Trung Cộng sử dụng văn hóa truyền thống để tuyên truyền ngoại giao

“Một quốc gia có quyền lực mềm mạnh mẽ có thể dễ dàng truyền bá hệ tư tưởng và các giá trị của mình, do đó có thể kiểm soát và thao túng dư luận toàn cầu,” một báo cáo của Đài truyền hình Trung ương Trung Cộng cho biết vào tháng 12/2007. Trung Cộng coi khả năng truyền bá văn hóa bạo lực của chế độ này dưới hình thức nghệ thuật là yếu tố then chốt trong các chiến dịch quyền lực mềm của mình.

Trong Chín Bài bình luận về Đảng Cộng Sản (Cửu Bình) có viết, Trung Cộng thay thế văn hóa truyền thống Trung Hoa bằng văn hóa Đảng “giả, ác, đấu” để duy trì sự chuyên chế của mình. Đồng thời, chế độ này bày ra những biểu hiện văn hóa bề ngoài như một bức bình phong để lừa gạt người dân và gia tăng quyền lực mềm của mình trên toàn cầu.

Thành lập các trung tâm văn hóa Trung Hoa ở các quốc gia trên thế giới là một dự án do Bộ Văn hóa và Du lịch đứng đầu. Một tài liệu nói rằng 34 cơ quan cấp tỉnh được giao nhiệm vụ thành lập các trung tâm văn hóa để “quảng bá văn hóa truyền thống và hiện đại của Trung Cộng.” Dự án này có mục tiêu vươn tới 30 quốc gia hoặc thành phố, chẳng hạn như Singapore, Fiji, Stockholm, Tel Aviv, Luxembourg, Nepal, Sri Lanka, Lào, Sydney, Kairo, Malta, Mexico và Copenhagen.

Một nhóm người Trung Cộng đã nêu lên mối lo ngại về buổi biểu diễn, Hồng Hồ (Lake Honghu), đến Nhà hát Opera Sydney ngày 04/11/2018, họ gọi đây là một phần trong chiến lược của Trung Cộng nhằm thực thi quyền lực mềm và gây ảnh hưởng ở Úc. Một tấm bích chương của Hồng Hồ (bên trái) được dán trên tủ lạnh trong một cửa hàng tạp hóa Á Châu ở Hurstville, NSW vào ngày 23/10/2018. Một bức ảnh của Nhà hát Opera Sydney ở Sydney, Úc, vào năm 2018 (bên phải). (Ảnh: Mimi Nguyen Ly (ảnh bên trái): Loritta Liu/The Epoch Times (ảnh bên phải)

Một nhóm người Trung Cộng đã nêu lên mối lo ngại về buổi biểu diễn, Hồng Hồ (Lake Honghu), đến Nhà hát Opera Sydney ngày 04/11/2018, họ gọi đây là một phần trong chiến lược của Trung Cộng nhằm thực thi quyền lực mềm và gây ảnh hưởng ở Úc. Một tấm bích chương của Hồng Hồ (bên trái) được dán trên tủ lạnh trong một cửa hàng tạp hóa Á Châu ở Hurstville, NSW vào ngày 23/10/2018. Một bức ảnh của Nhà hát Opera Sydney ở Sydney, Úc, vào năm 2018 (bên phải). (Ảnh: Mimi Nguyen Ly (ảnh bên trái): Loritta Liu/The Epoch Times (ảnh bên phải)

Nghệ thuật biểu diễn là một trong những cách Trung Cộng truyền bá nền văn hóa được tân trang này. Tuy nhiên, để làm được điều này, các truyền thuyết truyền thống lâu đời đang bị cải biên và các ca từ của các bài hát dân ca cổ xưa đang bị sửa đổi.

Trong khi lợi dụng tấm bình phong là phô diễn tái hiện truyền thống, thì Trung Cộng lại không tiếc công sức ngăn cản các công ty biểu diễn nghệ thuật độc lập khác đang giới thiệu văn hóa truyền thống đích thực ra thế giới.

Mục tiêu chính mà Trung Cộng nhắm vào là Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, một đoàn múa cổ điển Trung Cộng đứng đầu có trụ sở tại New York. Trước đại dịch, Shen Yun đã lưu diễn trên khắp thế giới sáu tháng mỗi năm.

Phần hạ màn của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun tại Trung tâm Lincoln, New York, vào ngày 11/03/2020. (Ảnh: Edward Dye/The Epoch Times)

Phần hạ màn của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun tại Trung tâm Lincoln, New York, vào ngày 11/03/2020. (Ảnh: Edward Dye/The Epoch Times)

Trang web của Shen Yun giải thích việc Trung Cộng tàn phá văn hóa Trung Hoa. “Trong 70 năm cầm quyền, chế độ cộng sản này đã coi các giá trị truyền thống của Trung Hoa – vốn tập trung vào ý niệm thiên nhân hợp nhất – như một mối đe dọa đối với sự tồn vong của chế độ. Và trong các chiến dịch có hệ thống như Cách mạng Văn hóa, Trung Cộng đã loại bỏ các tín ngưỡng truyền thống và phá hủy các kho tàng bảo vật cổ xưa – đưa văn minh 5,000 năm đến bờ vực của sự tuyệt diệt.”

Duy chỉ có cách biệt lập với Trung Cộng, Shen Yun mới có thể mang cốt lõi tinh hoa của truyền thống cổ đại đến với các sân khấu trên toàn thế giới, thế nhưng cũng vì lẽ đó mà Shen Yun bị cản trở bởi sự can thiệp của Trung Cộng.

Trang web của ông Leeshai Lemish, một người dẫn chương trình của Shen Yun từ năm 2006, ông nêu chi tiết 74 trường hợp được ghi nhận lại mà Trung Cộng và các “phái bộ ngoại giao” của Trung Cộng can thiệp vào các buổi biểu diễn của Shen Yun trên khắp thế giới. Những sự cố này xảy ra từ năm 2007 đến 2019 ở Úc, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Ecuador, Anh, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Ireland, Israel, Ý, Đại Hàn Dân Quốc, Malaysia, Moldova, New Zealand, Romania, Nga, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Hà Lan, Ukraine và Hoa Kỳ.

Người ta có thể thắc mắc, vì sao Shen Yun không được phép biểu diễn ở Trung Quốc mà tên Trung Quốc lại được kể đến trong danh sách trên.

Đó là bởi vì công an Trung Cộnggiám sát những người dân đại lục mua vé đi xem các buổi biểu diễn Shen Yun diễn ra bên ngoài quốc gia này, bao gồm cả Hồng Kông; và họ sách nhiễu và, trong một số trường hợp, là bắt cóc gia đình của những nghệ sĩ Shen Yun ở bên trong Trung Hoa đại lục.

Tại sao Trung Cộng lại sợ Shen Yun đến vậy?

Ông Lemish giải thích một trong những lý do là Trung Cộng muốn tự cho mình là “người bảo vệ văn hóa Trung Hoa” trong nỗ lực hợp pháp hóa địa vị cầm quyền của mình. Vì thế, chế độ này cử các đoàn nghệ thuật ra hải ngoại biểu diễn. Tuy nhiên, các buổi biểu diễn của Shen Yun đã vượt trội hơn hẳn các vũ đoàn đầy tuyên truyền của Trung Cộng. Do đó, Trung Cộng nghĩ ra đủ loại chiến thuật để ngầm phá hoại đoàn nghệ thuật Shen Yun.

Do Kelly Song thực hiện
Tịnh Nhi biên dịch

Previous
Previous

Trung Cộng sốc vì kế hoạch điều tra nguồn gốc Covid-19

Next
Next

Sự đàn áp ngày càng gia tăng thổi bùng làn sóng tháo chạy của đầu tư ngoại quốc khỏi chứng khoán Trung Cộng