Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam chỉ là cái bẫy

Chính quyền CS Việt Nam luôn ra rả rằng họ đảm bảo thực thi tự do báo chí, tự do ngôn luận và họ ghi trong điều 25 hiến pháp 2015, thế nhưng thực tế thì tù nhân ở Việt Nam đi tù vì tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận” thì rất nhiều.

Trong cuộc họp báo chiều 17/12, trước câu hỏi của phóng viên quốc tế đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về thông tin từ tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo quốc tế (CPJ) cho rằng, chính sách quản chế tự do báo chí, tự do ngôn luận của Việt Nam ngày càng khắt khe, nghiêm khắc khi có nhiều nhà báo bị bỏ tù, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam đảm bảo thực thi tự do báo chí, tự do ngôn luận. Thì bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định rằng: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, mang định kiến xấu của Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) đưa ra về tình hình Việt Nam”,

Bà Lê Thị Thu Hằng nhắc lại sự thật này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong những năm gần đây.

Minh chứng cho phát biểu của mình, đại diện Bộ Ngoại giao đã nêu ra một số dữ liệu như tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, 125 kênh truyền hình, mạng di động phủ sóng 99,7% dân số. Trong đó mạng 3G, 4G phục vụ 98% dân số. Hơn 64 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng internet và hơn 62 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội.

Tôi nghĩ đây là những con số khá ấn tượng. Ở Việt Nam cũng như ở bất kỳ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai, nếu có hành vi vi phạm pháp luật, đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam”.

Bà Lê Thị Thu Hằng vẫn thường xuyên chối bỏ việc bức hại người sử dụng quyền tự do ngôn luận

Bà Lê Thị Thu Hằng vẫn thường xuyên chối bỏ việc bức hại người sử dụng quyền tự do ngôn luận

Đấy là những gì mà phía Việt Nam đã chối trước sự chất vấn của báo chí quốc tế. Nói theo cách mà người dân Việt Nam hay dùng là “chẳng ai chịu cha thằng ăn cướp” cả. Vâng! Lâu nay, chính quyền CS Việt Nam vẫn không bao giờ chịu thừa nhận những điều xấu xa mà họ đã làm. Ngày nay, tù nhân lương tâm ngồi trong nhà tù CS không phải là ít, Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang vv… và rất nhiều người khác đang ngồi tù vì cái bẫy “quyền tự do ngôn luận” mà chính quyền CS giăng ra.

Vì sao Tô Lâm đã bủa vây ông Trương Châu Hữu Danh?

Ông Trương Châu Hữu Danh là một người dân của tỉnh Long An, đúng ra chỉ có công an tỉnh này thụ lý vụ án. Ấy vậy mà ông Danh lại bị công anh thành phố cần thơ bắt, điều này cho thấy có lệnh của Tô Lâm thì công an các tỉnh mới phối hợp với nhau bắt người.

Ông Trương Châu Hữu Danh, một nhà báo và Facebooker năng nổ trong hoạt động chống các trạm BOT bị cho là ‘bẩn’ tại Việt Nam. Ông động chạm tới nhóm lợi ích rất lớn đang được Nguyễn Văn Thể bảo vệ. Những chủ trạm BOT bẩn là những sân sau các ủy viện Bộ Chính Trị, chính vì vậy mà Tô Lâm mới ra tay mạnh để bịt tiếng nói đấu tranh chống tiêu cực.

Theo chỉ đạo của Tô Lâm, Cơ quan An Ninh Điều tra thuộc Công an Thành phố Cần Thơ,  sau khi có sự đồng ý phê chuẩn của Viện Kiểm Sát Nhân dân Thành phố Cần Thơ, tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông này 3 tháng để phục vụ mục đích điều tra. Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam thì ông Trương Châu Hữu Danh bị bắt để điều tra về cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ theo Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Được biết bài đăng cuối cùng trên Fanpage Trương Châu Hữu Danh là hình ảnh photoshop 2 ông Tất Thành Cang và Đinh La Thăng khoác tay nhau và mặc áo tù cùng dòng trạng thái “Trùng phùng“.

Hôm 1-12-2020 vừa qua, tổ chức Ân Xá Quốc Tế ra báo cáo về tình trạng kiểm duyệt của các mạng xã hội lớn trong đó có nhắc đến Trương Châu Hữu Danh như là “một nhà báo tự do nổi tiếng tại Việt Nam tập trung vào các vấn đề như cáo buộc tham nhũng, công bằng xã hội và cáo buộc lạm quyền của các quan chức chính phủ.”

Theo báo cáo này, ông Danh sử dụng tài khoản Facebook cá nhân với gần 150.000 người theo dõi để đăng các bài viết của mình. Hàng nghìn người tương tác với bài của ông mỗi ngày.

Tuy nhiên một số bài đăng của ông về vụ bê bối cáo buộc có tham nhũng tại tỉnh Bình Dương đã bị Facebook hạn chế tại Việt Nam mà thiếu lựa chọn để khiếu nại.

Tô Lâm bắt người bảo vệ quan tham lộng hành

Tô Lâm bắt người bảo vệ quan tham lộng hành

Lần này Tô Lâm ra tay với Trương Châu Hữu Danh, xem như ông tướng công an này đã ra tay cứu rất nhiều quan tham đang lộng hành trên đất nước này. Nguyễn Phú trọng hô hào trong sạch nhưng người dân lên tiếng cho một xã hội trong sạch thì bị bắt như thế, không biết còn bao nhiêu người tin vào “sự trọng sạch” của chế độ này? Chắc là không còn ai.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

Previous
Previous

Việt Nam chọn Mỹ hay Trung Cộng?

Next
Next

Mỹ đưa Thụy Sĩ, Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ