Quyền lực công an CSVN thế nào?

Trong lịch sử Việt Nam, chưa từng có tổng bí thư nào có xuất thân từ công an như ông Tô Lâm, trong khi bên quân đội thì từng có Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Bộ Chính trị khóa 13 hiện cũng đang có tới năm người có xuất thân từ công an gồm các ông Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc và Nguyễn Văn Nên. Điều này dấy lên nỗi lo về một nền công an trị.

Tứ trụ hiện tại Việt Nam

Tuy nhiên, chỉ có ông Tô Lâm là được bầu vào Bộ Chính trị khi đang phục vụ trong ngành công an, còn những người còn lại đã được Đảng luân chuyển, phân công làm nhiệm vụ khác, không còn phục vụ trong Bộ Công an vào thời điểm bắt đầu tham gia Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, không có cơ sở cho thấy những ủy viên có xuất thân từ công an này, đặc biệt là hai lãnh đạo quan trọng là ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính, sẽ bắt tay nhau để điều hành đất nước theo hướng công an trị.

Giáo sư London nói với BBC rằng, dù có những e ngại vì chưa rõ ông Tô Lâm và những ủy viên khác trong Bộ Chính trị mà có nền tảng từ công an thì sự hiểu biết về những lĩnh vực quan trọng khác gồm kinh tế, giáo dục, công nghệ, ngoại giao của họ sẽ tới đâu, nhưng khó mà đoán được điều gì.

"Những người này dù thiếu chuyên môn nhưng có kĩ năng để chọn được những người tài giỏi, có hiểu biết sâu hơn về các lĩnh vực này. Trong bất cứ nhà nước nào trên thế giới thì luôn luôn có những người có chuyên môn đứng ở phía sau các nhà lãnh đạo."

Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại một khoảng trống quyền lực sau thời gian Đảng Cộng sản Việt Nam can thiệp sâu vào cả đối nội lẫn đối ngoại - điều được cho là thách thức đối với ông Tô Lâm

Về vấn đề này, nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu châu Á (CEIAS) David Hutt nhận định với BBC rằng, ông Tô Lâm thiếu thiếu kinh nghiệm về chính sách đối ngoại là điều không bàn cãi, nhưng chủ yếu là vì ông ấy chưa có cơ hội cọ xát.

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng rất thiếu kinh nghiệm về chính sách đối ngoại khi mới nhậm chức vào năm 2012. Vì vậy, ông Tô Lâm có thể học hỏi qua thực tiễn công việc, như hầu hết các đời tổng bí thư đều từng làm," ông Hutt nói.

Tuy nhiên, trong thời gian làm tổng bí thư suốt ba nhiệm kỳ, trong đó nhiệm kỳ ba là trái với Điều lệ Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã can thiệp sâu vào chính sách đối ngoại lẫn công việc của chính phủ, điều mà các đời tổng bí thư trước ít nhúng tay vào.

Với thực tế này, theo ông David Hutt, ông Tô Lâm cũng có thể sẽ dấn thân nhiều hơn vào ngoại giao và đây sẽ là "một vấn đề đối với ông Tô Lâm".

"Tôi không mong đợi chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ thay đổi chừng nào hiện trạng còn có lợi cho Đảng Cộng sản. Đối với ông Tô Lâm, giống như ông Trọng, luôn bị đóng khung vào việc duy trì quyền lực của Đảng Cộng sản.

Previous
Previous

Xã hội Việt Nam đầy rẫy tính háo danh…

Next
Next

Lời hứa của Tô Đại tướng “chấm dứt tình trạng sử dụng bằng cấp giả”, giờ ra sao?