Đằng sau trò ném tỷ đô qua cửa sổ của Vinfast
Xe điện là tương lai, nhưng tương lai bao xa nó sẽ trở nên phổ biến thì không ai dám khẳng định. Để xe điện trở nên phổ biến thì nó phải đảm bảo ít nhất 2 yếu tố: Thứ nhất, giá cả phải tương đương với xe xăng; Thứ nhì, nó phải có hạ tầng dịch vụ phổ cập như hệ thống cây xăng trên toàn thế giới. Cho đến nay, giá xe điện vẫn rất cao so với xe xăng và chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ giảm, và trạm sạc thì vẫn rất ít và chưa có một dấu hiệu nào cho thấy nó có thể bùng phát. Có thể nói, trong 5 năm tới, xe điện chưa thể phát triển gì nhiều.
Hiện nay, hãng xe điện lớn nhất của thế gới là Tesla của Mỹ vẫn có doanh số vô cùng khiêm tốn so với những ông lớn ngành ô tô dùng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới như Toyota, Honda, Valkswagen, Mercedes, BMW vv... Những ông lớn này cũng đã có cho ra đời xe điện nhưng chủ yếu là bước đi thăm dò chứ chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ chuẩn bị cho chiến dịch chuyển từ xe xăng sang xe điện.
Vòng đời trung bình của một model ô tô tầm 5 năm, tuy nhiên, tuổi đời của dây chuyền sản xuất ô tô gấp nhiều lần tuổi đời của model đời xe, nghĩa là rất nhiều đời xe được ãng cho xuất xưởng trên cùng một dây chuyền. Không một đại gia ô tô nào trên thế giới mà dám vứt dây chuyền sản xuất chỉ sau một đời xe, làm thế thì doanh nghiệp chỉ có thể... phá sản.
Vinfast là thương hiệu ô tô cực trẻ, họ mới đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất từ năm 2017, đến năm 2018 đem triển lãm lại Paris và chính thức bán ra thị trường năm 2019. Như vậy, nếu tính từ khi đầu tư cho tới khi ngừng sản xuất vào cuối năm 2022 thì tuổi đời dây chuyền sản xuất xe hơi của Vinfast chỉ mới 5 năm, bằng với tuổi đời của một model ô tô. Theo báo chí nhà nước cho biết, dây chuyền của nhà máy Vinfast ở Việt Nam trị giá 3 tỷ đô vậy mà Phạm Nhật Vượng dám bỏ phí chỉ sau 5 năm. Ngay cả ông lớn như tập đoàn Valkswagen hay Toyota cũng chưa dám làm, quả thật, ông Vượng “chơi sang”.
Xe xăng vẫn là chủ lực cho thị trường xe hơi thế giới trong 5 năm tới, trong khi đó tương lai của thị trường xe điện thì không có gì đảm bảo, thị trường Mỹ chỉ mới có một mình Tesla nhỏ bé cũng là quá chật chội rồi. Nếu có khoảng trống lớn cho thị trường ô tô điện thì những đại gia sừng sỏ như Ford, GM, Toyota, Honda, Nissan, Hyundai, VW, Mercedes, BMW vv.. đã nhảy vào xí phần rồi. Những ông lớn xe hơi xăng chưa dốc toàn lực cho xe điện là đủ hiểu triển vọng ô tô điện của thị trường ô tô lớn nhất thế giới nó mờ mịt như thế nào, ấy vậy mà báo chí nói “Vinfast” đóng cửa dây chuyền sản xuất ô tô xăng chuyển qua tập trung cho xe điện? Tại sao đóng cửa dây chuyền sản xuất loại xe có nhu cầu lớn cho thị trường mà tập trung sản xuất xe mà thị trường chưa chấp nhận nó? Vậy mà là “doanh nhân đại tài” ư? Thực chất, đây là cách nói đánh lừa người dân nhẹ dạ của thứ báo chí định hướng, chủ yếu là gieo vào đầu những người ngây thơ rằng “Vinfast đi tắt đón đầu xu thế thời đại” chứ thực chất là Vinfast đang che đậy một dự án xe hơi đại bại mà thôi. Cách che đậy thất bại của Phạm Nhật Vượng cũng rất là cộng sản, nghĩa là trong vỏ bọc Vingroup có phần ruột cộng sản. DNA Cộng Sản thì khó mà giấu được.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Vinfast dám ném 3 tỷ đô la qua cửa sổ cho những tham vọng quá tầm? Ném tiền như thế với Toyota còn không dám chứ nói gì Vinfast? Tiền ở đâu cho Vinfast ném dễ như thế? Chỉ có thể là nguồn tiền không cạn có từ quyền lực nhà nước rồi đem ném vào đó để rửa dưới dạng “đầu tư” mà thôi. Nếu là tiền túi của Phạm Nhật Vượng thì ông ta không dại gì chơi ngông với dây chuyền 3 tỷ đô la như thế. Những nhà phân tích thị trường không thể không thấy điều đó để tư vấn cho ông Vượng. Những nhà phân tích giỏi dù có muốn thì cũng khó tác động được gì cái đầu cộng sản lắm tiền bỏ vào Vingroup. Bản chất Cộng sản là thế, dốt nát nhưng rất kiêu ngạo.
Tiền ăn cướp nhân dân 10 đồng, họ nhờ các doanh nghiệp thân hữu “kinh doanh” rồi rút về thành tiền sạch. 10 đồng dơ mà làm lỗ 3 đồng còn 7 đồng tiền “sạch” thì với họ vẫn lời, còn nếu lỗ đế 7 đồng còn 3 đồng “sạch” thì phải vứt để cắt lỗ thôi, đó là cái bản chất đằng sau những Vin, những Sun, những FLC. Vì thế những tập đoàn này lớn ném tiền “vèo vèo” qua cửa sổ nhưng vẫn lớn nhanh như thổi là thế. Tép riu như Việt Á thì đám Ba Đình còn phanh phui ra để đấu nhau chứ “siêu to khổng lồ” như Vin, Sun, FLC một khi dính cả Bộ chính Trị thì ai dám phanh? Vậy nên mới có chuyện Vin ném 3 tỷ đô chơi mà tập đoàn vẫn như không bị tróc một cái vảy là thế. Bộ máy chính quyền thối nát 10, họ che đậy hết 9 nên rất nhiều người không thấy mà ngỡ chính quyền này “vẫn thơm” lắm. Mị dân là bật thầy của chính quyền này.
Đỗ Ngà