‘Sóng gió’ Bắc Đới Hà: Tập Cận Bình bị buộc phải tìm người kế nhiệm?

Ông Trần Phá Khổng, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ, tiết lộ rằng, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư ĐCSTQ đã không thể chống chịu được sức ép từ các bên và phải tìm người kế nhiệm. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Ông Trần Phá Khổng, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ, tiết lộ rằng, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư ĐCSTQ đã không thể chống chịu được sức ép từ các bên và phải tìm người kế nhiệm. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

 Bình luận Mộc Trà • 16:20, 11/08/21

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bắc Đới Hà từng được ví như “hộp đen” của chính trường Trung Quốc, nơi ghi lại những biến động quan trọng nhất của nước này mà không ai bên ngoài biết được.

Thông thường vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm, truyền thông Trung Quốc và quốc tế lại xôn xao khi các thành viên Bộ Chính trị “mất tích”, báo hiệu hội nghị Bắc Đới Hà sắp mở màn.

Bắc Đới Hà là địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Hà Bắc, là nơi nghỉ mát ưa thích của những người phương Tây tại Trung Quốc thời nhà Thanh.

Thời nay, không chỉ là địa điểm nghỉ dưỡng, Bắc Đới Hà mùa hè còn được coi là “trung tâm chính trị” hay “Trại David” của Trung Quốc.

Hội nghị Bắc Đới Hà: “Hộp đen” của chính trường Trung Quốc

Có một điều đặc biệt là, Trung Quốc chưa bao giờ công bố thời điểm chính thức diễn ra hội nghị mùa hè dù cuộc họp này được coi là nơi quyết định vận mệnh Trung Quốc. Tất cả đều kín và không có trong chương trình nghị sự chính thức. Cách duy nhất mà báo chí và người quan tâm có thể nhận biết thời điểm hội nghị diễn ra là sự vắng mặt đồng loạt của giới lãnh đạo cấp cao trên các bản tin truyền hình buổi tối và tình hình kiểm tra an ninh chặt chẽ hơn bình thường ở Bắc Đới Hà.

Có thể nói, sự bí ẩn của kỳ nghỉ Bắc Đới Hà đã khiến nó trở thành đề tài gây tò mò đối với nhiều hãng truyền thông nước ngoài và cả với người Trung Quốc.

Tờ SCMP nhận định, trong hơn 6 thập niên qua, những điều diễn ra tại Bắc Đới Hà dường như là tấm gương phản chiếu sự chuyển dịch trong chính trường Trung Quốc.

Theo trang tin Đa chiều, hội nghị Bắc Đới Hà không phải là một cuộc họp công tác chính thức của Trung ương, tuy nhiên các thành viên tham dự đều là những lãnh đạo cấp cao, thường bao gồm các Ủy viên thường trực Bộ Chính trị, các nguyên lão về hưu, lãnh đạo cấp tỉnh…

Tại hội nghị Bắc Đới Hà, những người tham dự sẽ đưa ra quyết sách đối với đường lối chính sách và kể cả điều động nhân sự. Trong lịch sử, Hội nghị Bắc Đới Hà 1958 từng đưa ra quyết sách về chiến lược Đại nhảy vọt, thống nhất xây dựng mô hình công xã ở khắp các vùng thôn quê trên cả nước. Cũng trong mùa hè năm đó, ông Mao Trạch Đông ra lệnh dội pháo vào đảo Kim Môn do chính quyền Tưởng Giới Thạch kiểm soát…

Mặc dù vai trò và quy mô của hội nghị thường niên không chính thức tại Bắc Đới Hà đã thay đổi theo các đời lãnh đạo khác nhau của Trung Quốc, nhưng từ thập niên 1980 đến nay, cuộc gặp Bắc Đới Hà là một kênh quan trọng để các cựu lãnh đạo thể hiện ảnh hưởng của mình.Chính sách ngoại giao “chiến lang” khiến cho Bắc Kinh bị cô lập chưa từng thấy. (Ảnh: Tổng hợp)

Hội nghị Bắc Đới Hà 2021: Tập Cận Bình phải tìm người kế nhiệm?

Theo giới thạo tin, cuộc họp kín ở Bắc Đới Hà năm nay sẽ tập trung vào việc điều chỉnh nhân sự trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ.

Ông Trần Phá Khổng, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ, tiết lộ rằng, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư ĐCSTQ đã không thể chống chịu được sức ép từ các bên và phải tìm người kế nhiệm. 

Giới quan sát nhận định điều này cho thấy sự kiện thường niên quan trọng và bí mật tại Bắc Đới Hà dưới thời Tập Cận Bình đã có nhiều thay đổi. Ông Tập được đánh giá là người nắm quyền lực lớn hơn bất kỳ lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ sau cố chủ tịch Mao Trạch Đông, và chưa bao giờ có ý định tìm người kế nhiệm để thay thế mình.

Nhưng hiện tại có vẻ như tình thế đang không thuận lợi lắm cho ông Tập: Chính sách ngoại giao “chiến lang” khiến cho Bắc Kinh bị cô lập chưa từng thấy; thảm họa lũ lụt tại Hà Nam là do quan chức xả lũ không thông báo cho dân và 2 quan chức cấp cao của tỉnh đều là đàn em thân tín của ông Tập. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trong nước đang ngày càng nghiêm trọng, điều này càng khiến cho vị thế của ông Tập càng thêm lung lay.

Giới thạo tin cho biết, ông Tập Cận Bình nhất định phải lập người kế nhiệm vào năm tới. Vậy ai sẽ là người kế nhiệm?

Ông Trần Phá Khổng chỉ ra rằng hiện có 3 đối tượng được nhắm đến cho vị trí người kế vị này: 

Một là Trần Mẫn Nhĩ, bí thư Thành ủy Trùng Khánh

Hai là Lý Cường, bí thư Thành ủy Thượng Hải

Ba là Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa

Cả ba người này có thể trở thành thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào năm tới và trở thành ứng cử viên kế vị Tập Cận Bình.

Thông thường, để tăng thêm vị thế, các phe phái sẽ phải tìm cách giảm số lượng và sức mạnh của đối thủ, do đó, có thể sẽ có sự thay đổi về số lượng Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của ĐCSTQ. Sự thay đổi này sẽ phản ánh sự lên xuống và dòng chảy của chính quyền. Nếu phe nhóm nào thắng thế, khi đó ứng viên của phe phái đó sẽ là người kế vị ông Tập.

Ngọc Minh

Theo NTDVN.COM

Previous
Previous

Taliban chiếm thủ phủ tỉnh thứ 10 ở Afghanistan trong chiến dịch thần tốc

Next
Next

Lo ngại Đức Giáo Hoàng bị ám sát, Ý tăng cường an ninh nghiêm nhặt tại Rôma