ trợ lý cấp thấp lên Thứ trưởng từng phụ trách lễ tân và các vấn đề châu Âu.
Ông Tần đã làm việc trực tiếp với ông Tập với tư cách là Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao. Kể từ năm 2014, ông Tần đã tích lũy được kinh nghiệm khi tháp tùng ông Tập trong các chuyến công du quốc tế.
Đấu đá chính trị
Học giả nổi tiếng Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing) sống ở Úc lập luận rằng việc ông Tần Cương đột ngột bị miễn nhiệm là kết quả của cuộc đấu đá chính trị trong nội bộ Đảng.
Ông Viên Hồng Băng nói với The Epoch Times vào ngày 25/7: “Chính ông Vương Nghị là người muốn loại bỏ ông Tần Cương, vì ông Tần Cương đã loại bỏ [phát ngôn viên Bộ ngoại giao] Triệu Lập Kiên và các bí danh khác của ông Vương kể từ khi ông Tần nhậm chức”.
Ông Triệu Lập Kiên sau đó đã được chuyển đến Vụ Biên giới và Đại dương của Bộ Ngoại giao Trung Cộng vào tháng 1, một động thái được coi là giáng cấp.
Theo ông Viên Hồng Băng việc tái cấu trúc quy mô lớn tại Bộ Ngoại giao cho thấy rằng quyền lực của ông Tập không phải là không thể phá vỡ.
Ông nói: “Mặc dù ông Tập đã loại bỏ các đối thủ chính trị của mình, nhưng việc ông Tần Cương bị cách chức cho thấy ông Tập không thể xử lý cuộc đấu đá chính trị trong nội bộ Đảng”.
“Cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ giữa các phe phái đối địch và các nhóm lợi ích đã đạt đến mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Một số người trong cuộc nói rằng ĐCSTQ hiện đang bị chia rẽ”.
Theo The Epoch Times
Lam Giang biên dịch