Hậu quả toàn cầu từ cuộc khủng hoảng trong Quốc hội Hoa Kỳ
Một ngày sau cuộc bỏ phiếu mang tính lịch sử khiến Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy bị bãi nhiệm và Hạ viện Mỹ rơi vào bế tắc, chưa có một giải pháp rõ ràng nào để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Hạ viện Mỹ đang trong thời gian nghỉ cho đến ít nhất tuần sau, khi một số nhà lập pháp từ Đảng Cộng hòa đang công khai hoặc mang tính cá nhân bày tỏ mong muốn cho vị trí cấp cao.
Hậu quả từ cuộc nổi dậy từ thành phần những người theo phe bảo thủ theo đường lối cứng rắn, tuy thế, đang trở nên rõ ràng hơn - và sẽ có lẽ được cảm nhận được trong nền kinh tế Mỹ và trên chiến trường Ukraine.
Hãy nhìn sâu vào hai vấn đề lớn nhất này:
Kevin McCarthy bị bãi nhiệm: Một di sản bất lợi cho tân chủ tịch Hạ viện Mỹ
Cuộc chiến Ukraine: Các đồng minh Phương Tây nói sắp hết đạn dược
Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã đưa ra cảnh báo trong những tuần qua là khoản tiền do Quốc hội Mỹ phân bổ dành cho viện trợ cho Ukraine trong cuộc chiến tranh đã gần như cạn kiệt.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Jake Sullivan đưa ra dự báo về "một quy mô gián đoạn ngày càng nghiêm trọng" từ đầu tháng 10 nếu Quốc hội không thông qua thêm hàng chục tỷ USD cho những tháng còn lại trong năm nay.
Chịu áp lực từ các thành viên cánh hữu trong Hạ viện - cùng những người theo phe bảo thủ đã lật đổ ông McCarthy vào hôm thứ Ba - các khoản viện trợ bổ sung này đã không được thông qua.
Hiện nay, khi ông McCarthy đã bị 'bay chức', khả năng về một khoản viện trợ mới ngay lập tức - có thể sớm xuất hiện vào bất kỳ lúc nào - dường như đã bị suy giảm đáng kể.
Hạ viện Mỹ sẽ không thể làm được bất kỳ chuyện gì đáng kể cho đến khi một tân chủ tịch được bầu lên. Vào thời điểm này, thời gian sớm nhất khả năng này có thể xảy ra là vào giữa tuần tới.
Hơn nữa, bất kỳ ai đảm đương chức vụ này sẽ ít nhất chịu cùng áp lực giống nhau - và đối mặt với cùng các thế tiến thoái lưỡng nan - cũng như chính ông McCarthy.
Tổng thống Biden cam kết tiếp tục hậu thuẫn Ukraine bất chấp thách thức về ngân sách