Đại Hội Thường Niên và Mừng Lễ Tạ Ơn của Hội Người Việt Cao Niên Dallas năm 2023.
Garland, TX.- Hội Người Việt Cao Niên Dallas ra đời từ năm 1984 và tính đến nay đã gần 40 năm. Nhiều vị cựu hội trưởng đã ra đi theo thời gian và tuổi tác. Chỉ còn hai vị hội trưởng tiền nhiệm là ông Đỗ Đức An và Lê Quang Sinh còn sống nhưng đã không đến tham dự lần này.
Theo thông lệ hằng năm, Đại Hội Thường Niên và Mừng Lễ Tạ Ơn thường tổ chức vào tuần lễ trước Ngày Lễ tạ Ơn nhưng năm nay để nhường ngày ra mắt của Nhóm sân Khấu Nhỏ Huy-Hạnh nên Hội Cao Niên đã tổ chức trước một tuần lễ. Sự chọn lựa địa điểm nhà hàng tổ chức cũng là một vấn đề khá nan giải để ban điều hành quyết định. Cuối cùng không còn lựa chọn nào khác hơn, ban tổ chức đã phải chọn nhà hàng Quốc Hương; tuy một số người tham dự trong dịp ra mắt Nhóm Cựu SVSQ/TB Thủ Đức Vùng Garland đã không vừa ý!
Chương trình bắt đầu trễ hơn theo chương trình đã được ấn định vì trục trặc MC và người lo lắng chạy đôn chạy đáo là bà Hội trưởng Trần Thủy Tiên nhưng cũng không làm sao tránh khỏi thiếu sót. Vì đó là một gánh nặng đối những người trong ban chấp hành đều là những vị cao niên. Hội được đứng vững và phát triển về hội viên là nhờ sự tháo vác cũng như xã giao của bà Hội trưởng Trần Thủy Tiên. Năm nay Hội Người Việt Cao Niên Dallas đón tiếp 16 thành viên mới gia nhập Hội.
Trong bài phát biểu năm năm, bà Hội trưởng đã nhắc về một người Hội viên “trung kiên” nhưng nhiều bệnh hoạn được chính bà Hội trưởng chăm sóc rất kỹ trong suốt 7 năm trời đã ra đi trong vài tháng gần đây khi biết người này có đến 12 người con nhưng lại sống cô đơn một mình đã làm cho tôi suy suy nghĩ về thân phận của cá nhân tôi cũng như các vị cao niên trong Hội…
“Câu nói có lẽ trong tuổi già chúng ta cũng có lần phải suy nghĩ là đúng hay sai: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Chúng ta hầu hết những người có mặt ở đây trẻ hay già đều có thể có suy nghĩ như vậy nghĩa là chưa già nhưng sắp nước vào tuổi già.Câu nói này thật là thấm thía.
Trong chúng ta ai đã sống trên đất Mỹ đều nhìn thấy có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề. Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn. Sự ra đi của bà Mẫn, một hội viên đã từng gắn bó với hội bao nhiêu năm và ít khi vắng mặt trong những buổi lễ quan trọng của Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhưng hôm nay vắng mặt và mãi mãi xa cách chúng ta. Không ai trong chúng ta biết bà có tất cả 12 người con mà ngay trong suốt 7 năm dưới sự giúp đỡ của bà Hội trưởng Trần Thủy Tiên cũng không biết bà có 12 người con nhưng lại sống cuộc đời buồn tẻ cô đơn trong cuộc sống cuối đời buồn tuổi già ở Mỹ…
Tuổi già của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, chúng ta đã mất đi một phần lớn của tuổi già trong cuộc đời.
Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975 và chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó.Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới và ngay tại Việt Nam.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm nhất là trong dịp lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán cuối năm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, những người giá làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?
Có những lúc vào thămvài người quen ở viện Dưỡng lão tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; đó là bà Đại tá Thành trong nhà dưỡng lão Legends Oaks, bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người cháu trai bước qua khung cửa.Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quên hà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như chúng ta.
Chúng ta uẩn bị bắt đầu bước vào mùa đông, một giây phút nào đó ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lỏng. Chúng ta suy nghĩ về cái thế giới mà chúng ta đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Thực tế trước mắt, chúng ta chỉ còn có những người bạn lớn tuổi cùng sinh hoạt trong Hội Cao niên để chia sẻ sự cô đơn hiện có của tuổi già. Tình cảm sẽ sưởi ấm cho nhau, thương yêu nhau trong những ngày tháng cô đơn, bơ vơ.
Chúc quý vị một ngày thật vui và đừng nghĩ rằng tuổi già như thuyền không bến của nhạc sĩ Đặng thế Phong.
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
Trong cây hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ màng
Lướt theo chiều gió
Một con thuyền, theo trăng trong
Trôi trên sông thương,
nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông thương,
nào ai biết nông sâu?
Nhớ khi chiều sương,
cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương,
thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha,
thuyền ơi đừng chờ mong
ánh trăng mờ chiếu,
một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la,
thuyền mơ bến nơi đâu.
Kim Dinh