Người Việt đứng đầu phường trộm cắp ở Nhật
Ở Nhật, trộm cắp là một loại tội phạm bị coi là không có danh dự, và bị sỉ nhục nhiều hơn cả giá trị của vật trộm cắp được. Nhưng từ mấy năm nay, tên của người Việt bị bêu trên truyền hình và báo chí Nhật ngày càng nhiều vì nạn lừa đảo, trộm cắp, thậm chí – bính luận trên các trang mạng – bị xếp vào hạng dân tộc không đáng tin cậy.
Nghe những chuyện đó thật đau, thì người Việt là người Việt nào? Phần lớn các vụ phạm pháp bị bắt, cho thấy hầu hết đều đến từ miền Bắc Việt Nam trong những năm gần đây.
Trước khi người Việt đổ bộ vào Nhật qua đường lao động và du sinh, nạn trộm cắp tương đối hiếm ở Nhật Bản. Nhưng giờ đây những tin tức trộm cắp, lưu manh có tên người Việt xuất hiện trên báo chí, truyền hình rất nhiều. Mới đây, cảnh sát ở Ibaraki gần đây đã bắt giữ một người đàn ông có liên quan đến việc ăn cắp hàng ngàn món.
Trên thực tế, người đàn ông Việt được cảnh sát Nhật giấu danh tính, thậm chí còn chưa bước vào một cửa hàng, nhưng bị phát hiện đã trộm khoảng 3.000 trái lê. Tuy nhiên trên các trang mạng, người ta đã tìm thấy tên người này là Nguyễn Xuân Thu.
Đầu Tháng Tám, Cảnh sát tỉnh Ibaraki nhận được thông tin về một người nước ngoài không có giấy phép lưu trú hợp pháp ở Nhật Bản, đang sống trong một khách sạn không còn hoạt động ở thị trấn Kasama. Khi các nhà điều tra đến khám xét khách sạn vào ngày 6 Tháng Tám, họ tìm thấy một người đàn ông Việt Nam 31 tuổi thất nghiệp và khoảng 1.800 trái lê loại kosui đựng trong thùng nhựa, ngoài ra còn có cân, hộp bìa cứng vận chuyển và biên lai vận chuyển.
Khi bị thẩm vấn, người đàn ông thừa nhận đã ăn trộm trái cây từ vườn cây ăn trái ở quận Ago của thị trấn hồi đầu tháng này. Khi mùa lê đang đến gần, nhiều loại lê đã có thể ăn được, nhưng hầu hết vẫn chưa đạt độ ngon cao nhất, vì vậy nông dân đang để chúng trên cành cho chín thêm một chút. Người Việt này cho biết, điều này cho phép hắn ta ăn trộm tổng cộng khoảng 3.000 trái lê trong khoảng thời gian từ sáng sớm ngày Tháng Tám đến sáng sớm ngày 2 Tháng Tám với ý định đóng thùng, mang đi bán lại. Người này còn tiết lộ rằng: “Tôi tìm kiếm trên mạng xã hội những người trong cộng đồng người Việt ở Nhật muốn mua lê cũng để bán lại”.
Mặc dù việc ăn trộm những trái lê nghe có vẻ không thuyết phục bằng việc nhắm vào kim cương hoặc các tác phẩm nghệ thuật, nhưng ăn trộm với số lượng đó, như số 3.000 trái, tổng giá trị của số trái cây bị đánh cắp ước tính vào khoảng 870.000 yên ($5.880).
Các báo cáo không rõ liệu người đàn ông này có thực sự đến Nhật Bản bất hợp pháp hay không, nhưng hành vi trộm cắp lớn, thậm chí cả trái cây, là hành vi rất có thể khiến bị bộ phận nhập cư thu hồi giấy phép cư trú. Các nhà điều tra cũng đang xem xét khả năng người đàn ông này không phải là người duy nhất liên quan đến vụ cướp (hái 3.000 miếng trái cây trong một ngày, mà không bị phát hiện dường như không phải một người có thể làm được). Cảnh sát đang tự hỏi liệu có mối liên hệ nào với vụ trộm lê cũng xảy ra tại các trang trại ở các thành phố Ibaraki khác, Tsuchiura và Chikusei, hồi đầu tháng này hay không.
Trộm cắp trái cây là chuyện nhỏ, nhưng phổ biến với thủ phạm là người Việt. Sự vụ lớn hơn, mới đây đài NHK và nhiều tờ báo Nhật đưa tin về một nhóm người Việt chuyện đánh cắp xe hơi. Cảnh sát tìm thấy có đến 11 xe ô tô bị đánh cắp vào ngày 19 Tháng Tám từ một đại lý của hãng Honda ở thành phố Otawara, tỉnh Tochigi.
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật, 1.608 người Việt đã bị bắt trong năm ngoái, tăng thêm 27 người so với năm kia. Họ chiếm 28% trong toàn bộ những người nước ngoài bị bắt ở Nhật và là con số cao nhất trong 4 năm liên tiếp.
Thậm chí, có những người đến Nhật chỉ để trộm cắp. Theo báo Yomiuri Shimbun hồi Tháng Ba, cảnh sát tỉnh Fukuoka đang bắt giữ nhóm bốn người Việt bao gồm cả nam và nữ với cáo buộc ăn cắp quần áo tại nhiều cửa hàng Uniqlo ở Nhật Bản. Nhóm người này sau đó bị truy tố vì tội trộm cắp.
Bốn người này mới được tuyển mộ từ một đường dây trộm cắp chuyên nghiệp ở Việt Nam. Theo lời khai với cảnh sát, một kẻ cầm đầu đường dây đã dụ dỗ và đưa ra cho họ một mức thù lao lớn. Tên này nói với họ rằng “Nhật Bản là nơi dễ dàng cho việc ăn cắp ở các cửa hàng”. Kẻ cầm đầu đường dây đã dạy cho họ các kỹ thuật ăn cắp khi còn ở Việt Nam. Nhưng người bị bắt cho biết họ được sắp xếp để đi du lịch theo nhóm đến Nhật để hành sự.