Hội nghị trung ương 15 trận chiến cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng
Chưa có đại hội nào phải chèn thêm hội nghị trung ương 15 cả, hầu hết các nhiệm kì trước thì chỉ gói gọn trong 14 kỳ hội nghị là mọi chuyện đã ngã ngũ, nhưng này thì khác hoàn toàn. Nếu nói hội nghị 14 là hiệp phụ thì hội nghị 15 là thi đấu phạt đền. Để có kết quả cuối cùng nên ai cũng hồi hộp.
Nhân sự mà Bộ Chính trị trình ở đại hội 14 nhưng lại bị ban chấp hành Trung ương yêu cầu soạn lại, tiếp thu, bổ sung và sửa đổi vì chưa phù hợp. Bộ Chính Trị thì chỉ có 19 ghế trong khi có đến 61 tỉnh thành đều muốn có đại diện của mình, và sự giành giật ấy vẫn chưa ngã ngũ.
Những gì mà ông Nguyễn Phú Trọng phán ra thì lập tức hệ thống tuyên truyền khổng lồ của Đảng ra rả, nhưng thực tế nó diễn ra ngược lại. Ông yêu cầu những người được cơ cấu không dính tham nhũng thì tất cả chẳng ai không tham nhũng, họ ăn không chừa thứ gì. Ông Trọng cấm chạy chức chạy quyền nhưng thị trường mua quan bán tước vẫn sôi động bao nhiêu năm qua. Ông Trọng đưa ra tiêu chuẩn đạo đức lối sống trong sáng, quan chức thì lại xây lâu đài, biệt phủ, vợ lẻ, bồ nhí… khắp nơi. Ông Trọng bảo không được tham vọng quyền lực, thì chính ông lại sống chết bám ghế và chia phe đánh nhau một mất một còn.
Còn 12 ngày nữa ông Trọng sẽ bước vào trận chiến cuối cùng
Suốt cả năm, ông quanh quẩn trong cung hô hào đốt lò. Nhưng đốt rồi thì sao? Bên ngoài, quan lại thì lộng hành tham nhũng, cướp đất đẩy dân vào cảnh phải làm dân oan suốt năm này tháng nọ theo đuổi kiện cáo từ trung ương đến địa phương. Những việc làm của ông Trọng, nhìn bề ngoài thì ồn ào nhưng thực chất thì không hiệu quả. Nạn tham nhũng vẫn ngày một tăng, bà con dân oan thì ngày một đông.
Vì sao chưa thể chốt danh sách Bộ Chính Trị ở đại hội 14?
Hiện nay danh sách Bộ Chính trị trình chính thức vẫn chưa có, tuy nhiên người ta đồn rằng, khi chốt danh sách bộ chính trị ở hội nghị trung ương 14 vì không có tên ông Vũ Đức Đam nhưng mà có Đào Ngọc Dung nên kỳ hội nghị đó xảy ra tranh cãi và kết quả danh sách không thể chốt được. Nhiều người ủng hộ ông Đam thì thế và lực không mạnh, người ủng hộ ông Dung thì lại có thế lực mạnh hơn nên xảy ra tình tiết lộn xộn như vậy.
Vậy Đào Ngọc Dung là ai? Bố Dung là ông Đào Trọng Hằng, cố Phó bí thư huyện uỷ Lý Nhân, Hà Nam. Anh cả, Đào Trọng Hùng, thiếu tướng, cựu Cục trưởng an ninh BCA. Anh kế, Đào Trọng Dũng cựu đại tá quân đội. Em trai, Đào Ngọc Dinh, thiếu tướng Bộ Công An, từng là tham tán đại sứ quán VN tại Canada, thư ký riêng của bí thư Nguyễn Thiện Nhân (đến tháng 9/2020). Em gái út, Đào Thanh Quyên, vụ phó Ban Tuyên giáo Trung ương. Chồng Quyên là Trần Doãn Tiến, Tổng biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản, một đồ đệ của ông Nguyễn Phú Trọng.
Như vậy thì đã rõ, hội nghị Trung ương 14 gây tranh cãi không đi đến đâu cũng là bởi ông Nguyễn Phú Trọng ưu tiên cho phe của ông mà ép phe Nguyễn Xuân Phúc. Làm như vậy thì xảy ra căng thẳng là không có gì bàn cãi. Hội nghị 14 bế tắc, gần bốn ngày quần thảo mà vẫn không chốt được danh sách ứng viên Bộ Chính trị và Ban bí thư. Cho nên khoảng một tuần nữa, Hội nghị Trung ương 15 khai mạc. Sẽ có ba ngày để các bên so găng cách phe cánh.
Tại Hội nghị 15 này, Ban Chấp hành Trung ương cũng phải giải quyết dứt nội dung “nhân sự đặt biệt”. Các Uỷ viên Trung ương phải bỏ phiếu kín để gạt ai ra và giữ ai.
Nguyễn Xuân Phúc đanh đối đầu ông Trọng
Lần này cũng là lần cuối cùng chốt nhân sự xem ai trong 3 ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc sẽ chiến thắng. Về nhân sự đàn em, Trọng cũng không còn kiên nể gì nữa, thẳng thừng gạt phe Nguyễn Xuân Phúc ra rìa.
Danh sách 22 người trước cuộc chiến cuối cùng chốt danh sách Bộ Chính Trị, tên ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn trong vòng bí mật.
Riêng tin về ý đồ ứng cử nhiệm kỳ 3 của Nguyễn Phú Trọng là tuyệt mật, đợi đến hội nghị Trung Ương 15 mới biết ông Trọng ra đòn gì. Danh sách để lộ ra cho xã hội được biết có Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng và Trương Hoà Bình nhưng không có Nguyễn Phú Trọng. Danh sách đề cử này bao gồm 22 ứng viên Bộ Chính trị chọn 19 dưới đây. Và đây là tên tuổi của từng người:
1.- Trần Quốc Vượng, sinh năm 1954, quê Thái Bình: UVBCT, Thường trực Ban bí thư; ứng cử chức Tổng Bí thư
2.- Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954, quê Quảng Nam: UVBCT, Thủ tướng chính phủ; ứng cử chức Chủ tịch nước
3.- Trương Hoà Bình, sinh năm 1955, quê Long An: UVBCT, Phó thủ tướng thường trực CP; ứng cử chức Thủ tướng Chính phủ
4.- Tô Lâm, sinh năm 1957, quê Hưng Yên: UVBCT, Đại tướng, Bộ trưởng BCA; ứng cử ghế Thường trực Ban bí thư
5.- Vương Đình Huệ, sinh năm 1957, quê Nghệ An: UVBCT, Bí thư Hà Nội; tái cử Bí thư Hà Nội
6.- Phạm Minh Chính, sinh năm 1958, quê Thanh Hoá: UVBCT, Trưởng BTC Trung ương; ứng cử Trưởng Ban Nội chính Trung ương
7.- Phạm Bình Minh, sinh năm 1959, quê Nam Định: UVBCT, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; ứng cử ghế Chủ tịch quốc hội
8.- Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, quê Vĩnh Long: UVBCT, Trưởng ban Tuyên giáo; tái cử Trưởng ban Tuyên giáo
9.- Trương Thị Mai, sinh năm 1958, quê Quảng Bình: UVBCT, Trưởng ban Dân vận; tái cử Trưởng ban dân vận
10.- Nguyễn Hòa Bình, sinh năm 1958, quê Quảng Ngãi: Bí thư Trung ương, Chánh án Tòa án Tối cao; ứng cử Phó Thủ tướng Chính phủ
11.- Trần Cẩm Tú, sinh năm 1961, quê Hà Tĩnh: Bí thư trung ương, Chủ nhiệm UBKT; tái cử Chủ nhiệm UBKT Trung ương
12.- Lương Cường, sinh năm 1957, quê Bắc Giang: Bí thư trung ương, Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị BQP; ứng cử Bộ trưởng Bộ quốc phòng
13.- Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê Nghệ An: Bí thư Trung ương, Trưởng ban Nội Chính Trung ương; ứng cử Bộ trưởng BCA
14.- Nguyễn Văn Nên, sinh năm 1957, quê Tây Ninh: Bí thư trung ương, Bí thư thành uỷ TP HCM; tái cử Bí thư thành uỷ TP HCM
15.- Trần Thanh Mẫn, sinh năm 1962, quê Hậu Giang: Bí thư trung ương, Chủ tịch MTTQ VN; tái cử Chủ tịch MTTQ VN
16.- Dương Thanh Bình, sinh năm 1961, quê Cà Mau: UVTW, Trưởng ban dân nguyện Quốc hội; ứng cử Phó Chủ tịch quốc hội
17.- Đào Ngọc Dung, sinh năm 1962, quê Hà Nam: Uỷ viên Trung ương, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH; ứng cử Trưởng Ban dân vận Trung ương
18.- Trần Tuấn Anh, sinh năm 1964, quê Quảng Ngãi: UVTW, Bộ trưởng Bộ Công thương; ứng cử Phó Thủ tướng chính phủ
19.- Bùi Thanh Sơn, sinh năm 1962, quê Hà Nội: UVTW, Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao; ứng cử Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao
20.- Bùi Minh Hoài, sinh năm 1965, quê Hà Nam: UVTW, Phó Chủ nhiệm thường trực UBKT trung ương; ứng cử Trưởng Ban nội chính Trung ương
21.- Đinh Tiến Dũng, sinh năm 1961, quê Ninh Bình: UVTW, Bộ trưởng Bộ tài chính; ứng cử Trưởng Ban kinh tế Trung ương
21.- Dương Thanh Bình, sinh năm 1961, quê Cà Mau: UVTW, Phó BTC trung ương; ứng cử Trưởng ban Tổ chức Trung ương
22.- Nguyễn Quang Dương, sinh năm 1962, quê Hà Nội: UVTW, Phó Trưởng BTC Trung ương; ứng cử Trưởng Ban tổ chức Trung ương
Ông Nguyễn Phú Trọng bị gạt khỏi danh sách hay ông tự ẩn tên ông?
Bộ Chính Trị vẫn là ẩn số và Ban Bí Thư thì đã rõ
Câu hỏi đặt ra là, ai sẽ vào tứ trụ? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Về vị trí tứ trụ thì đang xảy ra sự tranh chấp giữa bà Trương Thị Mai và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Vị trí thủ tướng là sự tranh chấp giữa Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình. Vị trí chủ tịch nước là sự tranh chấp giữa ông Phạm Bình Minh và Tô Lâm. Còn ghế tổng bí thư là sự tranh chấp tay ba giữa Nguyễn Phú trọng, Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc. Như vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc hiện nay đang ăn 2 mâm, mâm tổng bí thư và mâm thủ tướng. Nếu không cẩn thận, ông Phúc sẽ hỏng ăn cả 2 mâm trên, ông quá tham lam.
Còn ban bí thư trung ươmg thì đang có 6 người chọn ra 4 người:
1.- Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư trung ương, GĐ học viện chính trị quốc gia; tái cử GĐ Học viện
2.- Nguyễn Trọng Nghĩa, sinh năm 1962, quê Tiền Giang: ủy viên trung ương, Thượng tướng, Phó chủ nhiệm tổng cục chính trị; ứng cử Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng
3.- Lê Minh Hưng, sinh năm 1970, quê Hà Tĩnh: UVTW, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; tái cử Chánh văn phòng Trung ương Đảng
4.- Lê Hồng Quang, sinh năm 1968, quê Kiên Giang: ủy viên trung ương, Phó Chánh án Toà án Tối cao; ứng cử Chánh án Toà án Tối cao
5.- Nguyễn Hồng Lĩnh, sinh năm 1964, quê Long An: ủy viên trung ương, Phó Ban dân vận Trung ương
6.- Nguyễn Hồng Diên, sinh năm 1965, quê Thái Bình: ủy viên trung ương, Phó Ban tuyên giáo Trung ương
Không thể xác định tam trụ hay tứ trụ vì ông Nguyễn Phú Trọng chưa chịu tách ghế
Cuộc hiến cuối cùng vào ngày 15/1/2021 là một trận chiến khốc liệt ở các vị trí tứ trụ. Cho đến bây giờ, không ai biết được là tứ trụ hay tam trụ vì ông Trọng quyết không để bất cứ ghế nào rời khỏi ông. Nếu ông Trọng chiến thắng, thì cơ cấu vẫn là tam trụ, nếu ông Vượng hay ông Phúc thắng thì sẽ là tứ trụ như trước đây.
Có thể duy trì 1 phụ nữ trong tứ trụ, điềm gở cho đảng.
Tháng 8/2011, kỳ họp khai mạc Quốc hội khóa 13, lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng đã lẫy Kiều “Chén vui nhớ bữa hôm nay/ Chén mừng xin hẹn ngày này… 5 năm sau”. Lúc đó ông Trọng nói với người kế nhiệm, rằng tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có một “đội hình đẹp”. Có hai nữ cấp phó “bà thì bề thế, bà thì xinh đẹp”, ám chỉ bà Phóng và bà Ngân.
Đúng 5 năm sau, tức vào tháng 3/2016, ông Nguyễn Sinh Hùng chỉ định bà Nguyễn Thị Kim Ngân kế nhiệm mình vào ghế Chủ tịch Quốc hội.
Năm ấy, thiên hạ xôn xao khi giật mình liên tưởng tứ trụ triều đình Trọng- Quang- Ngân- Phúc ứng với lời sấm 500 năm trước của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): “Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong”
Việc đúng sai, linh ứng thế nào chưa rõ, nhưng từ khi xuất hiện bóng hồng trong “tứ trụ” khoá XII, thì hoạ liên tiếp xảy ra. Bộ Chính trị kẻ đột tử đó là Trần Đại Quang, có kẻ hóa điên đó là Đinh Thế Huynh, kẻ ngồi tù án chồng án đó là Đinh La Thăng vv…
Nguyễn thị Kim Ngân bị đồn là đem lại điềm gở cho tứ trụ
Có lẽ vì vậy, nên ông Nguyễn Phú Trọng kinh sợ nhà nước cộng sản bị tiêu vong chăng? Và với khoá XIII này, liệu ông Trọng có đồng ý cho người phụ nữ nào được cơ cấu vào tứ trụ hay không? Ông Trọng đã già yếu và đầy bệnh tật, rất có thể ông không thọ hết nhiệm kỳ 13 nếu ông tái cử.
Cho dù không đưa một phụ nữ nào vào tứ trụ, nhưng khó có thể tránh được chữ “vong” vì ĐCS đang ăn tàn phá hại từ trung ương đến địa phương thì núi cũng đổ. Tướng lĩnh bất tài, chỉ tham nhũng mà không giỏi bảo vệ biên cương, liệu xã tắc có thái bình?
Cho nên việc có phụ nữ hay không trong “tứ trụ”, bốn chức danh quyền lực nhất của nhà nước cộng sản, cũng không ăn nhập gì khi thể chế đang trên đà suy vong. Khôn sớm thì muộn, CS cũng vong.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)