Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN Tô Anh Dũng bị bắt liên quan tới vụ giải cứu công dân

Từ năm 2020 đến nay đã triển khai hơn 1.000 chuyến bay và đưa 240.000 công dân Việt Nam về nước, theo Bộ Ngoại giao.

Thêm một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao vừa bắt tạm giam, liên quan tới vụ 'máy bay giải cứu'.

Ông Tô Anh Dũng, thứ trưởng, bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc 'nhận hối lộ', Bộ Công an công bố hôm 14/4.

Ngoài ông Dũng, còn có hai người khác, một từ Bộ Y tế và một từ Bộ Công an, cũng bị khởi tố, bắt tạm giam với cùng tội danh.

Vụ án 'nhận hối lộ' đã bị giới chức khởi tố từ cuối tháng 1/2022, với các cáo buộc nói đã xảy ra hành vi phạm tội trong quá trình xét hồ sơ, cấp phép cho các công ty thực hiện các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về trong thời gian gần hai năm đầu của đại dịch Covid-19.

Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Thị Lan Hương, cùng ba quan chức khác của Cục, bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 27/01/2022.

Trước khi ông Tô Anh Dũng bị bắt, vụ án đã được mở rộng thành 'đưa, nhận hối lộ', và bà Hoàng Diệu Mơ, giám đốc công ty An Bình, bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc 'đưa hối lộ'.

Kể từ đầu 2020 đến 1/2022, chính phủ Việt Nam áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, nhằm đối phó đại dịch Covid-19.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thu Hằng nói: "Chủ trương nhất quán của Bộ là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không bao che, không có vùng cấm"

Trong thời gian này, các công dân Việt Nam ở nước ngoài, vốn có thể tự do về nước bất kỳ lúc nào, đã bị tạm thời hạn chế quyền này và hầu như chỉ được phép trở về trên các chuyến bay được cấp phép đặc biệt, với mức chi phí đắt gấp nhiều lần so với các chuyến bay thông thường hoặc do các hãng nước ngoài thực hiện.

Covid-19: Quy trình vụ án 'giải cứu hàng không giá cao' của VN

Thủ tướng VN 'biểu dương Công an' điều tra vụ án ở Cục Lãnh sự

Việc lạm thu, đội giá ở rất nhiều tuyến đường bay đã gây ra hiện tượng "giải cứu giá cao", "giá cắt cổ", được BBC và các đài báo tiếng Việt khắp nơi đăng tải.

Tình trạng này khiến nhiều người buộc phải chọn cách về nước bằng đường bộ, chủ yếu là qua ngả Campuchia.

Số liệu do Bộ Ngoại giao công bố cho thấy đã có hơn 1000 chuyến bay được thực hiện, với số công dân Việt Nam được đưa về là khoảng 240 ngàn người.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, bà Lê Thu Hằng, hôm 17/2 tuyên bố: "Chủ trương nhất quán của Bộ Ngoại giao là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không bao che, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai."

Sinh năm 1964, ông Tô Anh Dũng đã có 28 năm hoạt động trong ngành ngoại giao và từng giữ một số vị trí quan trọng như thư ký bộ trưởng, chánh văn phòng Bộ.

Ông Dũng được bổ nhiệm vào vị trí Thứ trưởng từ năm 2019.

Previous
Previous

Việt Nam ứng phó ra sao trước tuyên bố của Tập Cận Bình về “Zero Covid”?

Next
Next

Nguyễn Phương Hằng gặp họa lớn, hết Võ Văn Thưởng tấn công Tô Ân Xô đánh bồi?