Thua đậm, giờ Nguyễn Xuân Phúc mới lo o bế Tập Cận Bình?

Trong ĐCS Việt Nam thì hầu như ai cũng thuần phục Bắc Kinh, chỉ có điều là khác nhau về mức độ. Chính như vậy mà ĐCS mới bảo đảm chính sách thân Trung Cộng từ thế hệ lãnh đạo này đến thế hệ lãnh đạo khác. Và từ sau Hội Nghị Thành Đô, Việt Nam ngày một tiến gần hơn với Bắc Kinh chứ chưa bao giờ giám độc lập. Nền kinh tế Việt Nam ngày một phụ thuộc Trung Cộng, hiện tượng nhập siêu cứ ngày một tăng.

Đấy là tình trạng nền kinh tế, còn vấn đề xây dựng cơ bản hoặc xây dựng công nghiệp thì từ nhiều năm nay, gói thầu EPC luôn rơi vào tay Trung Cộng. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là quả đắng mà Việt Nam đã phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà không dám cắt hợp đồng đuổi nhà thầu Trung Cộng có quá nhiều sai phạm.

Từ khi ĐCS giành quyền lãnh đạo cho đến nay, thì đảng luôn dùng đất nước này, dân tộc này như là công cụ phục vụ đảng chứ không phải ngược lại. Và vì thế chủ quyền đất nước cứ bị đem ra đổi chác từ thế hệ này đến thế hệ khác. Điều đó dẫn tới kết quả, đất nước này ngày một phụ thuộc vào Trung Cộng. Nền kinh tế Việt Nam sống nhờ vào thị trường nguyên liệu của Trung Cộng cấp cho. Ấy vậy mà, các lãnh đạo đảng và nhà nước không tách dân số phận đất nước này ra khỏi bàn tay Bắc Kinh mà ngược lại. Vậy câu hỏi đặt ra là ai đã làm những điều đó.

17.jpg

Từ sau hội nghị Thành Đô 1990, lãnh đạo nào thân Trung Cộng sẽ có sức mạnh

Thời ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười là Hộ Nghị Thành Đô, thời Lê Khả Phiêu là hiệp định biên giới trên biển và trên bộ với Trung Cộng, thời ông Nông Đức Mạnh là 16 Chữ vàng và 4 Tốt, thời ông Nguyễn Phú Trọng là đã ký được 27 văn kiện bí mật giữa Việt Nam và Trung Cộng năm 2017. Như vậy thì từ sau đời ông Lê Duẩn thì mỗi đời tổng bí thư lên luôn củng cố quyền lực cho mình bằng những nhượng bộ trước Bắc Kinh. Ngược lại, để trả công cho những nhượng bộ đó thì sự nghiệp chính trị các tổng bí thư được đảm bảo. Từ yếu sẽ sang mạnh, từ mạnh trở thành độc tôn. Đấy là những hình ảnh được tổng kết từ sau hội nghị Thành Đô.

Điều đáng buồn là hầu hết những lãnh đạo cao cấp trong ĐCS hiện nay đều theo lối mòn đó, không ai đột phá cả. Ông Nguyễn Phú Trọng thì theo mẫu của ông Nông Đức Mạnh trong công tác đối ngoại với Bắc Kinh, và hiện nay ông Phạm Minh Chính chỉ mới ngồi lên ghế thủ tướng, nhưng có vẻ như ông Chính là người học trò xuất sắc của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Xuân Phúc trước đây đã học theo đường lối của ai?

Ông Nguyễn Xuân Phúc vốn tiến thân trong môi trường chính phủ. Vì thế ông Phúc gần gũi với tiền nhiệm của mình hơn. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thuần phục Bắc Kinh, tuy nhiên mức độ thân thiết với lãnh đạo Bắc Kinh thì không như ông Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi tiếp nhận ghế thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã làm như vậy. Trước đây ông Nguyễn Tấn Dũng dùng tiền bạc để tạo vây cánh, còn bây giờ ông Nguyễn Xuân Phúc cũng làm nhưng không hiệu quả bằng ông Dũng. Kết quả là, ông Phúc chỉ ngồi ghế thủ tướng một nhiệm kỳ và phải bị mất ghế vào tay ông Phạm Minh Chính.

Ông Phạm Minh Chính từ cơ quan đảng tạt ngang giành lấy ghế thủ tướng thì có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc đã phải mở mắt mà không còn ngủ yên trên chiến thắng nữa. Đây là thất bại rất đau của ông Phúc. Vấn đề là lý do tại sao?

Sau thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, chính trường Việt Nam ngày càng chứng kiến sức mạnh của những chính trị gia thân Bắc Kinh. Ông Trọng trở nên mạnh hơn Nguyễn Tấn Dũng ở nhiệm kỳ đầu cũng bởi thân thiện Bắc Kinh, ông Trọng loại được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi đại hội 12 được cũng nhờ thân thiện Bắc Kinh; ông Trọng ngồi xé bỏ điều lệ đảng tự tạo cho mình suất đặt biệt để ngồi lại ghế tổng bí thư ở nhiệm kỳ 3 cũng là nhờ gần giũi với Bắc Kinh, ông Phạm Minh Chính từ bí thư tỉnh về nắm trưởng ban tổ chức cũng nhờ thân mật với Bắc Kinh; ông Phạm Minh Chính nhảy ngang cướp ghế thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng là nhờ Bắc Kinh. Như vậy bao nhiều đó đủ để ông Nguyễn Xuân Phúc mở mắt ra chưa? Chắc là điều này đã giúp ông Phúc sáng mắt ra rồi.

Hiện nay ai cũng sợ cái lò của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng mạnh đến nỗi bắt luôn cả ủy viên bộ chính trị rồi hành hạ người này vào tù ra tòa nhiều lần. Sức mạnh như vậy là chưa từng có trong lịch sử.

Trước khi đưa ủy viên Bộ Chính Trị Đinh la Thăng vào lò thì cũng chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là người chuyển từ cửa thua sang cửa thắng trước đối thủ đang ở chiếu trên – Nguyễn Tấn Dũng.

Thân Bắc Kinh có hại cho đất nước những có lợi cho sự nghiệp chính trị nên nó như một loại ánh đèn thu hút những con thiêu thân lao vào. Chính những con thiêu thân đặc biệt này không thiêu chính nó mà thiêu số phận đất nước.

Nguyễn Xuân Phúc tỉnh ngộ

Có thể nói khi mà mất chiếc ghế thủ tướng đầy quyền lực và bị đẩy sang ghế chủ tịch nước thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng phải thấm thía, sức mạnh của những người làm chính trị không gần gũi Bắc kinh là một thiệt thòi.

Ngày 28/03 Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã trình Quốc hội luật Đặc khu. Ông Phúc cho rằng do chưa làm tốt công tác hướng dẫn dư luận nên chưa thành công. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.

Luật đặc khu đã bị tạm hoãn do bị nhân dân biểu tình phải đối vào ngày 10/6/2018. Đây là dự luật dọn đường cho Trung Cộng vào thuê đất một thế kỷ tại các khu kinh tế. Dự luật này ai cũng biết là có lợi cho Trung Cộng và là có hại cho chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên với giới quan chức cấp cao của chính quyền Hà Nội họ lại  khác, họ thấy đây là cơ hội kết nối với Trung Cộng tạo quan hệ làm lợi thế chính trị để tiến lên.

Có vẻ như ông Nguyễn Xuân Phúc đã tỉnh ngộ ra rằng, ông cần phải làm gì đó để o bế Bắc Kinh nhằm tìm kiếm quyền lực chăng? Nếu như vậy thì đấy là tội đồ dân tộc. Chủ quyền quốc gia, số phận dân tộc không thể bị đem ra đánh đổi như vậy.

Sáng 28.3, giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021 – 2025) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt văn kiện Đại hội XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, đô thị nông thôn.

Nếu đây là vấn đề quan trọng thì ông Nguyễn Xuân Phúc lo công việc này chứ ông lo nói đến Luật đặc khu làm gì? Hay ông Phúc kỳ vọng có thể gỡ gạt lại chiếc ghế quyền lực mà ông đã để mất vào tay Phạm Minh Chính. Không thể được nữa, muộn rồi.

Cuối nhiệm kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc o bế Bắc Kinh?

Trong cuộc họp trực tuyến ấy, ông Phúc nói rằng: “Nhân đây, tôi nói rộng hơn. Chính phủ đã trình Quốc hội luật Đặc khu, nhưng hồi đó nhận thức còn nhiều vấn đề. Chúng ta chưa làm tốt công tác hướng dẫn dư luận cho nên chúng ta chưa thành công. Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Cũng như đường sắt Bắc – Nam, đường sắt Hồ Chí Minh – Cần Thơ… Tất cả những vấn đề đó tốn tiền cũng phải làm, phải có nghiên cứu để làm“.

ĐCS Việt Nam nói chung và các lãnh đạo CS nói riêng, lúc nào cũng nói về ý dân. Tuy nhiên, người CS thì bản chất từ xưa đến nay vẫn vậy, nói một đường làm một nẻo. Ý dân là chúng Luật Đặc Khu, nhưng quan chức thì vẫn muốn phớt lờ.

Nguyễn Xuân Phúc dọn lên mâm cho Phạm Minh Chính xơi

Sắp rời ghế thủ tướng lẽ ra ông Nguyễn Xuân Phúc nên im lặng. Bởi chức vụ sắp tới của ông là chủ tịch nước chứ không phải là thủ tướng. Như vậy việc ông đề xuất soạn Luật đặc khu rồi trình Quốc hội là làm để cho người kế nhiệm thực hiện chứ ông Phúc không thực hiện. Công tác hiện nay của ông Phúc là tranh thủ thực hiện tốt các chính sách khác.

Ông Phạm Minh Chính vốn hưởng lợi rất lớn từ chính sách kinh tế có dính đên Trung Cộng. Để có chức thủ tướng hôm nay thì khi còn làm bí thư tỉnh Quảng Ninh ông Chính đã tận dụng dự án xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn để tạo mối quan hệ chính trị. Phàn xây dựng đã xong, việc khó khăn nhất bây giờ là làm sao áp dụng luật đặc khu vào 3 khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là xong, Phạm Minh Chính sẽ làm Bắc Kinh rất hài lòng.

Những ngày cuối cùng ở vai trò làm thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc hối thúc soạn luật đặc khu rồi cuối cùng ông cũng phải trao bản thảo đó lại cho người kế nhiệm Phạm Minh Chính. Và khi Phạm Minh Chính trình lên Quốc hội khóa XV thông qua thì xem như lúc đó công lao với Bắc Kinh Phạm Minh Chính hưởng hết. Tuy nhiên tai tiếng thì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ gánh. Bởi vì nếu dự Luật Đặc mà được thông qua thành luật thì người cho soạn luật là người dân chửi nhiều nhất. Việc làm này chẳng khác nào chính Nguyễn Xuân Phúc làm cỗ dọn lên cho Phạm Minh Chính xơi.

Hành động cho khởi động lại luật đặc khu, rõ ràng là Nguyễn Xuân Phúc muốn o bế Bắc Kinh. Tuy nhiên khi mà đã chắc chắn mất ghế thủ tướng thì ông Phúc o bế Bắc Kinh làm gì? Hay là ông muốn xây dựng lại lộ trình thâu tóm quyền lực mà ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã đi? Không thể được nữa rồi, mọi thứ đối với ông Phạm Minh Chính là quá muộn.

Đảng Cộng Sản luôn nói về sự “vì dân” trong các khẩu hiệu. Tuy nhiên khi thực hiện thì luốn vì ít đảng còn dâm ý gì thì mặc kệ. Hành động này của ông Nguyễn Xuân Phúc và những người liên quan khác rồi đây cũng sẽ bị lịch sử ghi lại đầy đủ.

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

Previous
Previous

Tự ứng cử bị bắt

Next
Next

Vietnam Airlines tái tục chuyến bay thẳng đến Mỹ để cứu vãn tài chính