Tình Hình Việt Nam: Nguyễn Phú Trọng Rút, Nguyễn Xuân Phúc – Trần Quốc Vượng "Đánh Nhau"
Đây là kỳ hội nghị Trung ương của CSVN cuối cùng chốt nhân sự cho đại Hội 13 sẽ điễn ra vào tháng giêng năm 2021. Cuộc tranh giành nào rồi cũng đến hồi kết thúc và lúc này là lúc trao ghế cho mỗi người.
Hội nghị trung ương 14 đã khai mạc ngày 14/12. Đây là kỳ hội nghị Trung ương cuối cùng chốt nhân sự cho đại Hội 13 sẽ điễn ra vào tháng giêng năm 2021. Cuộc tranh giành nào rồi cũng đến hồi kết thúc và lúc này là lúc trao ghế cho mỗi người.
Điều mà người ta quan tâm là, đến đại hội 13 sắp tới liệu ĐCS có duy trì chức vụ kiêm nhiệm 2 ghế tổng bí thư và chủ tịch nước như ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm hay không, hay là tách ra thành 2 ghế để trở về với trật tự tứ trụ như cũ?
Theo đánh giá của giới chuyên môn thì khả năng Nguyễn Phú Trọng phải nghỉ hưu vì tuổi tác cao và sức khỏe không cho phép. Hội nghị Trung ương 14 sẽ diễn ra 2 ngày, nội dung có lẽ được nhiều người quan tâm là ai sẽ được giới thiệu vào Bộ chính trị 2021-2026.
Bộ Chính trị khóa 12 có 19 ghế, trong 05 năm qua thì: có đến 3 người không còn hoạt động nữa. Đó là Đinh Thế Huynh được cho là đang bị thần kinh; Trần Đại Quang qua đời; Đinh La Thăng đang thụ án tù 30 năm sắp ra tòa tiếp. Còn 2 người xem như khó có cơ hội được cơ cấu và nhiệm kỳ tới, đó là; Hoàng Trung Hải kỷ luật cảnh cáo; Nguyễn Văn Bình kỷ luật cảnh cáo. Nhiều người cho rằng, 2 người này sẽ bị vô hiệu hóa cửa tái cử, và sẽ không được giới thiệu và nghỉ hưu sau đại hội XIII. Thế nhưng trong quá khứ, Trương Tấn Sàn cũng từ bị kỷ luật nhưng sau đó vẫn được cơ cấu ở lại Bộ Chính Trị và leo lên chức Chủ Tịch nước.
Điểm lại những gương mặt ở Bộ Chính Trị phải có khả năng ra đi.
Nhứ thất, Nguyễn Phú Trọng 76 tuổi. Hiện nay ông ta là người có quyền lực độc tôn trong ĐCS, một mình kiêm 2 vị trí cao nhất. Là một người có nặng về ý thức hệ đảng cộng sản, là Tổng Bí thư Đảng Cộng kiêm chủ tịch nước, và là người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng sau khi loại bỏ một lãnh đạo cũ có quan hệ chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp. Điểm yếu là ông từ 2 năm qua, ông ta luôn phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe. Khả năng cao là ông sẽ nghỉ hưu.
Thứ nhì, Hoàng Trung Hải, ngày 10 tháng 1 năm 2020, chính ông Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 7 tháng 2 năm 2020, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 phân công ông thôi chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội và giữ chức vụ Phó Trưởng Bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam làm trưởng tiểu ban là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khả năng ông Hoàng Trung hải về hưu là rất cao.
Thứ 3 là Nguyễn Văn Bình, vào ngày 8 tháng 11 năm 2020, trong cuộc họp Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì, đã quyết định kỉ luật ông Nguyễn Văn Bình với hình thức cảnh cáo. Như vậy thì xem như cơ hội ở lại Bộ Chính Trị của Nguyễn Văn Bình là rất thấp.
Những ai đang đấu nhau giành ghế tổng bí thư?
Ứng cử viên số một, là Trần Quốc Vượng 67 tuổi. Là người cùng ý thức hệ đảng cộng sản, Vượng là cánh tay phải của Trọng và đã sát cánh trong chiến dịch chống tham nhũng của ông ta. Trước mắt ông Nguyễn Phú trọng vẫn xem ông Vượng là người kế thừa, nhưng vấn đề là còn phải xem ông có được bao nhiêu sự ủng hộ từ các thành viên bên ngoài quỹ đạo của Trọng. Tuy nhiên, được ông Trọng tín nhiệm vẫn là lợi thế lớn nhất, cơ hội cho ông Vượng được xếp ở vị trí số một.
Thứ nhì là Nguyễn Xuân Phúc, 66 tuổi đương kim Thủ tướng. Theo đánh giá của Reuters thì ông Phúc đã đại diện cho Hà Nội trên trường thế giới với tư cách là đại diện cho nhiều thỏa thuận thương mại của Việt Nam và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương khu vực với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN trong năm nay. Nói đến sự ủng hộ của ông Trọng thì Phúc không được như Vượng, nhưng ngược lại những người ngoài sự ảnh hưởng của ông Trọng sẽ ủng hộ ông Phúc nhiều hơn. Nếu so sánh cơ hội giữa ông Phúc và ông Vượng thì có thể nói, kẻ tám lạng người nửa cân. Ông Vượng có chút trội hơn ông Phúc nhưng không đáng kể. Vì vậy, chức tổng bí thư vẫn có cửa rất lớn cho ông Phúc.
Người thứ ba, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, 66 tuổi là đương kim chủ tịch Quốc hội. Cơ hội cho bà Ngân kế vị vị trí Tổng Bí Thư là không cao, bởi vì thứ nhất bà là phụ nữ, thứ nhì vây cánh của bà Ngân không mạnh bằng ông Phúc và ông Vượng. Ghế tổng bí thư đối với bà là xa, nhưng bà hoàn toàn có thể được chọn ngồi vào chiếc ghế chủ tịch nước. Nếu không lên chức, bà Nguyễn Thị Kim Ngân rất có thể phải rút lui vì ghế Chủ Tịch Quốc Hội của bà đang được Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận nhắm đến. Trước bà Ngân, có ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng lên chức tổng bí thư từ vị trí Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên lần này cơ hội co bà Ngân là rất thấp.
Những khuôn mặt triển vọng ở lại Bộ Chính Trị
Thứ nhất là Tô Lâm, 63 tuổi. Tô Lâm là Bộ trưởng Bộ Công an, vai trò mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang lên nắm quyền, khiến ông trở thành ứng cử viên tiềm năng cho vai trò chủ yếu là nghi lễ. Được cho là ông có thể ứng cử vào vị trí Chủ Tịch Nước.
Thứ nhì Ngô Xuân Lịch, 66 tuổi. Cả quân đội và công an sẽ tranh giành ảnh hưởng trong bộ chính trị, với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đứng đầu phụ trách quân đội. Dự đoán ông Lịch sẽ làm trong ban bí thư có thể là thường trực.
Thứ ba là Phạm Minh Chính , 62 tuổi. Ông Chính đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực và có ảnh hưởng của đảng Cộng sản, giúp ông có thể vươn xa trong các cấp bậc của đảng. Ông là cựu Thứ trưởng Bộ Công an.
Thứ tư là Trương Hòa Bình, 65 tuổi. Ông Trương Hòa Bình hiện là phó thủ tướng thường trực, là ứng cử viên nặng ký cho chức thủ tướng. Hiện giờ Trương Hòa Bình được xem là thế lực mạnh nhất của cánh miền nam được sự hỗ trợ của Trương Tấn Sang.
Thứ năm là Phạm Bình Minh, 61 tuổi Phó Thủ tướng. Ông Phạm Bình Minh là một trong số ít các quan chức hàng đầu có thể nói thông thạo tiếng Anh. Trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, ông là gương mặt đại diện cho động lực ngoại giao hướng ngoại của Việt Nam. Khả năng rất cao là ông sẽ giữ chức vụ cũ.
Thứ sáu, Vương Đình Huệ, 63 tuổi. Ông Huệ hiện là Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội thay Hoàng Trung Hải. Từng là bộ trưởng tài chính và Giáo sư kinh tế, Huệ được coi là có một số trình độ cần thiết để hoàn thành vai trò Thủ tướng tập trung vào kinh tế. Khả năng ông vẫn giữ nguyên chức vụ cũ.
Thứ bảy, Võ Văn Thưởng hiện nay 50 tuổi đang là trưởng ban tuyên giáo Trung ương. Thưởng được đánh giá là người hiền lành ít tai tiếng mà tuổi còn rất trẻ. Khả năng ở lại Bộ Chính Trị và giữ chức cũ hoặc giữ chức trưởng ban tổ chức Trung Ương.
Thứ tám là bà Trương Thị Mai, 62 tuổi đang giữ chức Trưởng Ban Dân Vận Trung ương, được biết bà Mai đang nhắm tới ghế chủ tịch quốc hội mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang giữ.
Những khuôn mặt triển vọng vào Bộ Chính Trị
Người mà có thể nói gần như chắc chắn có tên trong Bộ Chính Trị khóa 13 đó chính là ông Nguyễn Văn Nên 63 tuổi đang bí thư thành ủy Sài Gòn. Ông Nguyễn Văn Nên đã nhận ấn soái của Nguyễn Phú Trọng vào Sài Gòn thay Nguyễn Thiện Nhân và lo truy tố thế lực cũ của lãnh đạo Sài Gòn.
Thứ nhì là Lương Cường hiện là thứ trưởng Bộ Quốc Phòng chủ nhiệm tổng cục chính trị. Ngày 29 tháng 01 năm 2019, Lương Cường được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăng cấp bậc từ Thượng tướng lên Đại tướng cùng với Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Thứ ba là Trương Hòa Bình 62 tuổi, ủy viên Trung Ương Đảng đang là chánh án tòa án nhân dân tối cao. Người mà đã bất chấp chứng cứ giả tạo đã quyết ép tội Hồ Duy Hải. Tuy nhiên dù có búa rìu dư luận có chỉ trích thì ông ta cũng không hề hấn gì, bởi ông ta là thành viên ban bí thư trung ương, một thuộc cấp của Nguyễn Phú trọng. Dù sai trái, ông này vẫn triển vọng lên chức.
Thứ tư là Phan Đình Trạc 62 tuổi, bí thư trung ương đảng, thứ năm Trần Thanh Mẫn và thứ sáu là Trần Cẩm Tú. Những khuôn mặt này đều thuộc ban bí thư Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cơ cấu hết vào Bộ Chính Trị để tạo thành vây cánh hùng mạnh cho ông, cho dù ông Trong về hưu cũng điều kiển được triều chính thông qua tay chân thân tín dày đặc trong Bộ Chính Trị mới.
Đại hội Đảng XIII dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2021 là điều gần như không thể hoãn, bất kể đại dịch.
Trường hợp đặc biệt quá tuổi muốn ở lại nắm quyền như ông Trọng đợt ĐH.XII thì chỉ có 1 và sẽ được giới thiệu và xem xét tại Hội nghị trung ương sẽ 15 diễn ra ngay sát trước Đại hội XIII. Các nhà quan sát chính trị gọi đó là cuộc đua…tam mã; gồm có Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng và bà Kim Ngân.
Trong đó, Trần Quốc Vượng được ông Trọng ủng hộ thay thế mình; Nguyễn Xuân Phúc ứng viên sáng giá với uy tín tăng cao khi xử lý tốt đại dịch; Nguyễn Thị Kim Ngân đại diện cho cánh miền Nam còn rất ít trong BCT.
Như đã nói Nguyễn Thị Kim Ngân khó có cửa, nếu hội nghị kỳ này cuộc đấu giữa Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng chưa ngã ngũ thì đến hội nghị Trung Ương 15 sẽ thi đấu hiệp phụ để phân thắng bại, lúc đó sẽ biết ai là tân tổng bí thư. Đù đấu đá phân chia thế nào thì đại hội này vẫn chỉ là phần riêng của ĐCS chứ không có phần cho dân. Dân sẽ bị móc túi để chi cho đảng tổ chức đại hội tốn kém.