Vì sao Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn không chùn bước, trước áp lực của phe quân đội?

Theo một số nhận định, Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại “cây tre” nghiêng về phía phương Tây và Hoa Kỳ, thay vì nghiêng về phía Trung Cộng; bất chấp các cảnh báo rằng, phe tướng lĩnh quân đội sẽ bằng mọi giá, ngăn chặn ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư tại Đại hội 14.

Mới nhất, báo The New York Times của Mỹ – một tờ báo nổi tiếng, vừa nhận được giấy phép thành lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam. Trong khi, ở chiều ngược lại, Bộ Công an tổ chức khám xét văn phòng của Công ty VNG, một nhà phát hành công nghệ trực tuyến được cho là do Trung Cộng thao túng.

Theo giới thạo tin, Công ty VNG là chủ sở hữu nền tảng ứng dụng Zalo, chuyên nhắn tin và gọi điện miễn phí lớn nhất ở Việt Nam. Zalo là một sản phẩm của Công ty Tencent, Trung Cộng. Đồng thời, Wechat cũng là 1 sản phẩm của công ty này, nhiều ý kiến khẳng định, thực chất, Zalo là phiên bản tiếng Việt của Wechat Trung Cộng.

Tuy thông tin liên quan đến việc khám xét trụ sở Công ty VNG, ngay lập tức đã bị gỡ bỏ. Nhưng các cáo buộc cho rằng, Công ty này đã để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng vẫn còn tồn tại.

Một vấn đề mà giới quan sát quan tâm và đặt câu hỏi, đó là, tại sao Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn rất tự tin trong chính sách đối ngoại, bất chấp các phản ứng mạnh mẽ từ Ban Tuyên giáo cũng như phe tướng lĩnh quân đội.

Câu chuyện lùm xùm xung quanh cáo buộc rằng, Đại học Fulbright chuẩn bị cho kế hoạch “cách mạng màu”, là không hề đơn giản. Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, với phóng sự “Không để cách mạng màu đổi màu giáo dục”, đã đưa ra một thông điệp mang tính cảnh báo. Đây được xem là phản ánh quan điểm chính thức của giới chức lãnh đạo quân đội Việt Nam.

Vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm đã và đang sở hữu thứ vũ khí gì, mà không hề lo sợ, thậm chí còn có các phản ứng công khai ở tầm mức cao hơn, như đã thấy.

Theo một số phân tích, sau Đại hội 12, sự xuất hiện của ông Nguyễn Tấn Dũng trong Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị, về việc phân công Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giữ chức vụ Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, vào ngày 31/7/2016, là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho sự “tái xuất” của ông Ba Dũng.

Đáng chú ý, trong buổi lễ này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau khi trao quyết định cho Bộ trưởng Tô Lâm, đã trao tặng kỷ niệm chương cho nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây được cho là một thông điệp liên minh chính trị, được công bố một cách “kín đáo”.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã cảnh giác, và quyết định tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương, để giám sát Bộ trưởng Tô Lâm, và kiểm soát hoạt động của Bộ Công an. Sau đó, Bộ trưởng Tô Lâm đã trở thành một người giúp việc đắc lực cho Tổng Bí thư Trọng.

Đỉnh điểm là việc Bộ trưởng Tô Lâm bất chấp nguy hiểm, tham gia trực tiếp vào chiến dịch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tại trung tâm thủ đô Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức, vào tháng 7/2017. Điều đó đã làm cho ông Trọng tin tưởng vào ông Tô Lâm nhiều hơn.

Những điều kể trên càng được khẳng định, sau khi mới đây, thoibao.de đã công bố tấm hình tư liệu từ năm 2008. Bức hình cho thấy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang trò chuyện với Thiếu tướng Tô Lâm. Vào thời điểm đó, sếp của ông Tô Lâm là Tướng Nguyễn Văn Hưởng – Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, cũng một đàn em thân cận của ông Ba Dũng.

Đó là lý do, ngay sau khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm hoàn tất kế hoạch đảo chính không tiếng súng, lên nhậm chức Chủ tịch nước, người ta đã thấy Ba X xuất hiện liên tục bên cạnh tân Tổng Bí thư Tô Lâm.

Theo một số ý kiến, tới đây, một trong 3 tướng quân đội, như Phan Văn Giang, Lương Cường hay Nguyễn Trọng Nghĩa lên giữ chức Chủ tịch nước, cũng khó có thể xoay chuyển tình thế trên bàn cờ chính trị Việt Nam. Ngoại trừ việc Bắc Kinh có những hành động “tích cực”, sử dụng áp lực quân sự, như đã từng dùng, để loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng, trong cuộc đua trước Đại hội 12.

 Trà My –  Thoibao.de

Previous
Previous

Dân biểu Mỹ chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden không gây sức ép lên vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam

Next
Next

Sư Minh Tuệ bây giờ ra sao? Còn mấy ai nhớ đến sư?