100 NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA TT TRUMP

Thái Hóa Lộc

Tổng thống Mỹ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông bằng cuộc mít tinh tại Macomb tiểu bang Michigan vào chiều 29.4. Cuộc mít tinh này giống cuộc mít tinh trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, với khoảng 3.000 người ủng hộ đến dự, theo tờ The New York Times.

Tại cuộc mít tinh nói trên, Tổng thống Trump nói rằng ông nhớ chiến dịch tranh cử và bắt đầu với bài phát biểu thường nghe giống như của một ứng viên hơn là một nguyên thủ quốc gia, theo AFP. Ông Trump ca ngợi 100 ngày đầu tiên ông trở lại Tòa Bạch Ốc kể từ ngày 20.1 là "100 ngày đầu tiên thành công nhất của bất kỳ chính quyền nào trong lịch sử đất nước chúng ta", theo AFP. "Chúng ta đã có nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước", ông Trump nói về nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, từ năm 2017 - 2021. "Chúng ta đã làm rất tốt và hiện đang làm tốt hơn", Reuters dẫn lời ông Trump.

Ông Trump trước đó đã gia tăng kêu gọi quốc hội Mỹ cắt giảm thuế, một kế hoạch được các nhà phân tích phi đảng phái về ngân sách cho là có thể làm tăng thêm hàng ngàn tỉ USD vào khoản nợ công 36.600 tỉ USD của nước này. "Trong những tuần và tháng tới, chúng tôi sẽ thông qua đợt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử Mỹ, bao gồm không đánh thuế đối với tiền boa, không đánh thuế an sinh xã hội, không đánh thuế đối với làm thêm giờ", ông Trump phát biểu tại cuộc mít tinh ở Michigan. Trước khi đến cuộc mít tinh ở Michigan, Tổng thống Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp để nới lỏng một phần mức thuế 25% đối với xe hơi và phụ tùng tương ứng, một sự đảo ngược đáng kể khi thuế nhập khẩu đe dọa gây tổn hại đến các nhà sản xuất Mỹ, theo AP. Ông Trump mô tả sự thay đổi này như một cầu nối để các nhà sản xuất xe hơi chuyển thêm dây chuyền sản xuất vào Mỹ.

Ông Trump nhấn mạnh rằng hành động áp thuế quan đối với các đối tác thương mại của Mỹ có thể dẫn đến sự hồi sinh của ngành sản xuất trong nước. "Với thuế quan đối với Trung Cộng của tôi, chúng tôi đang chấm dứt tình trạng đánh cắp việc làm lớn nhất trong lịch sử thế giới". Trong khi đó, các cuộc thăm dò mới cho thấy người Mỹ không tin vào tầm nhìn kinh tế của ông Trump, theo Reuters. Trong cuộc thăm dò kéo dài 3 ngày của Reuters/Ipsos được hoàn thành hôm 27.4, có 42% số người được hỏi chấp thuận hiệu suất của ông Trump cho đến nay, trong khi 53% không chấp thuận. Nỗi lo sợ về suy thoái đã tăng vọt khi ông Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu, tăng thuế quan lên mức mà các nhà kinh tế cảnh báo có thể khiến thương mại với một số quốc gia, đặc biệt là Trung Cộng, gần như dừng lại. Riêng đối với Cộng Sản Việt Nam, nhiều người chống Cộng chỉ trích khi ông cầm lá cờ máu trên tay vẫy qua vẫy lại là ủng hộ Việt Cộng. Điều này đã được minh chứng gần đây nhất khi ký giả hỏi về vấn đề Việt nam:- 

“Đảng Cộng sản Việt Nam ư.  Tôi nói thật, Bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, họ chơi trò nước đôi đi 2 dây giữa Chúng Ta và Trung Cộng.!.!..Họ kêu gọi Mỹ và các nước khác ủng hộ họ trong vấn đề Biển Đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Cộng; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Cộng như một sứ giả chư hầu thời phong kiến. Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ "2 lưỡi"; những tay lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thậm chí còn có 3-4 lưỡi...

Không có TPP gì cả, không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả, và không có cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa ...Và nếu họ còn chơi trò "Lợi Dụng" nữa thì Chúng ta nên rút quân khỏi Biển Đông.... để cho "Anh Em chúng nó xé xác nhau".

Đến lúc nào đó người dân Việt Nam thật sự muốn từ bỏ cái đám tham nhũng vơ vét ấy thì Chúng ta mới suy nghĩ về chính sách tốt hơn .... cho đất nước Việt nam, và tôi luôn lên tiếng bảo vệ tiếng nói của toàn dân Việt nam dám nói về đảng cộng sản Việt Nam...”- Nhiệm kỳ thứ hai ông đã có thời gian nhìn rõ hơn đâu là sự thật của vấn đề không riêng gì Hoa Kỳ mà cả thế giới. Do đó, theo ông 100 ngày đầu tiên đối với ông là thành công nhưng đối thủ và đặc biệt đảng Dân Chủ mà các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã gọi 100 ngày đầu tiên của chính quyền Trump là "100 ngày hỗn loạn", theo Reuters. Trong đó, thượng nghị sĩ Richard Durbin cáo buộc Tổng thống Trump đang thử thách và vi phạm các ranh giới của hiến pháp, tích lũy quyền lực cho riêng mình khi nền kinh tế suy giảm, và vi phạm quyền của người dân Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền đánh dấu 100 ngày tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bảo vệ mạnh mẽ các chính sách kinh tế gây tranh cãi của mình, đối đầu trực diện với hệ thống tư pháp, và tiết lộ những tầm nhìn táo bạo về việc mở rộng ảnh hưởng và thậm chí là lãnh thổ Mỹ. Phát biểu với Kristen Welker của NBC News trong chương trình "Meet the Press" tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump đã đưa ra một loạt các tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương lai chính trị của mình…

Ông Trump hoàn toàn không giống một chính trị gia tiêu biểu, trước khi nói phải uốn lưỡi cả chục lần, làm gì cũng cân nhắc hậu thuẫn chính trị. Trái lại, ông là người tự cho mình một trách nhiệm nếu thấy việc cần phải làm là làm, nói là làm, chẳng nể nang ai, chẳng biết ‘tế nhị’ nghĩa là gì, không bao giờ cân nhắc hậu thuẫn chính trị. Nhiều người ghét cho ông Trump là ngạo mạn, coi thường thiên hạ, không khéo léo, ăn nói du côn,… Nhiều người khác, ngược lại thích ông vì tính cương trực có sao nói vậy, chịu hay không chịu, ông không cần biết.

TT Trump thành công hay thất bại là chuyện năm bẩy năm nữa mới biết được. Nhưng điều ai cũng có thể thấy ngay là cách ông làm việc. Nếu phải nói ông Trump làm việc hùng hục cả ngày đêm, thật không sai. TT Trump làm việc cật lực, tối đa, tới ranh giới của sức khỏe cá nhân, hơn xa những người trẻ hơn ông cả vài chục tuổi. Chúng ta không nên quên ông Trump đang bước vào ngưỡng cửa tám bó chứ không còn trẻ gì. Trước đây, TT Roosevelt nắm kỷ lục ký tới 99 sắc lệnh hành pháp trong 100 ngày đầu. Bây giờ TT Trump phá kỷ lục đó, trong 100 ngày đầu, đã ký tới 135 sắc lệnh. Khiến phe cấp tiến, đảng đối lập  lên cơn sốt, dùng sách lược ‘lawfare’, kiện hơn cả trăm vụ trước các quan tòa được tuyển chọn kỹ nhất. Kinh nghiệm sống của tất cả chúng ta cho thấy người ta chỉ làm việc cật lực như vậy khi thật sự được -hay bị?- kích thích bởi một động cơ, một đam mê tuyệt đối nào đó. Tiền bạc mà ông Trump có dư thừa, quyền lực mà ông Trump cũng đã nắm chặt trong tay, danh vọng mà ông Trump cũng đã có quá nhiều, không thể nào có thể kích động một người tới mức độ hăng say đó. Mà chỉ có thể là một ý muốn thực hiện một giấc mơ thật cao, thật lớn, thật khó nào đó. Ai cũng thấy ông Trump đang cố tiến tới biên vực của sức khỏe cá nhân, của ý chí cá nhân, của khả năng cá nhân. Nhưng điều ai cũng thấy nhưng ít ai để ý là TT Trump cũng đang nỗ lực tiến tới biên tế của quyền lực hiến định của tổng thống, hiển nhiên thử thách xem quyền lực của một tổng thống có thể đi xa tới đâu, đặc biệt là trong phạm vi thể chế tam quyền phân lực. 

Ai cũng biết Hiến Pháp Mỹ đặt ra thể chế chính quyền dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập, nhưng chuyện dễ nói khó thực hành là đâu là biên giới phân định ba cái quyền đó. Tới đâu thì quyền hành pháp ngưng để quyền lập pháp có hiệu lực? Tới đâu thì các quan tòa có thể cho phép hay cấm cản tổng thống? Tới đâu thì một quan tòa địa phương cấp quận có quyền ra phán quyết xóa bỏ một quyết định của một tổng thống do cả nước bầu? Đây không phải là chuyện nói chơi hay chuyện tranh luận lý thuyết. Trên thực tế, trong thời gian ba tháng qua, phe cấp tiến đã quay qua chặn phá TT Trump bằng sách lược gọi là ‘lawfare’ mới, theo đó, các quan tòa cấp tiến cấp quận đã liên tục ra phán quyết chặn đứng những sắc lệnh hay chính sách do TT Trump, người lãnh đạo Hành Pháp, ban hành. Chẳng những chặn đứng mà còn rất ‘hoành tráng’ ra lệnh phán quyết của họ có hiệu lực trên toàn quốc, bất kể họ chỉ là quan tòa của một quận -district.

    Ở đây, phải nói ngay, hầu như tất cả các tổng thống Mỹ, bất kể DC hay CH, đều luôn luôn cố tìm cách đẩy càng xa càng tốt quyền hạn của mình. Nhưng chưa có ai cố gắng đẩy xa như TT Trump, đặc biệt trong những vấn đề mà Hiến Pháp không hay chưa quy định rõ ràng. Đưa đến tình trạng thưa kiện loạn xà ngầu.

    TT Trump hiện đang bị kiện tới trên cả trăm vụ. Một số không nhỏ các vụ kiện đó có mục đích chặn phá, không cho TT Trump thực hiện những chính sách ông muốn thi hành, đi ngược lại hướng đi của khối cấp tiến, được tuyển lựa kỹ càng để được đưa ra trước những quan tòa không có thiện cảm với cá nhân ông Trump hay chống những chính sách của TT Trump, dễ dàng đưa ra những phán quyết bất lợi cho TT Trump. Nhưng cũng phải nhìn nhận không ít những vụ kiện đó đã đưa đến những phán quyết bất lợi cho TT Trump, không phải chỉ vì thành kiến phe đảng của các quan tòa, mà cũng vì TT Trump đã đi quá xa, tới mức có thể gọi là lạm quyền, theo nhận định của nhiều quan tòa, kể cả vài quan tòa do chính TT Trump bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu. Đưa đến tình trạng tranh cãi phải chờ Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết cuối cùng.

    TT Trump có cố tình lạm quyền không? Câu trả lời hiển nhiên nhất là KHÔNG, nhưng TT Trump đã quả là cố tình đi càng xa càng tốt, để thử thách cho rõ đâu là giới hạn quyền hành của tổng thống. Hiến Pháp được soạn thảo cách đây cả mấy trăm năm, vừa đã quá lâu, vừa không cập nhật được với tiến trình lịch sử nhân loại. Do đó có rất nhiều tình huống hoàn toàn xa lạ, ngoài tầm mức hiểu biết thời đó của các Cha Già Lập Quốc. Hiến Pháp không bao giờ được viết để bao che cho những trường hợp lạm dụng bất chính. Đó có phải là chuyện cần thay đổi, sửa lại Hiến Pháp cho rõ, hay cần xác định lại hay không? Dù muốn hay không, TT Trump cũng đã là người đầu tiên nêu những khúc mắc đó lên để Hiến Pháp có thể được cập nhật theo bánh xe tiến hóa của văn minh. Hay ít nhất cũng để Tối Cao Pháp Viện diễn giải cho rõ hơn…

    


Next
Next

TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUỐC HẬN