Giải Nobel năm 2023

GIẢI NOBEL VẬT LÝ

Các nhà khoa học Pierre Agostini (Mỹ), Ferenc Krausz (Đức) và Anne L’Huillier (Thụy Điển) đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm 2023 nhờ các thí nghiệm của họ mang lại cho nhân loại những công cụ mới để khám phá thế giới electron bên trong nguyên tử và phân tử.

Các nhà khoa học Pierre Agostini (Mỹ), Ferenc Krausz (Đức) và Anne L’Huillier (Thụy Điển) đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm 2023. Ảnh: Nobel Prize

Ba nhà khoa học Pierre Agostini, Ferenc Krausz và Anne L’Huillier đã chứng minh được một phương pháp tạo ra những xung ánh sáng cực ngắn có thể dùng để đo những quá trình nhanh chóng trong đó các electron chuyển động hoặc biến đổi năng lượng.

Giải thưởng trên được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố vào 16h45 phút (theo giờ Hà Nội) ngày 3/10.

Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 dựa trên tài sản của Alfred Nobel, nhà phát minh kiêm doanh nhân Thụy Điển.

Giải thưởng được trao thường niên cho những cá nhân và tổ chức có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực Y học, Hóa học, Vật lý, Văn học, Hòa bình. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập ra Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho Khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, còn gọi là giải Nobel Kinh tế. Mỗi giải thưởng gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng.

Kể từ năm 1901 đến nay đến nay đã có 116 giải Nobel Vật lý được trao, trong đó 47 chủ nhân giải thưởng được đứng tên một mình.

Trong số những người đoạt giải Nobel Vật lý, chỉ có 4 nhà khoa học nữ là Marie Curie (năm 1903), Maria Goeppert-Mayer (1963), Donna Strickland (2018)và Andrea Ghez (2020). John Bardeen là học giả duy nhất hai lần đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1956 và 1972. Người đoạt giải trẻ nhất là Lawrence Bragg, ông nhận giải cùng cha mình vào năm 1915, khi mới 25 tuổi. Trong khi đó, người cao tuổi nhất đoạt giải thưởng danh giá này là Arthur Ashkin, đoạt giải năm 2018, khi 96 tuổi.

GIẢI NOBEL HÓA HỌC

Giải Nobel Hóa học 2023 đã chính thức thuộc về ba nhà khoa học tìm ra và phát triển các chấm lượng tử, được ứng dụng vào đèn LED, màn hình TV hay hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật khi loại bỏ tế bào ung thư.

Từ trái qua: Các nhà khoa học Moungi Bawendi, Louis Brus và Alexei Ekimov

Giải thưởng được trao cho Moungi Bawendi, Louis Brus và Alexei Ekimov, Ủy ban giải Nobel Hóa học tại Stockholm công bố ngày 4/10.  “Trong một thời gian dài, không ai nghĩ rằng bạn có thể tạo ra những hạt nhỏ như vậy. Nhưng những người đoạt giải năm nay đã làm được”, ông Johan Aqvist, chủ tịch Ủy ban, cho biết.

Trong những năm 1980, Ekimov tạo ra hiệu ứng lượng tử tùy thuộc vào kích thước trong thủy tinh màu. Màu sắc đến từ các hạt nano clorua đồng và Ekimov đã chứng minh rằng kích thước hạt ảnh hưởng đến màu sắc của thủy tinh thông qua hiệu ứng lượng tử.

Vài năm sau, Brus trở thành nhà khoa học đầu tiên chứng minh được hiệu ứng lượng tử phụ thuộc vào kích thước của các hạt trôi nổi tự do trong chất lỏng.

Năm 1993, Bawendi thay đổi quy trình hóa học tạo ra các chấm lượng tử, tạo nên thứ mà Ủy ban giải thưởng gọi là “những hạt gần như hoàn hảo”, giúp đưa chấm lượng tử vào nhiều ứng dụng.

Vài giờ trước khi có thông báo chính thức, Ủy ban Nobel đã vô tình công bố tên của 3 nhà khoa học. Tờ báo Thụy Điển Aftonbladet đã đăng bản sao của một email mà họ nói là từ viện.

Bawendi là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts; Brus là giáo sư danh dự tại ĐH Columbia, cả hai đều là người Mỹ. Ekimov là người Nga và làm việc cho hãng Nanocrystals Technology Inc

Mùa giải Nobel năm nay bắt đầu hôm 2/10 với giải thưởng trong lĩnh vực Y Sinh được trao cho 2 nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman, những người mở đường cho việc sử dụng công nghệ mRNA phát triển vaccine ngừa Covid-19.

Sau giải Nobel Vật lý, các giải thưởng tiếp theo sẽ được công bố lần lượt trong các lĩnh vực Hóa học, Văn chương, Hòa bình và Kinh tế.

Chủ nhân giải Nobel năm nay sẽ được nhận khoản tiền thưởng 11 triệu crown Thụy Điển (986.000 USD), tăng một triệu crown Thụy Điển so với năm 2022.

Hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman mở đường cho việc sử dụng công nghệ mRNA phát triển vắc xin ngừa Covid-19 đã được trao giải Nobel Y sinh năm 2023 vào ngày 2/10.

GIẢI NOBEL Y HỌC

Giải thưởng Nobel Y sinh 2023 đã được công bố tại Stockholm (Thụy Điển). Chiến thắng thuộc về hai nhà khoa học: Katalin Kariko - nữ giáo sư ngành hóa sinh phân tử người Hungary và Drew Weissman - bác sĩ người Mỹ, với nghiên cứu công nghệ vắc xin mRNA ngừa Covid-19.

Tên tuổi của Kariko và Weissman đã "chiếm sóng" truyền thông quốc tế cách đây 2 năm (tháng 1.2021), khi nghiên cứu của họ được VinFuture xướng tên với giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD, cũng chính với công nghệ đã mở đường tạo ra các loại vắc xin ngăn ngừa Covid-19 hiệu quả.

Các thành viên của Hội đồng chấm giải Nobel nhận định, công trình của hai nhà khoa học Kariko và Weissman đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của đại dịch. Kết quả nghiên cứu của họ tạo nền tảng cho sự ra đời trong thời gian nhanh kỷ lục của vắc xin công nghệ mRNA - "vũ khí" đẩy lùi Covid-19, cứu sống hàng tỉ người trong thảm họa sức khỏe tồi tệ nhất hành tinh trong nhiều chục năm qua.

Công nghệ mang tính cách mạng này cũng mở ra một chương mới của y học khi có thể tiếp tục khai thác để phát triển các vắc xin chống lại các bệnh khác như sốt rét, virus hợp bào hô hấp, ung thư, tự miễn và bệnh di truyền.

Thực tế, Kariko và Weissman đã dành hàng chục năm tại phòng thí nghiệm để phát triển công nghệ mRNA, nhưng nghiên cứu không tạo được tiếng vang. Cả hai chỉ thực sự được giới khoa học công nghệ toàn cầu biết đến khi Covid-19 xuất hiện, đặc biệt là sau khi trở thành chủ nhân Giải thưởng Chính của Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture 2021

GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG

Giải Nobel Văn học năm 2023 được trao cho tác giả người Na Uy Jon Fosse cho "những vở kịch và áng văn xuôi sáng tạo đã lên tiếng cho những điều không thể nói thành lời".

Nhà văn Na Uy Jon Fosse thắng giải Nobel Văn học 2023. Ảnh: Nobel Prize

Nobel Văn học 2023 do Viện Hàn lâm Thụy Điển (Svenska Akademien) công bố lúc 13h ngày 5.10, giờ địa phương (tức 18h cùng ngày, giờ Việt Nam).

Theo Ủy ban trao giải Nobel, khối lượng tác phẩm đồ sộ của nhà văn Jon Fosse được viết bằng tiếng Nynorsk của Na Uy. Những tác phẩm của nhà văn đoạt giải Nobel 2023 thuộc nhiều thể loại, bao gồm kịch, tiểu thuyết, tuyển tập thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và bản dịch.

Ủy ban trao giải Nobel Văn học 2023 ca ngợi phong cách của tác giả người Na Uy, thường được gọi là “Chủ nghĩa tối giản Fosse”.

Viện Hàn lâm Thụy Điển lưu ý, Jon Fosse là một trong những nhà viết kịch nổi tiếng nhất trên thế giới, đồng thời đang ngày càng được công nhận trong lĩnh vực văn xuôi.

Jon Fosse 64 tuổi, sinh trưởng ở Haugesund, bờ biển phía tây Na Uy.

Theo website của giải Nobel, có 115 giải Nobel Văn học đã được trao từ năm 1901-2022.

Cho đến nay, người đoạt giải Nobel Văn học trẻ nhất là Rudyard Kipling - tác giả cuốn sách The Jungle Book - nhận giải Nobel Văn học năm 1907 khi 41 tuổi. Người lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel Văn học là Doris Lessing. Bà đã 88 tuổi khi được trao giải năm 2007.

Trong lịch sử, có 17 phụ nữ được trao giải Nobel Văn học. Tác giả Thụy Điển Selma Lagerlöf (1858-1940) là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel Văn học năm 1909.

Trong lĩnh vực văn chương, nhiều tác giả cùng nhận giải Nobel là hiện tượng ít thấy hơn so với các giải Nobel còn lại. Trong lịch sử, có 4 lần 2 cá nhân cùng nhận giải Nobel Văn học được chia cho 2 cá nhân là các năm 1904 (Frédéric Mistral, José Echegaray), 1917 (Karl Gjellerup, Henrik Pontoppidan), 1966 (Shmuel Agnon, Nelly Sachs), 1974 (Eyvind Johnson, Harry Martinson)

Previous
Previous

Hậu quả toàn cầu từ cuộc khủng hoảng trong Quốc hội Hoa Kỳ

Next
Next

Chiến sự tối 5.10 tạ Ukraine