Bà Võ Thị Ánh Xuân bị “đày”vào ghế phó chủ tịch nước
Ở ĐCS có những chiếc ghế mà chẳng ai muốn vào vì ngồi vào đó là xem như mất cả quyền lực lẫn mất cơ hội. Trong tứ trụ mà bị đẩy vào ghế chủ tịch nước xem như quyền lực cũng mất và cơ hội cũng hết. Ông Nguyễn Xuân Phúc bị ép ngồi vào ghế chủ tịch nước xem như ngồi đó làm tròn những trách nhiệm mang tính hễ nghi rất hình thức. Trong tứ trụ mà bị đẩy vào ghế chủ tịch nước là trừng phạt chứ chẳng phải là phần thưởng. Từ quyền lực to lớn bao trùm đất nước gì nay không còn gì nữa. Tương tự như vậy, ghế phó chủ tịch nước cũng xem như là ghế chỉ được tiếng nhưng không có miếng. Khi ngồi vào ghế đó, quyền lực mất mà cơ hội cũng hết.
Đối với quan chức CS, họ luôn tìm đến những chiếc ghế mà có thể tạo cho họ quyền lực, tạo cho họ cơ hội. Và cũng chính mục đích là quyền lực và cơ hội như thế nên trong ĐCS hiện nay mới xuất hiện nhiều nhóm lợi ích như thế. Bản chất của việc trèo cao là ngoài được cơ cấu thì còn phải biết đấu đá, mà để đấu đá tốt thì không nên để bị đẩy vào những chiếc ghế hữu danh vô thực như chiếc ghế chủ tịch nước hay là chiếc ghế phó chủ tịch nước.
Nhìn vào sự phân bố số ủy viên bộ chính trị thì biết ngay cơ quan chủ tịch nước là không quan trọng rồi. Đến Quốc hội, nơi được cho là trụ thứ tư trong tứ trụ thì cơ quan này cũng được 2 ủy viên bộ chính trị, trong khi đó phủ chủ tịch được cho là bộ mặt quốc gia, là trụ thứ hai trong tứ trụ chỉ được xếp cho một ủy viên bộ chính trị.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh phó chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2011
Bộ máy nhà nước cộng sản rất cồng kềnh. Người cộng sản thì rất màu mè, thích rờm rà và háo danh. Thường thì khi mất quyền lực họ vẫn còn muốn mình có được cái danh chứ ít khi muốn bị cho về vườn đuổi gà, vì vậy mà nhiều cơ quan hơn nữa được lập ra, mục đích là để dạt những người hết quyền lực bang bên đấy ngồi một vài nhiệm kỳ rồi lui vào hậu trường sân khấu chính trị. Được biết, trước kia ĐCS có lập ra chức vụ cố vấn ban chấp hành trung ương đảng để dành cho những quan chức ở tứ trụ khi hết quyền lực thì sang đó ngồi, hiện nay thì chức vụ đó bị bãi bỏ. Tuy nhiên văn phòng chủ tịch nước thì không thể bị bãi bỏ nhưng chức năng của nó thì gần giống như vậy.
Mất cơ hội vào Bộ Chính Trị
Chưa có phó chủ tịch nước nào mà lên được chức nào cao hơn. Hầu hết những người vào chức phó chủ tịch nước đều hết cơ hội vào bộ chính trị. Trước đây bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Bình, bà Trương Mỹ Hoa, bà Nguyễn Thị Doan, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đều phải về hưu sau khi ngồi vào chức phó chủ tịch nước.
Thực ra chức phó chủ tịch nước từ trước năm 1987 là chức vụ giành cho nam giới. Tuy nhiên từ đại hội XI trở đi không biết có sự thỏa thuận ngầm nào hay không mà chức phó chủ tịch nước lại giành cho nữ giới. Có thể đó là luật bất thành văn, ĐCS muốn cơ cấu một chiếc ghế cố định giành cho phụ nữ để khỏi phải bị chỉ trích là chính trị CS tạo nên hiện tượng bất bình đẳng giới.
Chỉ tính người trong ĐCS thì từ năm 1960 cho đến nay đã có 17 phó chủ tịch nước, tuy nhiên trong đó không có một ai vào ủy viên bộ chính trị sau đó. Được biết ngay cả người phó chủ tịch nước cho ông Hồ Chí Minh từ năm 1960 đến năm 1969 là Tôn Đức Thắng không không vào được bộ chính trị ngay cả khi ông làm chủ tịch nước sau ngày ông Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969.
TRọng bộ máy quyền lực của nhà nước CS thì luôn có những cơ quan như vậy. Những cơ quan rất được tiếng, ngày nào cũng được lên truyền hình tuy nhiên thực quyền thì chẳng có gì cả. Chiếc ghế của bà Võ Thị Ánh Xuân không có giá trị bằng ghế bí thư tỉnh đó là thực tế. Vì vậy khi về trung ương mà bị đẩy vào ghế vó chủ tịch nước thì xem như cơ hội đã đóng kín với bài Võ Thị Ánh Xuân.
Không bao giờ làm chủ tịch nước
Cho đến nay, người mà có thể lên được chủ tịch nước từ ghế phó chủ tịch nước duy nhất đó là ông Tôn Đức Thắng. Ông Tôn Đức Thắng nhân vật mà ĐCS muốn xây dựng thành tượng đài của của giai cấp công nông để tuyên truyền vì thế ông mới có đặc quyền là người duy nhất bước lên ghế chủ tịch nước từ ghế phó chủ tịch nước. Tuy nhiên dù là làm chủ tịch nước thì ông Tôn Đức Thắng cũng không được vào ủy viên Bộ Chính Trị.
Như vậy là ngoại trừ ông Tôn Đức Thắng thì chưa có ai bước lên vị trí chủ tịch nước từ ghế phó chủ tịch. Chỉ có bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là quyền chủ tịch nước từ ngày 21 tháng 9 năm 2018 đến 23 tháng 10 năm 2018, nghĩa là chỉ 32 ngày. Bởi vì sau khi ông Trần Đại Quang chết thì phải đợi đến này 23 tháng 10 năm 2018 Quốc hội CS mới nhóm họp và bỏ phiếu cho ông ông Nguyễn Phú Trọng.
Được biết ngày 6/4, tại kỳ họp 11 của Quốc hội CS khóa XIV, với vai trò Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đệ trình lên Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Phó Chủ tịch nước với một ứng viên duy nhất để Quốc hội bầu.
Trước đó, theo thủ tục Quốc hội cộng sản cũng đã miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh. Ngườu được ông Phúc đề cử thay cho bà Thịnh là bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang.
Theo kich bản quan thuộc, lẽ ra quốc hội đồng ý 100% nhưng như thế có vẻ độc tài, nên kỳ này vở kịch bầu cử được thiết kế với 447/449 đại biểu tán thành chiếm 93,13% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy là bà Võ Thị Ánh Xuân giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước.
Bà Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970, quê ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, là đương kim bí thư tỉnh.
Bà Xuân là Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết khóa XI và là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII và XIII; là đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Về học vấn thì bà Xuân có cử nhân Sư phạm hóa học, từng là giáo viên trường THPT ở An Giang, sau đó làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp của Văn phòng Tỉnh ủy An Giang.
Sau 9 năm làm Phó Chủ tịch sau đó là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang, bà Xuân lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang; Bí thư Thị ủy Tân Châu; Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2011-2016; Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
Tháng 10 năm 2015, Bộ Chính trị điều động, phân công bà Võ Thị Ánh Xuân giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa IX, nhiệm kỳ 2010-2015.
Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng
Tháng 9 năm 2020, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, bà tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra hồi cuối tháng 1/2021, bà Xuân tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và mới đây có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở khối Chủ tịch nước.
Ai đì bà Võ Thị Ánh Xuân lên ghế phó chủ tịch nước?
Trong giai đoạn từ sau đại hội 13 đến nay, ông Phạm Minh Chính là trưởng ban tổ chức trung ương. Ông Chính có vai trò sắp xếp nhân sự cho hậu đại hội 13 nên lợi dụng quyền này, ông sẽ tạo nên những mối quan hệ thân hữu xa tận miền nam. Được biết thành phố HCM là nơi ông Nguyễn Phú Trọng đã bố trí Nguyễn Văn Nên nắm, đấy là một thất thế cho ông Chính. Tuy nhiên mối quan hệ giữ ông Chính và ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn rất tốt nên có thể xem Kiên Giang là vùng đất ủng hộ tân thủ tướng, thay vào đó tân thủ tướng sẽ nâng đỡ Nguyễn Thanh Nghị. Đó là quan hệ qua lại. Tuy nhiên ngoài vùng đất Kiên Giang, ông Phạm Minh Chính rất cần những mỗi quan hệ tốt với các bí thư thỉnh. Mà để tạo mối quan hệ tốt thì không gì bằng ban cho họ chức tước, điều này là trong tầm tay của ông Phạm Minh Chính khi còn là trưởng ban tổ chức trung ương.
Thực chất tin tức bà Võ Thị Ánh Xuân làm phó chủ tịch nước đã đã lọt ra ngoài từ sau hội nghị trung ương 2 vào đàu tháng 3 vừa rồi. Có thể nói, ở kỳ hội nghị đó ông Phạm Minh Chính thể hiện tay chơi cờ lão luyện. Có lẽ ông Chính muốn đưa bàVõ Thị Ánh Xuân vào chiếc ghế có tiếng mà không có miếng để khỏi bị tai tiếng là “đì” chị em phụ nữ. Vì vậy ông chuyển bà Võ Thị Ánh Xuân về trung ương và đưa bà ngồi vào ghế phó chủ tịch nước hữu danh vô thực. Phần ghế bí thư tỉnh An Giang, ông hạm Minh Chính ưu tiên cho người khác, có thể là ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ông Lê Văn Nưng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh sẽ ngồi vào ghế này.
Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)