Trúng Ủy viên Trung ương, Nguyễn Thanh Nghị lại một lần nữa thách thức Nguyễn Phú Trọng

Ân oán giữa Nguyễn Phú Trọng và gia tộc Nguyễn Tấn Dũng là rất sâu đậm. Cuộc chiến giữa ông Dũng và ông Trọng đã trải qua thời gian ngót 10 năm, lúc đầu ông Dũng mạnh hơn nhưng nay thì thế và lực của ông Nguyễn Phú Trọng quá mạnh trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng không còn quyền lực nữa, tuy nhiên việc đưa ông Nguyễn Tấn Dũng vào tù là việc mà ông Trọng đã cố hết sức mà vẫn chưa làm được.

11.jpg

Thành công nhất của ông Dũng là khi kết thúc sự nghiệp chính trị vào năm 2016 thì ông cũng kịp đưa Nguyễn Thanh Nghị vào ủy viên trung ương đảng là Nghị cũng được về quê nhà Kiên Giang nắm bí thư tỉnh này. Và đó cũng là thành trì báo vệ ông Nguyễn Tấn Dũng.

Mục đích của ông Nguyễn Phú Trọng là đánh trượt Nguyễn Thanh Nghị ra khỏi ủy viên trung ương đảng đợt này, nhưng liệu có thành công hay không là chuyện khác. Sự nghiệp của ông Nguyễn Cũng Tấn Dũng giờ đang gởi gắm hết trên vai Nguyễn Thanh Nghị, và sự nghiệp của Nguyễn Thanh Nghị giờ là thành trì bảo vệ cho gia tộc điều đó ông Nguyễn Phú Trọng ắt biết.

Ông Nguyễn Tấn Dũng có 3 người con, con đầu là Nguyễn Thanh Nghị, con giữa là Nguyễn Thanh Phượng và con Út là Nguyễn Minh Triết. Hai con trai theo nghiệp chính trị còn con gái thì theo nghiệp kinh doanh. Chuyện Nguyễn Thanh Phượng làm mưa làm gió trên thị trường tài chính Việt Nam thời Nguyễn Tấn Dũng còn làm thủ tướng thì ai cũng biết, tuy nhiên sau khi Nguyễn Tấn Dũng thất thế thì Nguyễn Thanh Phượng cũng lặn theo cha luôn.

Nguyễn Minh Triết thì được ông Nguyễn Tấn Dũng đưa về Bình Định để bắt đầu sự nghiệp chính trị nhưng giờ đây thì cậu Út này không còn ảnh hưởng gì trên chính trường nữa cả. Còn lại, ông Nguyễn Tấn Dũng đang đặt hy vọng vào đứa con cả Nguyễn Thanh Nghị thôi.

Ủy viên trung ương khóa 13 là mục tiêu của Nguyễn Thanh Nghị

Theo lý mà nói thì Nguyễn Thanh Nghị chỉ mới có 45 tuổi mà đang là ủy viên trung ương thì thông thường anh ta sẽ được ở lại ủy viên trung ương. Tuy nhiên với trường hợp Nguyễn Thanh Nghị là hoàn toàn khác, vì thế chưa biết số phận của Nguyễn Thanh Nghị thế nào cả, là còn ở lại ủy viên trung ương hay bị đánh bật là điều mà người dân quan tâm nhiều nhất.

Được biết vào ngày 29/1, các đại biểu đã tiến hành ghi phiếu ứng cử, đề cử bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiếp đó, tiểu ban nhân sự nhận báo cáo của các đoàn về việc ứng cử, đề cử.

Báo nhà nước cho biết sau đó, đoàn chủ tịch nghe các trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Buổi chiều, đoàn chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử bổ sung Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đến các đoàn. Các đại biểu ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đoàn chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử.

Có lẽ Nguyễn Thanh Nghị không có trong danh sách cử bổ sung vì bản thân Nghị là người đương kim ủy viên trung ương đảng và là người còn trẻ chưa vượt quá quy định về tuổi trong điều lệ đảng.

Trong ngày 30/1, Đại hội công bố kết quả bỏ phiếu về việc cho rút hay không cho rút tên khỏi danh sách đề cử bổ sung. Cuối cùng, Đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Nguyễn Thanh Nghị với mục tiêu trụ lại ủy viên trung ương

Nguyễn Thanh Nghị được tái cử ủy viên trung ương

Danh sách 200 ủy viên trung ương được công bố khuya ngày 30/1 trong đó có tên Nguyễn Thanh Nghị. Như vậy là việc thuyên chuyển Nghị về làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng hồi tháng 10 năm 2020 là do bàn tay của Nguyễn Tấn Dũng đã sắp xếp cho con trai chuẩn bị nhận chiếc ghế bộ trưởng bộ xây dựng. Tuy nhiên cũng không loại trừ trong đó có ý đồ của Nguyễn Phú Trọng là quyết giáng chức Nghị.

Được biết việc thuyên chuyển Nguyễn Thanh Nghị hồi tháng 10 năm ngoái là một trường hợp giáng chức. Vì theo thứ bậc thì chức bộ trưởng ngang bằng với chức bí thư tỉnh, chức thứ trưởng chỉ ngang bằng chức phó bí thư tỉnh. Việc thuyên chuyển Nghị hồi giữa tháng 10 và việc kỷ luật Nghị hồi tháng 6 năm ngoái được cho là ông Trọng muốn giáng chức Nguyễn Thanh Nghị để không cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng có người trong trung ương.

Lúc đó người ta cho rằng đó là một tín hiệu xấu đối với gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng không phải là yếu, bằng chứng là 5 năm qua dù cho ông Trọng có nỗ đốt lò thế nào thì ông ta cũng không thể nào động đến ông Nguyễn Tấn Dũng được. Vì vậy lần điều Nghị ra trung ương ấy rất có thể ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phù phép cho Nghị ngồi ở ghế bộ trưởng.

Được biết danh sách ứng viên ủy viên Trung ương mà Trung ương giới thiệu là 204 và 23 ủy viên trung ương dự khuyết. So với số lượng ủy viên Trung ương khóa XIII cần bầu tương ứng là 180, 20 (đã được đại hội biểu quyết sáng 28/1) thì số dư lần lượt là 13,3% và 15%. Với vị thế của Nghị thì việc tái cử vào ủy viên trung ương là hiển nhiên chứ không phải là khó, cái khó ở đây cũng bởi do Nghị là con của ông Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là đối thủ nặng ký của Nguyễn Phú Trọng.

Trước đó, ngày 28/1 thì 1.587 đại biểu đã biểu quyết thông qua số lượng ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là 200 người, gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Cho đến cuối ngày 30/1, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không công bố liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phải là hai “trường hợp đặc biệt” tái cử hay không.

Tối ngày 30/1 báo chí đồng loạt công bố tên 200 ủy viên trung ương đảng với Nguyễn Thanh Nghị đã được trúng cử với vị trí 71.

Ngày Chủ nhật 31/1, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII sẽ họp Hội nghị lần thứ nhất, bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.

Có phải Nguyễn Tấn Dũng tương kế tựu kế?

Theo công bố kết quả vào lúc 10 giờ đêm ngày 30/1 thì 5 vị trí đầu tiên theo thứ tự là: 1. Nguyễn Phú Trọng; 2. Nguyễn Xuân Phúc; 3. Phạm Minh Chính; 4. Vương Đình Huệ; 5. Võ Văn Thưởng. Theo thứ tự thì Nguyễn Phú Trọng sẽ là tổng bí thư, Nguyễn Xuân Phúc sẽ là chủ tịch nước; Phạm Minh Chính sẽ là thủ tướng; Vương Đình Huệ sẽ là chủ tịch quốc hội. Riêng Võ Văn Thưởng thì khả năng sẽ là thường trực ban bí thư trung ương.

Đấy là nhân sự cấp cao, còn ở tầng thấp hơn nhân vật đáng được nhắc đến nhất là Nguyễn Thanh Nghị. Nguyễn Thanh Nghị được trúng cử đợt này được xem là một thành công của ông Nguyễn Tấn Dũng. Bởi vì ban đầu Nghị được điều ra Hà Nội là mục đích trừng phạt nhưng cuối cùng Nghị không bị mất ghế ủy viên trung ương thì xem như Nghị sẽ nắm ghế Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

Việc lật được thế cờ để tiếp tục giữ được ghế ủy viên trung ương của Nghị được cho là có sự can thiệp của Nguyễn Tấn Dũng. Thực tế cho thấy thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng còn rất mạnh nên ông Dũng mới tương kế tựu kế quyết dùng ảnh hưởng của mình tát động vào lá phiếu để giữ ghế cho Nghị. Vậy thay vì Nghị bị xuống chức thì Nghị lại lên chức nắm Bộ Xây Dựng và tính tiếp con đường làm phó thủ tướng trong tương lai.

Trong cuộc bầu bán 200 ủy viên trung ương lần này thì cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng đều thắng. Việc chiến thắng của ông Trọng là kết quả trong ý muốn của ông, còn việc Nghị trúng cử thêm nhiệm kỳ nữa ủy viên trung ương là ngoài ý muốn của ông Trọng.

Kể từ năm 2016, cả 2 cha con Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Thanh Nghị rút về Kiên Giang và sau 5 năm, Nguyễn Thanh Nghị trở lại Hà Nội. Đây có thể nói là một nỗ lực to lớn của cha con ông Nguyễn Tấn Dũng, và qua đây cũng cho thấy thế lực Nguyễn Tấn Dũng đang bắt đầu mạnh lên.

Liệu cuộc chiến Dũng Trọng có tiếp diễn dưới thời Nguyễn Thanh Nghị làm bộ trưởng?

Ông Nguyễn Phú Trọng là người thù dai, không dễ gì ông Trọng từ bỏ ý đồ trả thù, tuy nhiên việc đánh được thế lực Nguyễn Tấn Dũng hay không là chuyện khác. Ở đây chỉ có thể Trọng đánh Nghị chứ không có chuyện ngược lại. Nếu làm ngược lại thì cha con ông Nguyễn Tấn Dũng không đủ lực.

Ông Trọng cũng đã quá già yếu, rất có thể ông sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ để nhường ghế cho người khác. Và nếu có nhường ghế ông Trọng chỉ có thể nhường cho Võ Văn Thưởng hoặc Phạm Minh Chính hoặc Vương Đình Huệ.

Như vậy việc của Nguyễn Thanh Nghị thì chỉ có thể ngồi ở Bộ Xây Dựng ẩn mình chờ thời chứ tốt hơn hết đừng nên làm chuyện gì để cho ông Nguyễn Phú Trọng nổi giận. Đối với ông Nguyễn Phú Trọng thì Nguyễn Thanh Nghị vẫn còn một “tiền án” là sai phạm đất đai ở Phú Quốc – Kiên Giang. Đấy là bản án treo, nếu ông Nguyễn Thanh Nghị không có sai phạm gì ở Bộ Xây Dựng thì ông Trọng cũng có cớ để mà buộc tội Nguyễn Thanh Nghị.

Có khả năng là ông Trọng sẽ không tìm cách tấn công Nguyễn Tấn Dũng nữa, vì đơn giản thế và lực Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh trở lại trong khi đó dù ở ghế quyền lực cao nhất thì cũng có dấu hiệu  cho thấy cả quyền lực và sức khỏe của ông Trọng đều đang đi xuống. Sức khỏe đi xuống thì ai cũng biết vì cơn đột quỵ cách đây 20 tháng ở Kiên Giang đang bào mòn sức khỏe ông Trọng quá nhiều. Thêm vào đó là so với trước đây ông Trọng chỉ còn giữ chức tổng bí thư chứ không còn giữ 2 chức nữa, vì vậy quyền lực của ông Trọng cũng bị sứt mẻ phần nào. Với tình thế một bên đang lên một bên đang xuống thì ông Trọng sẽ không chiến nữa và ngược lại, Nguyễn Thanh Nghị cũng không dại gì chọc giận ông Trọng. Có lẽ cả 2 sẽ đình chiến vì dù có chiến cũng không đi đến đâu và cũng chẳng ai được lợi hết. Khả năng là cuộc chiến này sẽ không còn nữa.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

Previous
Previous

Đại hội 13 không sửa điều lệ Đảng là một ‘điều lạ lùng’

Next
Next

Đại hội 13: Nguyễn Phú Trọng “bám ghế”, dẫn dân tộc đi vào tăm tối