Đảng bóp nghẹt tự do sáng tạo của nghệ sĩ
Việc Chủ tịch Quốc hội, người đại diện cho quyền lợi giám sát của cử tri đối với hệ thống tư pháp và hành pháp, phát biểu như thể đang thay mặt cho Tổng bí thư hay Trưởng ban Tuyên giáo, chỉ đạo rằng phải quán triệt sâu sắc đường lối, nghị quyết của Đảng được giới quan sát nhận định rằng nhà nước đang muốn thắt chặt hơn quyền tự do sáng tác của văn nghệ sỹ.
Trước đó, ngày 30/07 năm ngoái, Ban Tuyên giáo Trung ương đã lồng ghép buổi gặp mặt trí thức, văn nghệ sĩ trong cái gọi là kỷ niệm 90 ngày truyền thống của ngành tuyên giáo.
Hành động này của Ban Tuyên giáo được facebooker Phạm Nhật Bình đánh giá là công khai coi những trí thức hay văn nghệ sĩ là cái loa của Đảng như bao nhiêu cái loa khác nhưng được liệt vào hàng ngũ dư luận viên cao cấp. Hay nói khác đi họ chính là cán bộ tuyên truyền mang cái vỏ trí thức hay văn nghệ sĩ.
Khi đã là như vậy thì nơi phục vụ đầu tiên của họ phải là Đảng chứ không vì cái gì khác như dân tộc, hay đất nước. Bổn phận trước hết của họ là phải tuyên truyền ca tụng chủ nghĩa Mác-Lênin, sau đó mới tới nghề nghiệp và khả năng để Đảng căn cứ vào đó mà ban phát bỗng lộc, chức tước. Con đường thăng tiến của họ rốt cuộc lại cũng như bao nhiêu đảng viên lớn nhỏ khác trong guồng máy chính trị độc tài, tuy mang danh trí thức nhưng là loại trí thức có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ông Bình khẳng định chính vì phục vụ những nhu cầu của đảng độc tài ngày càng thoái hoá, những trí thức văn nghệ sĩ của Đảng cuối cùng chỉ là những xác chết… chưa chôn mà thôi.
Họ đã không có tư duy độc lập để sáng tạo để phục vụ đúng nghĩa mà chỉ theo đuôi Đảng rêu rao sự ưu việt của một chủ thuyết chính trị hoang tưởng đã bị đẩy lùi ra bên lề lịch sử. Chính vì thiếu sức sáng tạo và từ chối sự thay đổi cần thiết mà hơn 30 năm qua, dù Việt Nam đã mở cửa ra thế giới bên ngoài mà đất nước vẫn tụt hậu so với các quốc gia trong vùng.
Thực tế là Đảng CSVN đã tập trung một hạng trí thức chỉ biết mặc áo thụng vái nhau và tự mê với nhiệm vụ tự phong là “khai hóa văn minh cho cộng đồng dân tộc” theo một chủ nghĩa mà nhân loại đã vứt vào sọt rác lịch sử cách nay hơn 3 thập niên.
Nói cho cùng, chính đám trí thức, văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa hiện nay là những kẻ có trách nhiệm nặng nề vì đã để cho thiểu số lãnh đạo đảng xỏ mũi thực hiện những mục tiêu tuyên truyền láo khoét mà cứ tự hào là “khai hoá văn minh cho dân tộc”.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đàn áp giới văn nghệ sĩ, trí thức có tinh thần khai sáng cho dân tộc.
Trong đó, nổi bật nhất là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Đây được coi là cuộc trấn áp tàn bạo, vô sỉ tận cùng mà Đảng CSVN khởi xướng, nhắm vào những trí thức hàng đầu tại miền Bắc Việt Nam những năm 50, 60 của thế kỷ trước.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1956, tại miền Bắc Việt Nam; nhiều nhà văn, nghệ sĩ đã đứng lên tham gia một phong trào văn học có tên là Trăm hoa đua nở, là chữ dịch từ “Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng”, thời kỳ “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” của Mao Trạch Đông.
Ngày đó, rất đông văn nghệ sĩ đã tham gia phong trào này. Nổi tiếng nhất có các ông Phan Khôi – Chủ nhiệm tạp chí Nhân Văn, Trần Duy – Thư ký tòa soạn, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Phùng Quán, Văn Cao, Nguyễn Tuân, bà Thụy An… Có nhiều nhà trí thức, không phải văn nghệ sĩ, như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu cũng tham gia phong trào này và mọi người biết đến nó dưới cái tên là nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”.
Cuộc khủng bố và bôi nhọ giới trí thức tiến bộ được ông Hồ dùng bút danh Trần Lực, bắn phát súng hiệu đầu tiên bằng bài viết “Đập tan tư tưởng hữu khuynh” với thông điệp sắt máu “Chúng ta không thể cho phép bất kỳ ai lợi dụng tự do dân chủ và tự do ngôn luận để tách rời nhân dân khỏi Đảng” đăng trên báo Nhân Dân ngày 16 tháng Chín, 1957. Ít lâu sau đó, Bộ Chính Trị CSVN ra Nghị quyết số 30 về Văn Nghệ ngày 6 tháng Giêng, 1958.
Nghị quyết số 30 có nội dung như một bản đấu tố, đậm đặc sự hận thù “Sự hoạt động của những phần tử phá hoại trong giới văn nghệ là một hiện tượng hết sức nguy hiểm, một vấn đề cấp bách cần giải quyết (…) Chúng truyền bá những tài liệu và những báo chí phản động. Dưới chiêu bài ‘chống giáo điều, máy móc,’ chúng gieo rắc những nọc độc của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, nhằm lôi kéo văn nghệ sĩ đi vào con đường nghệ thuật tư sản suy đồi…”
Facebooker Tân Phong miêu tả: Những gì diễn ra sau đó là bắt bớ, tra tấn, tù đày, bôi nhọ, phong tỏa, cô lập… tất cả những văn nghệ sĩ đã từng tham gia vào phong trào văn nghệ của Nhân Văn Giai Phẩm.
Rất nhiều người đã không thể chịu hết án tù dài hơn thập kỷ và chết trong trong những xà lim lạnh lẽo, bẩn thỉu, thây vùi những nghĩa trang vô danh của nhà tù CSVN. Những cái tên mà lịch sử sẽ nhắc lại mãi như Thụy An, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang… Số phận bi thảm của những trí thức tiên phong đòi dân chủ hóa, xây dựng văn hóa khai minh cho dân tộc, giải phóng con người… đã bị đảng nghiền nát dưới gót giày “chuyên chính vô sản” như thế.
Ba mươi năm sau, những trí thức như Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh tiếp nối con đường của nữ sĩ Thụy An hay Nguyễn Hữu Đang năm xưa. Một lần nữa lịch sử nhơ nhớp, ô nhục của đảng được tái diễn. Máu của những tri thức yêu nước, của những tinh hoa đất nước lại nhuốm đỏ “búa liềm.”
Trong những năm 80s của thế kỷ trước, phim ảnh truyền thông và internet chưa phổ biến. Trong một xã hội như cái nồi cám lợn vữa nát, hôi thối, thì thơ của Vũ như là một làn gió mới trong lành, một thứ ánh sáng tinh khôi, một khung cửa nhìn ra bầu trời xanh. Kịch của Vũ thì lại cuồn cuộn sức sống, gai góc, phản ánh thực tế trần trụi, diễu cợt, cay nghiệt, lên án cái hủ bại, giả tạo, độc ác ở cái xã hội được gọi là “thiên đường cộng sản.” Vũ đánh thức những người còn Lương tri và làm hoảng sợ những kẻ đang cầm quyền.
Thế rồi Vũ bị đe dọa, bị qui chụp, bị kỷ luật và cô lập. Nhưng tất cả không làm cho Vũ nản lòng, Vũ vẫn viết, sáng tác miệt mài. Để rồi, vụ tai nạn đột ngột, oan nghiệt, đầy mờ ám trên chiếc cầu Lai Vu, Hải Dương ngày 29 tháng Tám, 1988 đã cướp đi sinh mạng cả ba người gia đình Vũ, chấm dứt cùng một lúc hai tên tuổi lớn, hai nghệ sĩ thực sự của nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam những thập kỷ 80s- 90s, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh.
Sau cái chết của Vũ và Quỳnh, người ta không diễn những vở kịch của Vũ viết nữa.
Rất lâu, phải gần hai chục năm sau, những vở kịch của anh mới được diễn lại, nhưng với sự chống lưng, chỉ đạo của bộ máy chính trị nhằm đưa ra thông điệp thể hiện rằng đảng đang nỗ lực “đổi mới, chống hủ hóa, giả dối…”
Chẳng phải những kẻ cầm quyền thích kịch của Vũ mà chỉ vì 30 năm qua không có một tên tuổi nào, một cây viết nào trong toàn bộ hệ thống văn nghệ theo định hướng của đảng có thể “nặn” ra một tác phẩm có hồn.
Tối 23/05/2020, trước thềm đại hội đảng các cấp lần thứ 13, bà chủ tịch quốc hội cùng với hai ông bộ trưởng đi xem kịch của Vũ và ngồi nghe đám kép, đào mới diễn lại vở kịch cũ mà cười cợt khoái trá.
Tân Phong viết:
Họ cười cái gì nhỉ? Cái “thành tựu khốn nạn” đó chẳng phải là do mấy chục năm qua, họ miệt mài tụng niệm thứ triết thuyết ma quỉ, cổ xúy học tập thứ “đạo đức, tư tưởng” của “cha già dân tộc” đó sao?
Họ cười cái gì nhỉ? Khi lớp lớp những trí thức, nghệ sĩ như Thụy An, Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán rồi đến Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh đã chết đầy oan khiên, rũ xác ở chốn tù đày bởi những bàn tay lông lá, bởi những kẻ không muốn người dân “mở miệng.”
Họ sợ Lương tri người dân được đánh thức bởi những con người Quả Cảm và dám thi hành sự Quả Cảm đó trong việc bày tỏ Chân Lý. Và bây giờ, họ lại đến đây, xem kịch của Vũ, tán dương anh như thể họ là “người tử tế,” cũng ghét giả dối, cũng ghét bệnh sĩ diện, háo danh. Đúng là lũ lưu manh đốn mạt!
Ngay trước buổi diễn vở kịch, Nguyễn Tường Thụy bị cả chục công an ập vào nhà bắt khẩn cấp. Anh bị chúng khởi tố với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam” theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự 2015. Anh Thụy trước khi cầm bút, đã là một người lính cầm súng, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979. Cũng giống như anh Trần Đức Thạnh, từng là cựu binh của chiến trường “giải phóng miền Nam,” sau đó trở thành nhà văn.
Liên tiếp trong mùa dịch chưa dứt, họ đã bắt hàng loạt những trí thức phản tỉnh như Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạnh… đều là những người từng đứng trong hàng ngũ “bên thắng cuộc,” cống hiến tuổi thanh xuân cho chế độ và giờ họ là người đứng ra ngoài hệ thống đó, lên tiếng đòi phải thay đổi, cải cách chế độ, đòi dân chủ hóa. Họ là những người tiếp nối con đường mà Thụy An, Trần Dần, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh đã đi qua. Và rồi, ngục tù là nơi họ tới.
Đảng chưa bao giờ thay đổi. Trong mắt của lớp “răng hô, mã tấu” cầm quyền năm xưa và giờ là lớp “thượng lưu quí tộc Đỏ” cai trị, Trí Thức chỉ là món trang sức rẻ tiền của chế độ và khi cần họ có thể vứt bỏ không thương tiếc. Nói như Mao “trí thức không bằng cục phân.” Một thể chế “đẻ ra từ họng súng” thì cần gì tới trí thức?
Họ chỉ cần đám nô văn để tán dương, bôi vẽ bộ mặt chế độ, cần đám lưu manh đầu trâu mặt ngựa để cai trị dân chúng và giờ đây cần thêm đội ngũ con buôn thất đức để kiếm tiền phục dịch cho giới “quí tộc Đỏ.” Những con thú mặt người, sẵn sàng xé xác lẫn nhau đừng nói gì chuyện nhai nuốt đám dân đen con đỏ. Và cứ khi nào tổ chức đại hội đảng, thì để yên dư luận cho tiện bề chia chác ghế bàn, thì đảng lại tống những thành phần trí thức phản tỉnh vào tù. Cho đám trí thức “trói gà không chặt” ấy đi “chăn kiến” cũng đã là nhân đạo lắm rồi. Còn nếu không thì vài cái tai nạn hay một cuộc “Nhân văn Giai Phẩm” mới xem chừng cũng chẳng khó khăn gì đối với đảng. Bây giờ, việc bắt và bỏ tù đám nhà văn, báo chí còn đơn giản hơn thời Nhân Văn Giai Phẩm nhiều lắm. Cứ khoác cho tụi nó cái tội danh Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự… là cũng đủ cho chúng nó mọt gông.
Thời gian qua, người dân bàn tán nhiều về câu chuyện “thoát Trung” và cơ hội “ngàn năm có một” mà đợt dịch cúm Tàu mang đến. Trung Cộng đang nhanh chóng mất đi sức mạnh kinh tế và bị cả thế giới Phương Tây tẩy chay, cô lập.
Người ta thấy một Đài Loan nhỏ bé vươn lên như một biểu tượng của tinh thần Độc Lập. Người ta thấy một Hồng Kông kiên cường như thế nào trong cuộc đấu không cân sức chống lại ách cai trị của Bắc Kinh. Tứ Cường thường trực ở biển Đông, bao vây các cứ điểm quân sự của Trung Cộng, xiết chặt “vòng kim cô” với con rồng Trung Hoa hung hãn. Người dân mong ngóng một cuộc thay đổi ở Việt Nam, thoát khỏi nanh vuốt bấy lâu nay của Bắc Kinh. Những nhà văn, nhà báo, nhà đấu tranh xã hội lên tiếng. Nhưng câu trả lời từ Hà Nội là gì? Đàn áp, bắt bớ tàn độc hơn, âm thầm nhưng sắt máu hơn.
Một mặt, Hà Nội lên án Bắc Kinh chiếm biển đảo, đâm tàu cá ngư dân Việt Nam trong khi ngấm ngầm xin viện trợ, vũ khí và sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, công an tăng cường bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ, nhà văn, nhà báo độc lập, các facebooker có tiếng nói phản biện trên mạng xã hội.
Sau những sự kiểm duyệt, bắt bớ, niềm hy vọng le lói cho dân tộc là vẫn còn những nghệ sĩ có chính kiến rất rõ ràng về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tình hình hiện tại.
Như Nghệ sĩ Thành Lộc nêu quan điểm dứt khoát với Trung Quốc như sau:
“Không thể viện lý do nghệ thuật khác với chính trị để chính mình tự làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình.”
“Khi hai quốc gia còn là bạn bè tôn trọng chủ quyền của nhau thì nghệ thuật còn làm thăng hoa nhau được, chứ ai lại đi tôn vinh văn hóa của một quốc gia, nó chém giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước ta từng ngày từng giờ được?”
“Các văn nghệ sĩ, các fans hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó… hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình. Tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!
Nghệ sĩ Việt trước hết phải là công dân Việt.”
Trong khi đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục “i” Trung Cộng và thể hiện tinh thần “hèn” qua cuộc điện đàm với Tập Cận Bình nhân dịp 75 năm Quốc khánh Việt Nam, 71 năm Quốc khánh Trung Cộng và trong năm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước hôm 29/09/2020.
Ông Trọng nói “…Cảm ơn phía Trung Cộng đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong nhiều giai đoạn của sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước Việt Nam…”
Facebooker Lê Ánh nhận xét: Nếu so ông Trọng với một số văn nghệ sĩ Việt Nam thì tinh thần ý thức và yêu nước của ông còn kém xa!
Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)