Chùa Đạo Quang cử hành trọng thể Đại Lễ Phật Đản
Garland, TX.- Lễ Phật Đản năm nay rơi vào ngày 2 tháng 6 năm 2023 cũng đúng vào Ngày Rằm Tháng Tư Âm Lịch (Năm Quý Mão). Ngày Rằm Tháng Tư được chọn là ngày Lễ Phật Đảndo Đại hội Phật giáo Thế giới lần đầu tiên tổ chức diễn ra tại Colombo, Sri Lanka, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950. Các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch. Đại lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ lớn của đạo Phật, còn được gọi là Vesak Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Hán truyền, ngày Lễ Phật Đản chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca. Nhưng theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tạng truyền thì ngày này còn được gọi là ngày Tam hợp, kỷ niệm cả 3 sự kiện lớn trong đời Đức Phật: ngày sinh, ngày thành đạo và ngày nhập Niết-bàn.
Năm nay Chùa Đạo Quang thành phố Garland tổ chức Đại Lễ Phật Đản vào Chủ nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2023 nhằm vào ngày Mồng 3 Tháng Tư Âm Lịch…Chương trình bắt đầu từ 11:00 giờ sáng với Lễ Trai Tăng và sau đó là cúng Chư Hương Linh tại Linh Đài Bảo Tháp.
Chương trình Đại Lễ Phật Đản chính thức tại Chánh Điện lúc 1:00 giờ trưa khi quý Chư Tôn Đức quang lâm tiếp theo ba hồi chuông trống Bát Nhã cùng với đoàn Múa lân toán dâng hoa cúng Tam Bảo, phần họp ca mừng Khánh Đản xen kẻ vào các chuyển mục…
Phần đạo từ của Đức Tăng Thống năm nay lại đi trước nghi thức chương trình Chư Tăng và Phật Tử tụng kinh Khánh Đản.
Đức Tăng Thống Thích Pháp Nhẫn tuy tuổi tác đã khá cao nhưng tinh thần còn rất minh mẫn. Ngàiđã có một bài đạo từ tương đối dài, đầy đủ hơn các năm trước. Lời đầu tiên của ngài là tán thán công đức Thượng Tọa Trú trì Chùa Đạo Quang Chánh Niệm đã tiếp tục con đường Sư phụ mình là phát triển Chùa Đạo Quang và tổ chức Ngày Đại Lễ Phật Đản rất trọng thể năm nay.
Lịch sử ngày Đức Phật Đản Sanh được Đức Tăng Thống nhắc lại: “Đức Phật Đản sinh vào một ngày trăng tròn tháng Vesaka theo lịch Ấn Độ. Kinh điển Nam tông và Bắc tông đều ghi rằng mẹ Ngài, hoàng hậu Mahamaya đản sinh Đức Phật dưới gốc cây Sa la trong cánh rừng Lambini. Kinh điển Nam tông ghi rằng: Khi hoàng hậu Mahamaya gần đến ngày lâm bồn mới thưa với đức vua Tịnh Phạn xin được trở về nhà mình. Được Đức vua đồng ý, bà cùng đoàn tùy tùng đã trở về quê hương, khi đi qua cánh rừng Lambini có rất nhiều cây Sa la, bà đã dừng chân vào nghỉ ngơi. Ngay lúc đó Hoàng hậu cảm thấy chuyển bụng, đoàn tùy tùng liền che một chiếc màn quanh bà rồi rút lui. Khi bà còn đang đứng và tay bám lấy một cành cây sala bà đã đản sinh một người con. Khi đó bốn vị đại phạm thiên xuất hiện mang theo chiếc lưới bằng vàng và quấn lấy người con bằng chiếc lưới đó. Và cũng ngay khi đó, có hai trận mưa từ trên trời dội xuống để tôn kính vị Phật tương lai và làm mát mẻ cho thân Ngài và mẹ của Ngài.
Trong kinh điển Bắc tông thì ghi rằng: Hoàng hậu Mahamaya nằm chiêm bao thấy con voi trắng sáu ngà biến thành hào quang soi vào bụng rồi có mang. Đến kỳ sinh nở, bà đến khu rừng Lâmbini và sinh ra ngài bên phía sườn phải, tự nhiên có bông hoa sen nảy lên đỡ Ngài và có chín con rồng từ trên trời xuống phun hai dòng nước lạnh và nóng để tắm cho Ngài, lại có bách thần xuống trông nom săn sóc. Sau khi được sinh ra, Ngài liền bước bảy bước, mỗi bước đi đều nảy một bông sen dưới chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất nói rằng: “Trên trời, dưới đất ta là người cao quý nhất”.
Thực ra, các học giả cho rằng, việc coi ngày rằm tháng tư là ngày Phật đản sinh là tuân theo truyền thống, chứ không phải chứng minh được Đức Phật được sinh ra chính xác vào ngày đó. Ngày trăng tròn của tháng Vesaka cũng là ngày chuyển giao của trời đất, mùa mưa bắt đầu, cỏ cây hồi sinh, các loài động vật cũng sinh sôi nảy nở.Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc các nhà sư tụ lại một nơi để tu học, tránh đi lại để không giẫm đạp lên các loài côn trùng, giun dế, tổn thương đến sinh mạng chúng.
Trong con đường tu học đối với hàng Tu sĩ cũng như Phật tử mà theo đạo từ của Tăng Thống Thích Pháp Nhẫn chính là con đường Tu Bát Chánh Đạocủa Đức Phật để vượt qua nguồn gốc khổ đau con người trần gian; đó là:
Trong lúc Tăng Thống Thích Pháp Nhẫn ban đạo từ một hiện tượng lạ bất ngờ xảy ra không thể giải thích bằng sự kiện thông thường giữa động và tĩnh. Bức tượng Phật màu trắng trước đây Hòa Thượng Trú trì sáng lập Thích Tịnh Đức lưu lại được tôn kính chuẩn bị cho nghi thức Tắm Phật bổng nhiên ngã xuống vỡ tan gây ra một tiếng động như đánh động tâm thức mọi người trong chánh điện và Đức Tăng Thống Thích Pháp Nhẫn đã đưa ra nhận định để đánh dấu cho sự kiện bất thường này là “không có chuyện gì xảy ra mà không có nguyên nhân”. Và theo cách hiểu của mỗi người có khác nhau với cách nhận định của ngài nhưng trong tâm tư cá nhân người viết lại bản tin tự nhiên có ảnh hưởng tác động tâm linh như Tăng Thống Thích Pháp Nhẫn giải thích là có nguyên nhân dù trong sự hiểu biết nào về khoa học hay huyền bí! Thầy trú trì Thích Chánh Niệm ngay sau đó đã tìm một Tượng Phật nhỏ khác thay thế cho nghi thức Tắm Phật của chương trình Đại lễ Phật Đản tiếp theo.
Chương trình cuối cùng tại Chánh Điện là nghi thức Tắm Phật. Tưởng cũng nên ghi lại đây một vài ý nghĩa của nghi thức Tắm Phật và mặc dù đã là Phật tử vẫn nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ cội nguồn lịch sử này: “Trong kinh sách, Đức Phật cũng dạy rằng: Người nào chịu đựng được những cảnh thuận nghịch của cuộc đời mà vẫn giữ được tâm bình thản, an nhiên, tự tại thì người đó chính là một vị Phật của tương lai.
Nghi thức tắm Phật hàm chứa một ý nghĩa vô cùng vi diệu. Pháp thân thanh tịnh, Phật tính luôn tiềm ẩn trong mỗi người, thế nhưng vì phiền não, tham sân si mà bị che lấp khiến cho Phật tính không được lộ ra. Muốn lộ Phật tính, chúng ta phải mượn nước thơm để tẩy rửa bụi trần.
Nghi thức tắm Phật cũng là một hành động để mỗi người liên tưởng tới việc gột rửa thân tâm của bản thân mình nhằm tìm lại sự thanh tịnh vốn có.
Kết thúc chương trình Đại Lễ Phật Đản là chương trình Kính Mừng Phật Đản tại Phòng Sinh Hoạt từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tối.
Thái Hóa Lộc