Moshe dayan báo động ở việt nam

Tướng “độc nhãn” Moshe Dayan cùng với Chuẩn Tướng William Stilles, tư lệnh phó sư đoàn 1 TQLC/HK đi thị sát chiến trường Việt Nam trong mùa hè năm 1966, để viết loạt bài phóng sự, tình hình chính trị cho báo chí. Đa số bài viêt của ông ta (Dayan) về chiến thuật, chiến lược quân sự.

Thống Tướng người Anh (rất nổi tiếng trong trận Thế Chiến Thứ II) Bernard Montgomery, nói với Tướng Dayan rằng, người Hoa Kỳ đã áp dụng một chiến lược thiếu sót, “điên khùng” (insane).

Hôm 12 tháng Bẩy năm 1966, trong sân vận động Busch Stadium ở St. Louis, đội bóng base ball Quốc Gia (National division) đang dẫn đầu đội Hoa Kỳ (American division) với tỷ số 2-1 trong trận đấu giữa các tuyển thủ (All Star) tuyển chọn từ hai division. Hình ảnh cô đào Nancy Sinatra mặc áo len, trên trang bìa tạp chí Look. Nữ tài tử Doris Day đang nổi tiếng trong phim “The Glass Bottom Boat”. Ở Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ đưa thêm quân sang tham chiến, đã lên đến 276000 quân.

Buổi tối hôm đó, Tổng Thống Lyndon Johnson nói chuyện trên hệ thống truyền hình toàn quốc về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khu vực Á châu. Bài diễn văn của ông ta có lời lẽ nặng nề đối với quân Cộng Sản Việt Nam.

“Khi nào giới lãnh đạo miền Bắc còn tin rằng họ sẽ chiến thắng miền Nam Việt Nam bằng sức mạnh, chúng ta không thể để cho họ thành công trong việc này”. Tổng Thống Johnson tuyên bố, nói thêm “Hoa Kỳ đang theo đuổi một cuộc chiến với quyết tâm ở Việt Nam. Có thể sẽ kéo dài thời gian, nhưng chúng ta phải tiếp tục cho đến khi bọn cộng sản miền Bắc nhận thấy rằng, cái giá của bạo lực rất cao, rồi phải chấp nhận một giải pháp hòa bình, hoặc ngừng chiến tranh. Tuy nhiên…”

Cũng trong ngày 12 tháng Bẩy 1966, cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Do Thái, Moshe Dayan, một vị Tướng nổi tiếng dẫn dắt quân đội Do Thái chiến thắng trong bán đảo Sinai trong trận chiến với Ai Cập năm 1956 (Chiến Dịch Sinai, một trong những chiến thắng lớn, nổi tiếng của người Do Thái). Ông ta lên một máy bay dân sư (hành khách) ở London đến miền Nam Việt Nam. Tướng Dayan 51 tuổi (năm 1966) đã ra khỏi quân đội, từ chức năm 1958, tham gia chính trường và nắm chức vụ Bộ Trưởng Nông Nghiệp 5 năm. Ông ta là một nghị sĩ trong Quốc Hội (Knesset) Do Thái.

Tướng Moshe Dayan là người năng động, thích “hành động” (action). Sinh năm 1915 trong ngôi làng chiến đấu (kibbutz) đầu tiên, lúc đó là phần đất Palestine. Ông ta gia nhập tổ chức bán quân sự năm 14 tuổi (lúc đó nằm trong vòng bí mật, cả vùng Palestine dưới ách thống trị của người Anh) Haganah (tiền thân của quân đội Do Thái ngày nay), và được trao nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ các khu định cư của người Do Thái. Trong thời gian người Ả Rập nổi loạn 1936-1939, Dayan phục vụ trong toán quân tuần tiễu, phục kích dưới sự chỉ huy của người Anh. Các toán tuần tiễu Đặc Biệt Ban Đêm tuyển chọn (nguời can đảm) và được huấn luyện bởi một sĩ quan người Anh rất nổi tiếng, huyền thoại Orde C. Wingate, người chỉ huy đơn vị biệt kích Chindits trong trận Thế Chiến Thứ Hai ở Miến Điện (Burma).

Trong năm 1941, Dayan được trao nhiệm vụ chỉ huy toán thám sát Haganah làm việc cho người Anh, tham dự trận tấn công quân của chính quyền Vichy bù nhìn thân Đức, trong các thuộc điạ của Pháp ở Lebanon và Syria. Trong chiến dịch đó, ngày 7 tháng Sáu năm 1941, trong lúc quan sát mục tiêu bằng ống nhòm, trên nóc nhà trạm cảnh sát Lebanon (chiếm được), một viên đạn bắn tiả đi xuyên qua ống nhòm làm hư mắt bên trái, để cho ông đeo miếng da đen che lại trở thành huyền thoại độc nhất của ông ta. (Tướng Dayan sang Pháp chữa mắt bị vỡ xương ổ mắt, phải ghép xương, nhưng không thành công nên phải đeo miếng da đen che mắt, ổ xương bị vỡ nên không gắn mắt giả được. Theo tác phẩm hồi ký Cuộc Đời Tôi. vđh).

Khi liên quân Ả Rập di chuyển vào đất Do Thái năm 1948, Dayan làm việc trong bộ chỉ huy Haganah chuyên về ngành tình báo Ả Rập. Trong Trận Chiến Độc Lập 1948 (khi Do Thái được Liên Hiệp Quốc công nhận), ông ta chiến đấu chống lại người Syria trong vùng Galilee, chỉ  huy một tiểu đoàn Biệt Động Quân tấn công khu vực Lod và Ramallah, sau đó chỉ huy chiến trường Jerusalem. Tướng Moshe Dayan trở thành Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Do Thái năm 1953. Ông ta chỉ huy quân đội Do Thái chiến thắng Chiến Dịch Sinai năm 1956.

Mười năm sau, Tướng Dayan ngồi một chỗ không yên. Theo lời ông ta, đã mười năm, kể từ khi tôi ra trận, đã mười năm, tôi đứng trước họng súng chiến xa, đại bác, phi cơ của địch. Theo hồi ức của chính ông ta trong tác phẩm xuất bản ỡ Hoa Kỳ năm 1976 “Tôi muốn nhìn tận mắt, tại chỗ, một trận chiến mới, hiện đại, vũ khí mới được xử dụng như thế nào trong chiến tranh. Để biết, có thể áp dụng ở Do Thái hay không?”

Tướng Dayan, tiếp tục củng cố huyền thoại, chỉ huy quân đội Do Thái đi đến chiến thắng năm 1967, Trận Chiến Sáu Ngày. Ông ta chọn đến thăm chiến trường Việt Nam năm 1966. Ông ta cho rằng “(Việt Nam) là chỗ tốt nhất, duy nhất, có “lò thí nghiệm” quân sự vào thời điểm đó (1966)” Tướng Dayan dự định viết loạt bài về Chiến Tranh Việt Nam cho ba tờ báo: Tờ Maariv nổi tiếng của Do Thái, tờ London Sunday Telegraph (Anh), và tờ Washington Post (Mỹ).

“Các bài viết từ sự quan sát của tôi về tình hình chính trị ở đó (Việt Nam)” Tướng Dayan trả lời phóng viên báo chí khi lên máy bay rời London sang Việt Nam “Tôi rất hứng thú về các trận đánh, và hy vọng sẽ được đi theo một đơn vị tác chiến Hoa Kỳ”

Kết cuộc, Tướng Dayan viết nhiều về các chiến thuật chiến lược quân sự hơn là về tình hình chính trị. Trong thời gian 5 tuần lễ ở Việt Nam, Tướng Dayan đi theo nhiều hơn một đơn vị Hoa Kỳ đi hành quân ở Việt Nam. Chưa từng có một chính khách người Mỹ nào đi theo một đơn vị Hoa Kỳ đi hành quân lâu dài như Tướng Moshe Dayan.

Tướng Dayan được (hân hạnh) gặp vị tư lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (cơ quan MACV), Đại Tướng William Westmoreland. Ông ta cũng được mời ăn tối với Đại Tướng Harold K. Johnson, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ, nhân dịp ông này ghé thăm Việt Nam (Tất cả Tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ đều là Tham Mưu Trưởng… Tổng Thống mới là vị Tổng ư Lệnh. Tướng Westmoreland sau này về Hoa Kỳ lên làm Tham Mưu Trưởng Lục Quân thay Tướng Johnson). Tướng Dayan có dịp gặp gỡ, hội kiến với Trung Tướng Stanley R. “Swede” Larsen, tư lệnh Quân Đoàn I Hoa Kỳ. Ông ta cũng gặp gỡ các vị tư lệnh sư đoàn Hoa Kỳ, tiểu đoàn trưởng và đi hành quân với cấp đại đội.

Ông ta cho rằng, người Hoa Kỳ đã chiến đấu trong một chiến trường sai lầm (du kích chiến). Ông ta tin, nếu may mắn sẽ kêt thúc trong điều kiện “Huề” (hoà).

Tướng Moshe Dayan đến Saigon hôm 25 tháng Bẩy. Ông ta thích thú bối cảnh ở Việt Nam, binh sĩ Việt Nam, Hoa Kỳ trang bị “cùng mình”, đứng đằng sau những lớp bao cát canh gác. Khung cảnh trông giống như kinh thành cổ Jerusalem và những thành phố khác ở Palestine (bao gồm quốc gia Do Thái) dưới thời kỳ người Anh cai trị. Tình trạng không “hứa hẹn” gì mấy.

Quân đội Hoa Kỳ đón tiếp Tướng Dayan niềm nở. Bất cứ nơi nào ông ta đến thăm, các tướng lãnh, Đại Tá Hoa Kỳ uống rượu vang, dùng bữa tối với ông ta, và để cho ông ta tự do xuống thăm những đơn vị cấp dưới đang hành quân. Mặc dầu bộ trưởng Quốc Phòng Mc Namara đã căn dặn Tướng Westmoreland đừng để cho ông ta đi sát chiến trường, nguy hiểm.

Trước khi Tướng Dayan ra thăm chiến trường, ông ta được gặp giới lãnh đạo dân sự, quân sự Việt Nam Cộng Hòa, kể cả Tổng Thống (năm 1966 là Chủ Thịch ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia), và Thủ Tướng (Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương) Nguyễn Cao Kỳ. Hai ngày sau, Tướng Dayan trong quân phục Hoa Kỳ, giầy MAP, mũ lưỡi chai ngồi trên một chiên đỉnh, tuần tiễu trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm sau, Tướng Dayan được mời làm khách danh dự đi thăm hàng không mẫu hạm USS Constellation, một tầu chiến khổng lồ đang hoạt động trong vùng biển China Sea (Việt Nam), là nơi phát xuất cho các phi vụ oanh kích miền Bắc, yểm trợ trong miền Nam Việt Nam. Tướng Dayan rất cảm kích “nể nang” sức mạnh của guồng máy chiến tranh Hoa Kỳ.

Mặc dầu được chứng kiến những gì đã được thuyết trình trước, Tướng Dayan nói người Hoa Kỳ “không chiến đấu chống lại sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam, hoặc tiêu diệt quân du kích cộng sản… nhưng chống lại cả thế giới. Mục đích thực sự của người Hoa Kỳ, muốn cho mọi người (thế giới) biết, kể cả người Anh, người Pháp, và Nga Sô, sức mạnh của họ “Nơi nào người Hoa Kỳ đến, không ai chống lại được”

Sau chuyến thăm hàng không mẫu hạm USS Constellation, Tướng Dayan đi theo một đại đội TQLC/HK đang tuần tiễu nơi phiá nam vùng phi quân sự (DMZ). Ông “làm bạn” với Trung Úy  Charles Krulak đại đội trưởng TQLC, con trai của Trung Tướng Victor “Brute” Krulak, sau đó làm tư lệnh các đơn vị TQLC/HK trong vùng biển Thái Bình Dương. Tướng Krulak là người đưa ra các chính sách, huấn luyện điều hành cho các đơn vị TQLC/HK ở Việt Nam.

Tướng Dayan đặt câu hỏi cho viên sĩ quan trẻ Krulak (sau này trở thành Tư Lệnh TQLC/HK) về mục đích của người Hoa Kỳ ở Việt Nam, và nói cho viên sĩ quan trẻ biết cảm nghĩ của ông ta về tình hình ngoài chiến trường. Theo lời Charles Krulak, người Hoa Kỳ (lính Mỹ) nên ở chỗ “nơi có người sinh sống” không nên lùa VC ra khỏi khu trú ẩn của họ (mật khu, sào huyệt).

Từ vùng phi quân sự, Tướng Dayan bay vào Đà Nẵng, rồi lên Pleiku trên vùng cao nguyên, nơi này vị Tướng lừng danh Do Thái được chứng kiến trận đánh đấm lần đầu tiên. Trên Pleiku, Tướng Dayan được gặp vị tư lệnh sư đoàn 1 Kỵ Binh Không Vận (1st Cavalry, đơn vị được xếp hạng số 1 trong Lục Quân Hoa Kỳ), Thiếu Tướng John “Jack” Norton, tốt nghiệp trường Võ Bị West Point năm 1941, người đã từng nhẩy dù xuống đằng sau phòng tuyến Đức cùng với sư đoàn 82 Nhẩy Dù trong Ngày Dài Nhất (D-Day).

Bốn ngày sau, Tướng Dayan ngồi trên trực thăng theo chân một đơn vị sư đoàn 1 Không Kỵ trong hành quân Paul Revere, tiếp theo hành quân Hastings gần biên giới Việt Miên. Một lần nữa, Tướng Dayan rất phục sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt về chiến thuật “hành quân trực thăng vận” do khả năng độc đáo duy nhất của quân đội Hoa Kỳ. “Người Hoa Kỳ đem sang Việt Nam tất cả 1700 trực thăng… nhiều hơn tất cả trực thăng ở Âu châu gom lại”

Nhưng Tướng Dayan không hài lòng về chiến thuật, chiến lược của người Hoa Kỳ, đặc biệt về tin tức tình báo tác chiến. Sư đoàn 1 Không Kỵ mở cuộc hành quân “lùng và diệt” nhưng không biết vị trí đóng quân của các tiểu đoàn VC. Phi cơ thám thính (quan sát) và không ảnh không chụp được vị trí, căn cứ đóng quân của địch, cũng như hầm hố, giao thông hào, pháo đài…

Tướng Dayan cùng với một đại đội được trực thăng đưa vào một bãi đáp nóng. “Tiếng súng nổ vang dội khắp nơi, tiếng nỗ lớn của lựu đạn cùng với súng đại liên” Tướng Dayan viết trong bản tường thuật cho báo chí, Người Hoa Kỳ đáp lại với hỏa lực kinh hoàng, mạnh mẽ như thường lệ “Tiếp theo là bộ máy chiến đấu của sư đoàn 1 Không Kỵ được đưa vào bãi đáp: đại bác 105 ly, đạn đại bác đem vào chất cao như núi, thêm vào súng ống, đạn dược cho quân bộ binh, xe ủi đất (công binh làm hầm hố, bãi đáp, căn cứ phoá binh…), và dụng cụ cho trung tâm hành quân.

“Nhưng trận đánh xẩy ra ở đâu?” Tướng Dayan băn khoăn “Tôi đang dự một cuộc diễn tập quân sự - chỉ có một phiá (Hoa Kỳ). Nếu quân VC cũng có phi cơ, pháo binh, chiến xa thì kết qủa ra sao? Đơn vị địch chỉ có súng cối 61 ly đủ nặng cho một người cõng trên lung… Nhưng họ trốn ở đâu? Đâu là bãi chiến trường?”

Câu trả lời đến ít phút sau khoảng nửa tiếng đồng hồ, khi một đại đội được trực thăng đưa vào bãi đáp cách xa khoảng 300 thước, bị phục kích, tan hang. Theo lời Tướng Dayan, đại đội này bị tổn thất 70%, 25 binh sĩ tử rận, 70 người khác bị thương. Trong số quân nhân tử trận, có một sĩ quan trung đội trưởng “qủa lựu đạn đeo trên người anh ta trúng đạn AK nổ tung”

Sau chuyến hành quân đó, Tướng Dayan đến trại Lực Lượng Đặc Biệt Plei Me (sau này trở thành tiểu đoàn 82 BĐQ/BP nổi danh, cùng với Th/Tá Vương Mộng Long đánh trận Xuân Lộc). Trại này chỉ cách biên giới Việt Miên 3 dặm. Ông ta đi theo một toán (tiểu đội) quân LLĐB (biệt kích) tuần tiễu, nhưng bất ngờ, Tướng Norton tư lệnh sư đoàn 1 Không Kỵ báo cho biết, một đơn vị cấp lớn VC tấn công một đơn vị Đại Hàn gần đó (sư đoàn Mãnh Hổ. Đại Hàn đưa qua Việt Nam tham chiến: sư đoàn Mãnh Hổ, ngoài Bình Định, sư đoàn Bạch Mã ở Phú Yên, tiếp theo là lữ đoàn Thanh Long TQLC trong tỉnh Khánh Hòa. vđh). Tướng Dayan được trực thăng đón, đưa đến khu vực giao tranh, và được cho biết, một đơn vị cấp lớn VC khoảng 1000 quân tấn công một đại đội 130 quân Đại Hàn. Được hỏa lực Pháo Binh Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ, đơn vị Đại Hàn đẩy lui địch quân.

Tướng Dayan thích thú nghe báo cáo, sau đó viết “Pháo Binh Hoa Kỳ bắn yểm trợ 21000 qủa đạn đại bác… Con số đó nhiều hơn số đạn đại bác, quân đội Do Thái xử dụng trong Chiến Dịch Sinai (1956) và Trận Chiến Độc Lập (1948) cộng lại”

Những khu vực đi thăm, Tướng Dayan gặp nhiều trường hợp tương tự… Chiến thuật, chiến lược  của VC chứng minh hiệu qủa, trong khi của người Hoa Kỳ ít thành công. “Quân VC chỉ tấn công đơn vị Hoa Kỳ bất ngờ khi họ biết thời cơ đã đến… Có thể nói đến 90% các trận đánh trong miền Nam Việt Nam, bắt đầu từ phiá VC, khi họ biết tình hình có lợi cho họ.”

Tướng Dayan thực sự “say mê” sức mạnh vũ khí, hỏa lực của người Hoa Kỳ, ông ta viết “Một cấp chỉ huy (Hoa Kỳ) có thể tưởng tượng trong mơ: trực thăng đưa đơn vị của ông ta đến bất cứ nơi nào, binh sĩ được huấn luyện đầy đủ, tinh thần chiến đấu cao, sẵn sàng tác chiến, phi pháo yểm trợ mạnh mẽ, quân dụng, vũ khí, đạn dược … vô giới hạn”

Mặc dầu với tất cả phương tiện, kỹ thuật, người Hoa Kỳ “không thành công trong việc đánh đuổi quân VC” Tệ hơn nữa “Họ không chiêu dụ được địch quân (VC) ra đánh trận quyết định (trận đánh lớn). Họ không biết rõ, các đơn vị VC đóng quân ở đâu! Và khi gặp địch, quân VC luồn qua những kẽ hở vòng vây của họ, biến mất”

Mặc dầu địch quân “quyết tâm”, tinh thần chiến đấu cao, và thành công với chiến thuật chiến lược của họ, nhưng Tướng Dayan vẫn hoài nghi, họ có thắng nổi người Hoa Kỳ không? Hoa Kỳ có một bộ máy chiến tranh không lồ. Một “siêu cường” quân sự trên thế giới… “trên nhiều lãnh vực: phi cơ, pháo binh, chiến xa, máy móc truyền tin tối tân, hàng không mẫu hạm, trực thăng chở quân… mà địch quân không có” Dưới cái nhìn của ông ta (Dayan), phe Cộng Sản chỉ có thể chiến thắng bằng đường lối chính trị. (ở Việt Nam và trên chính trường Quốc Tế).

Theo Tướng Dayan, chính quyền Hà Nội có thể làm mặt mặt người Hoa Kỳ trên chiến trường. “Ha Nội có thể từ chối không chịu vào bàn hội nghị. Và không chấp nhận ký tên vào bất kỳ giấy tờ nào. Họ có thể ngăn cản, gây khó khăn cho người Hoa Kỳ và chính quyền miền nam trong việc Bình Định lãnh thổ bằng du kích chiến”

Ông ta kết luận “VC không thể đánh đuổi người Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam, nhưng họ cũng không để người Hoa Kỳ đánh đuổi họ (chiến thắng)”

Tướng Dayan phê phán chương trình tái định cư (sau ngày 1 tháng 11 năm 1963), các ấp Chiến Lược bị phá, thay thế bằng những khu “Tái định cư người tỵ nạn” (Refugee Resettlements). Ông ta đi thăm hai trại định cư và không hài lòng mấy. Ông ta viết bài “Không khí không được vui tươi, hứng thú”, những phụ nữ từ chối không chịu được phỏng vấn. “Khi chúng tôi tiến lại gần, họ bỏ đi chỗ khác. Trẻ con cũng xa lạ, lặng lẽ bước theo người Mẹ”

Theo ông ta “Những gì người Hoa Kỳ gọi là ‘định cư người tỵ nạn’ không giống như những ngôi làng canh tác (Kibbutz như ở Do Thái), thực ra họ xây những xóm nghèo nàn, tối tăm xung quanh các căn cứ quân sự”

Tướng Dayan dành tuần lễ cuối cùng ở Việt Nam (20 – 27 tháng Tám) dưới vùng IV đồng bằng Cửu Long và Lai Khê (Chơn Thanh, Lai Khê, vùng III). Ông ta được Thiếu Tướng William Depuy tư lệnh sư đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (Anh Cả Đỏ - Big Red One) đón tiếp… Nhưng kết qủa vẫn thế … Quân VC xử dụng chiến thuật du kích “Tấn công bất ngờ rồi bỏ chạy” (Hit-and-Run), chống lại chiến thuật “Lùng và Diệt” (Search-and-Destroy) của người Hoa Kỳ.

Tướng “Độc Nhãn” Moshe Dayan viết trong quyển sách (hồi ký) của ông ta “Nhật Ký Việt Nam” (Vietnam Diary) xuất bản ở Do Thái năm 1977 “Người Hoa Kỳ chiến thắng tất cả - ngoại trừ cuộc chiến tranh”.

Chưa đến một năm (5 tháng 6 1967. Trận Chiến Sáu Ngày), Tướng Dayan quay về Do Thái nắm chức Bộ Trưởng Quốc Phòng ngày 1 tháng Sáu năm 1967, cùng với Tướng Yitzhak Rabin Tổng Tham Mưu Trưởng đã đem lại chiến thắng rực rỡ, chớp nhoáng Trận Chiến Sáu Ngày, từ ngày 5 đến 10 tháng Sáu năm 1967.

Tác giả: Cựu chiến binh Hoa Kỳ trong Trận Chiến Việt Nam Marc Leepson là biên tập viên cho tự điển Webster’s New World Dictionary of the Vietnam War. Ông ta là tác giả cho tờ báo Cựu Chiến Binh VVA. Tác phẩm mới nất của ông là Lafayette: Lessons in Leadership from the Idealist General (Những bài học về Lãnh Đạo & Chỉ Huy từ một vị tướng lừng danh)

Marc Leepson

 Fort Hays State University

Department of Computer Science

Nov. 21, 2020

vđh

 

Previous
Previous

KHÔNG LỰC DO THÁI LÀM THẾ NÀO CHIẾNTHẮNG TRONG SÁU TIẾNG ĐỒNG HỒ TRONG TRẬN CHIẾN SÁU NGÀY