Kỷ niệm 50 thụ phong linh mục của Linh Mục Phan Đình Cho

Grand Prairie, TX.- Tin tổ chức Kim Khánh Linh Mục Phan Đình Cho từ Bào Huynh của Ngài là anh Phan Đình Cầu trước ngày đại dịch Vũ hán, ngay cả lúc người bạn vong niên của chúng tôi là ông Nguyễn Cúc còn hiện tiền. Đối với tôi, ngoài tình thân với ông bà Phan Đình Cầu, linh mục Phan Đình Cho là một thần tượng trước khi tôi trở thành Kitô hữu. Tôi chưa được dịp hạnh ngộ nhưng luôn theo dõi bước chân của Ngài từ ngày đầu tiên định cư ở Mỹ, tiếp theo danh tiếng Ngài nổi bật trong Giáo Hội Công Giáo…

Linh mục Phan đình Cho bên sau là ông bà Phan Đình Cầu

Sau khi Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam vào năm 1975, nhiều người Việt đã phải từ bỏ quê hương để tìm kiếm tự do nơi đất nước Hoa Kỳ. Riêng những người Công giáo Việt đến vùng Dallas đã qui tụ từ 13 gia đình với nhau thành một Cộng đoàn để duy trì đời sống đức tin theo ngôn ngữ và văn hóa Việt. Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam đầu tiên thành hình ở Dallas là Cộng Đoàn Thánh Phêrô, do Cha Phêrô Phan Đình Cho quản nhiệm (1975-1978), và Giáo xứ St. Pius X ở thành phố Dallas dưới sự chăm sóc của Đức Ông Chính xứ Thomas Weinzapfel đã mở rộng cánh cửa tiếp đón và cho phép người Công Giáo Việt Nam cử hành Thánh lễ hằng tuần ở đây…

Một gia đình quen thân ở Carrollton

Vài nét về Linh mục Phêrô Phan Đình Cho

I.- HỌC VẤN

-Bachelor of Philosophy, Don Bosco College, Hong Kong, 1965

-Bachelor of Arts, Universiry of London, 1968, majoring in French, Latin anh History of Philosophy.

-Bachelor of Sacred Theology, Salesian Pontifical University, Rome, 1971

-Licentiate of Sacred Theology, Salesian Pontifical University, Rome, 1972

-Doctor of Sacred Theology, Salesian Pontifical University, Rome, 1978

-Doctor of Philosophy, University of London, 1986

-Doctor of Doivinity, University of London, 2000

-Academic and Professional Appointments

-Academic Appointment

1965-68: Instructor at Don Bosco College, Hong Kong

1972-1975: Assistant  Professor of Philosophy and Theology at Salesian College, Dalat, Vietnam

1975-1976: Instructor and Counselor at Richardson High School, Richardson, Texas

-1980-85: Assistant Professor of Theology at University of Dallas, Irving, Texas

-1980-1985: Chairam og Depatment of Theology, University Dallas, Irving, Texas

-1980-85: Director of the PhD Program in Theology, University of Dallas, Irving, Texas.

-1980-86: Associate Professor of Theology, University of Dallas, Irving, Texas.

-1983-88: Adjunct of Professor, Anglican School Theology

-1987-88: Professor of Theology, University of Dallas, Irving, Texas

- 1988-92: Assocate Professor of Theology, Catholic University of America

-1992: Ordinary Professor of Systematic Theology, Catholic University of America

-1992-95: Chair, Department of Theology, Catholic University of America

-1997-2003: Warren-Blanding Professor of Religion and Culture, Department of Religion and Religious Education Catholic University.

-2003: The Ignacio Ellacuria, SJ, Chair of Catholic Social Thiught, Depatment of Theology and Religious and Studies, Georgetown Unversity

-2005: Founding Director of the Ph.D program in Theology and Religious Studie, Georgetown University.

-2007: William Scheide Distinguishesed Fellow, Center of Theological Inquiry, Princeton

II.-CÔNG NGHIỆP

-1980-85: Vice president, Council of Southwestern Theological School

-1984-85: Member of the Board of Trustees for the School of Theology for the Laity

-1990-95: Member, Editorical Board, Catholic University of America Press

-1994-96: Member, Board of Directors, Catholic Theological Society of America

-1994-96: Member, Council on Theological Scholarship and Research, Association of Theological Shoool.

-2017: Willam Scheide Distinguished Fellow, Center of Theological Inquiry, Princeton

-Honors

Summa cum laude for the bachelor of Arts degree, University of London

Summa cum laude for the licentiate thesis, Jesus the Christ the New Being: A Study of Paul Tilliich’s Christology”.

Summa cum laude for the degree of Doctor of Sacred Theology

-King Fellow (award for distinguished teaching and scholarship among senior professor) University of Dallas, 1987

-Best Book award from Colleg Theology Society for the book Eternity in Time, 1989

-Best Article Award from College Theology Society for the article “Experience and Theology: An Asian Liberration Perpective,” 1994

-Best Article Award from College Theology Society for the article “Jesus the Christ with an Asian Face, “1997

-First Place for Mission and Catechesis given by Catholic Press Association, 1999.

-Elected to America Theological Society, 1997

-Elected to the Editorical Board of Theoforum, 1996

-Elected to the Editorical Board of Studies in the History of Christian Mission, Unversity of Cambridge, 1997.

-Elected President of Catholic Theogical of Society of America, 1999

-Elected to the Scientific Committee of Science et Esprit, 2000

-Jacobsen Prize for Essay, from International Society for Universal Dialogue, 2000

-Nomenated by Fulbright Scholar Program for Fulbright Distinguished Chair in the Humanitiess, at the University of Vienna, 2001-2

-Doctor of  Theology honoris causa, Catholic Theological Union, 2001

-Editorrial Board of Daan: AJournal of Applied Theology, 2003

-Editorial Board of Journal of Catholic Social Thought, 2003

-Editorial Board of the Asia Journal of Philosophy, 2003

- Editorial Board of the Christian Review, 2006

-Editorial Board, Offerings: A Journal of Christian Spirituality and Practical Theology

-Editor (with Dale Irvin) of Pennsylvania State University Press World Christianity Monographs Series.

-Editor Board Journal of World Christianity Pennsylvania State University Press

-Honorable Mention  for The Asian Synod given by Catholic Press Association, 2003

- Honorable Mention  or Directory on Popular Piety and the Liturgy given by Catholic  Press Association, 2006

-Doctor of Humane Letters honoris  causa, Elms College, 2007

-Doctor of Humanne Letters, honoris causa, Virginia Theological Seminary, 2017

-Jerome Award, Catholic Library Association 2009

-John Courtney Murray Award, Catholic Theological Society of America, 2010

-Ethics Award, Marrymount University, 2014

-Elected President of American Theological Society, 2015

-First Place for The Joy of Religious Pluralism given by Association 2018

-First Prize for The Joy of Religious Pluralism given by Association of Catholic Publishers, 2018.

-Doctor of Hunane Letters, honoris causa, Aquinas Institute of Theology, 2019

Trong lời giới thiệu Thánh Lễ Tạ Ơn 50 năm linh mục, ban tổ chức là những người anh-em-dòng họ và thân hữu cho biết ý nghĩa của buổi lễ Mừng Lễ Hồng Ân Linh Mục trọng đại của một người mà mỗi người chúng ta rất yêu mến: “Hôm nay, chúng ta tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn để mừng Cha Phêrô Phan Đình Cho 50 năm Hồng Ân Linh mục. 50 năm qua, Cha đã chia sẻ tin mừng Phúc Âm với các Cộng Đoàn và Cộng Đồng Thế Giới. Đến nay, Cha vẫn tiếp tục thực hiện công nghiệp của ngài bằng cách chia sẻ tình yêu Chúa, lòng thương xót, và đường lối Chúa. Dù chúng ta có biết Cha Cho là một người anh, hay bác, chú, cậu, người bạn, giáo sĩ hoặc chỉ là Cha Cho, ngài đã phục vụ như một người chăn tâm linh với tất cả chúng ta. Thật là may mắn khi có ngài hiện diện trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Tuy nhiên, ngày lễ hôm nay có ý nghĩa đặc sắc hơn là một lễ kỷ niệm thành tựu. Chúng ta tập trung nơi đây để khen ngợi Thiên Chúa, và cầu xin Thiên Chúa tiếp tục ban cho ngài, một người đầy tới khiêm nhường của Chúa, với ơn Chúa Thánh Thần. Chúng ta cũng cầu xin Thiên Chúa ban cho ngài sự ân sũng mà ngài đã nhận được và tiếp tục trách nhiệm thiêng liêng của ngài.

Hôm nay, ngày mai, và những ngày sẽ tới, chúng ta nên nhắc nhở rằng, sự làm việc và trách nhiệm loan truyền tin mừng, không chỉ riên Cha Cho, mà còn là của tất cả chúng ta, làm việc và tiếp tục loan truyền tin mừng sẽ tiếp tục đi nữa sau khi chúng ta rời khỏi thế gian này. Trong bài Phúc Âm theo Thánh Mattew, Chúa Giêsu nói với Phêrô rằng: “Người là Phêrô, ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này.”. Với Thánh Lễ Hồng Ân Linh Mục hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng Hội Thánh Chúa. Hãy tiếp tục làm chứng cho sự thật. Hãy luôn chia sẻ niềm vui hôm nay.”

Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Thánh Giuse có một bài giảng thật tuyệt vời khiêm nhường trên sự khiêm nhường.

Theo Cha Đạt cho biết Cha Phêrô Phan Đình Cho là con thứ hai trong gia đình và ông Phan Đình Cầu là anh Cả con của Ông Bà Cụ Cố Phan Văn Hiển gồm có 11 anh em với theo một thứ tự thật nhiều ý nghĩa: Cầu – Cho – Thuận – Khiêm – Nhường – Bạch – An – Hảo – Thanh – Tuyết – Trinh…

Nhiều vị Giám mục, linh mục đã là học trò của Cha giáo Phan Đình Cho, hôm nay có Cha Nguyễn Vân Sơn hiện diện hôm nay. Cha Đạt tự đặt câu hỏi đi ngược lại thời gian khi ông bà cố có phải Chúa Thánh Thần soi sáng mà đặt tên Cha Phêrô là Cho. Có phải người con trai đầu là Cầu đến người thứ nhì là Cho – Cầu Cho để được xuôi chèo mát mái. Theo Cha Đạt chữ cho này rất là hay. Cho là cho đi. Ngài đã nhận bao nhiêu kiến thức, bao nhiêu bằng cấp, ngài đã cho đi.  Nghiệm lại 76 năm trên trần thế và 50 năm linh mục Cha Phêrô đã sống đúng tất cả đều qui hướng về Chúa. Đúng ra 70 tuổi ngài đã về hưu nhưng vẫn tiếp tục Cho đi.

Linh mục Phan Đình Cho sinh năm 1946 tại Nha Trang từ nhỏ đã theo chân Chúa. Thụ phong linh mục ngày 15 tháng 8 năm 1972 bởi Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận tại nhà thờ riêng. Cha Phêrô Phan Đình Cho xuất bản hơn 30 cuốn sách và phát hành 300 bài tiểu luận. Chính những học thuyết do ngài đưa ra lúc đang dạy Đại học GeorgeTown ở Washington đã bị rắc rối với Vatican và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ  mà trước đó, ba tu sĩ Dòng Tên nỗi tiếng đã bị điều tra là Dupuis,Haight và Sobrino. Tất cả đều bị coi là bất đồng với tín lý theo đó Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc thế gian duy nhât. Cha Phan là nhà thần học có tiếng thứ tư bị điều tra tiếp theo sau việc phát hành tuyên ngôn “Chúa Giêsu”.

Cha Phan đã viết hai cuốn sách khác về tương quan giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác :” Kitô-giáo với bộ mặt Á Châu” (Christianity with a Asian face) và “Trong những ngôn ngữ riêng của chúng ta” (In Our Own Tongues) . Nhưng các tác phẩm của Cha bao quát nhiều lãnh vực khác, từ thần học chính thống (Tầm nhìn mô tả bằng tranh tượng của Paul Evdokimov)[ Vision iconographical], (Văn Hóa và Cánh Chung) [Culture ad Eschatology], cho đến các Thánh Phụ (Ân Sủng và Thân Phận Con Người) [Grace and Human Condition] ; (Tư Duy Xã Hội) [Social Thought], về Cánh Chung (Vĩnh cửu trong Thời Gian : Một nghiên cứ về Cánh Chung của Rahner)[ Eternity in Time : a study of Rahner’s Eschatology] ; ( Sự Chết và Sự Sống Vĩnh Cửu) [ Death and Eternal Life] về truyền-giáo-học ( Truyền Giáo và Dạy Giáo Lý : Đắc Lộ và Hội Nhập Văn Hoá ở Việt-Nam của thế kỷ 17) (Mission and Catechesis : Alexandre de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam]. Cha biên tập các bộ sưu tập sách thần học cho các nhà xuất bản Orbis Book và Paulist Press. Sách Cha được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý,tiếng Đức,tiếng Ba Lan, tiêng Hoa, tiếng Nhật và tiếng Việt…

Chúng tôi muốn nêu ra vài khía cạnh của vấn đề để làm rõ hơn bài giảng của Cha Đạt, là Cha Phêrô đã đi trước một bước về vấn đề này.

Buổi họp mặt nhân dịp kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục của Cha Phêrô Phan Đình Cho là để chúng ta hãnh diện và ngưỡng một con dân Việt Nam đã được thế giới kính nể. Về ý nghĩa tôn giáo qua Thánh lễ như một cách cũng cố niềm tin của các tín hữu tham dự cùng dâng lời cầu nguyện cho vị linh mục đáng quý mà mọi người hằng yêu mến.

Một gia đình quen và yêu mến Cha Cho.

Sau Thánh Lễ Tạ Ơn, gia đình họ Phan đã mời mọi người tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn cùng chung vui một bữa ăn chiều với chương trình văn nghệ giúp vui. Những kỷ niệm được kể ra từ một trong 13 gia đình đầu tiên đến Dallas năm 1975. Lâu ngày và có thể nói đã lâu năm mới gặp lại, kể chuyện xưa với nhau nhiều hơn theo dõi chương trình văn nghệ. Cha Phan Đình Cho vui vẻ chụp hình người này rồi quay sang người khác cho đến lúc nhân vật chính là Cha Cho cắt bánh kỷ niệm 50 năm và chia nhau cùng thưởng thức cái ngọt bùi của 50 năm…

Ngày vui kỷ niệm 50 năm của linh mục Phan Đình Cho kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày.

Thái Hóa Lộc  

Previous
Previous

Lễ tang thân mẫu Cha Phạm Quang Minh tại Giáo Xứ Thành Phêrô

Next
Next

Giải Túc Cầu Mùa Hè Dallas lần thứ III có gì lạ